Trong chương trình du lịch phải ghi giá dịch vụ du lịch

1. Khái niệm :

            Là lịch trình được định trước của chuyến đi do các DNLH tổ chức, trong đó xác định được thời gian chuyến đi nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, các dịch vụ lưu trú, vận chuyển các dịch vụ khác và có giá bán của chương trình.

2. Phân loại :

2.1. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh:

+CTDL chủ động: DNLH nghiên cứu thị trường để xây dựng chương trình ấn định ngày thực hiện, tổ chức quảng cáo và bán – thực hiện.

Khách : gặp CT qua quảng cáo và mua chương trình.

+CTDL bị động: DNLH tiếp nhận yêu cầu của khách – xây dựng CTDL – khách thõa thuận lại và CT được thực hiện.

+CTDL kết hợp: DNLH nghiên cứu thị trường: xây dựng chương trình nhưng không ấn định ngày thực hiện – khách đến thõa thuận và chương trình được thực hiện .

Chương trình này phụ thuộc vào thị trường dung lượng không lớn, không ổn định và nó khắc phục được nhược điểm của hai chương trình trên.

2.2. Căn cứ vào mức giá

– CTDL trọn gói : được chào bán với mức giá gộp, tổng hợp toàn bộ dịch vụ và hàng hoá phát sinh trong chuyến đi – là loại CTDL chủ yếu của DNLH.

– CTDL với các mức giá cơ bản : Có giá của một số dịch vụ cơ bản : giá vận chuyển, lưư trú …

– CTDL với mức giá tự chọn : dành cho khách lựa chọn các dịch vụ với các cấp độ chất lượng phục vụ khác nhau ở các mức giá khác nhau .

2.3. Căn cứ vào phạm vi không gian lãnh thổ

– Đối tượng : Khách nội địa, khách quốc tế do hãng lữ hành gửi đến, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

  • CTDL quốc tế [ FIT]
  • CTDL quốc tế gởi khách [out bound tour]

+Theo nước gửi khách khách CTDL quốc tế nhận khách [ in bound Tour].

+ Số lượng khách: CTDL quốc tế độc lập cho khách đi lẻ.

  • CTDL quốc tế dành cho khách đi theo đoàn

+ Sự có mặt của hướng dẫn viên CTDL, có hướng dẫn viên.

  • CTDL, không có hướng dẫn viên.

2.4. Căn cứ vào nội dung vào mục đích chuyến đi

+ CTDL nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan

+ CTDL theo chuyên đề : văn hoá, lịch sử . . .

+ CTDL tôn giáo, tín ngưỡng

+ CTDL thể thao, khám phá, mạo hiểm …

2.5. Căn cứ vào một số tiêu thức khác

+ CTDL cá nhân và CTDL theo đoàn.

+ CTDL dài ngày và CTDL ngắn ngày.

+ CTDL theo phương tiện giao thông.

3.Đặc điểm của CTDL:

+Tính vô hình của sản phẩm

+Tính không đồng nhất

+ Tính phụ thuộc vào uy tín của nhà cung cấp

+Tính dễ bị sao chép và bắt chước

+Tính thời vụ cao

+ Tính khó bán do kết quả của những đặt tính trên.

4. Các nguyên tắc khi xây dựng CTDL.

Có 8 nguyên tắc giải thích được sự di chuyển lữ hành. Các nguyên tắc này dùng để dự  báo các chuyến di chuyển trong tương lai và khám phá những thị trường triển vọng.

* Nguyên tắc 1: khoảng cách

Khoảng cách là sự kết hợp giữa thời gian và tiền bạc cần có đi từ nơi xuất phát đến địa điểm du lịch. Đây là yếu tố nghịch với lữ hành.

Giảm bớt thời gian và chi phí thường gia tăng lượng du khách giữa hai điểm đi và đến.

Ví dụ : Máy bay phản lực giảm thời gian đi giữa California và Hawai từ 12h xuống còn 5h.

Máy bay thân rộng giảm chi phí lữ hành giữa Hoa Kỳ và châu Âu xuống gần 50%.

Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, khoảng cách địa lí lại trở thành 1 yếu tố hấp dẫn đi du lịch xa.

* Nguyên tắc 2: Liên quan quốc tế :

Một số quốc gia có mối tương quan hệ trọng về kinh tế, lịch sử hay văn hóa, các mối tương quan này làm gia tăng sự di chuyển của du khách giữa 2 quốc gia [ví dụ giữa Anh và Mỹ] [có thể có từ Anh đến B mà không có ngược lại].

* Nguyên tắc 3 : Sự thu hút :

Sự thu hút của 1 điểm du lịch đối với những người sống ở điểm khác nhau nhờ vào nguyên tắc đối nghịch hấp dẫn.

Bắc [lạnh] àNam [nóng]

Biển ßàNúi

Thành thịßàNông thôn

* Nguyên tắc 4 : Chi phí

Chi phí đã xác định rõ hay ước lượng để đi thăm 1 điểm du lịch có ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch  hay không.

Chi phí càng cao thì nhu cầu càng thấp.

Chi phí có tính tuyệt đối và tính tương đối.

Tuyệt đối : chi phí chuyến đi là 10 triệu [và nếu không đủ 10 triệu thì chuyến đi không thực hiện được].

Tương đối : khi người tiêu thụ xem chi phí cho 1 việc gì hay 1 vật gì tương đối với giá trị nhận thức. [Mặc dù có đủ 10 triệu nhưng họ nghỉ chuyến di không đáng với số tiền bỏ ra thì họ sẽ không đi du lịch].

Trường hợp ngược lại :

Chi phí càng cao càng làm tăng nhu cầu, vì chuyến đi có tính “hấp dẫn bề ngoài”, du khách nghĩ rằng có sự tương quan giá cả và chất lượng.

* Nguyên tắc 5 : Các cơ hội xen vào.

Cơ hội xen vào ám chỉ ảnh hưởng của những nguồn thu hút và cơ sở giữa nơi khởi hành và điểm đến khiến cho du khách dừng chân nghĩ lại hay bỏ hẵn chuyện đi đến điểm du lịch đã định.

NewYordàFloridaàBahamas

Để lôi kéo du khách đi qua khỏi Florida để đến với Bahamas cần có sự quảng cáo, sự quyến rũ và văn hóa khác biệt với Florida cho thị trường NewYord.

*Nguyên tắc 6 :Các sự kiện đặc biệt:

Các sự kiện Worldcup là Olempic Games tạo cơ hội cho điểm du lịch được quảng bá rộng rãi cho nhiều đối tượng du khách.

* Nguyên tắc 7 : Đặc tính quốc gia :

Một số dân tộc có đặc tính riêng ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch [dân nước Anh nhất định phải có ngày nghỉ trong năm, có xu hướng đi nghỉ mát gần biển].

–                     Du khách Thụy Điển, Phần Lan ưa chuộng sự cách biệt của những cánh rừng bao quanh nhà nghỉ mát.

*Nguyên tắc 8 : Ấn tượng :

Người ta chọn điểm du lịch căn cứ vào ấn tượng họ có về nơi đó. Thông qua các phương tiện như chương trình truyền hình; quảng cáo và  nhận xét của bạn bè đã đến đó, dân chúng hình dung về sự hấp dẫn của điểm du lịch.

5.Tổ chức thực hiện chương trình

5.1. Giai đoạn 1: Thoả thuận với khách

– Công ty gửi khách hoặc đại lý bán sẽ chuyển thông tin về khách đến cho doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ gửi đến phòng “sell & markting, số lượng khách trong đoàn, quốc tịch, thời gian, địa điểm nhập cảnh, chương trình tham quan, các yêu cầu đặc biệt của khách, yêu cầu hướng dẫn, xe, hình thức thanh toán, về khách sạn và danh sách đoàn.

– Bộ phận Marketing sẽ thoả thuận với khách hoặc công ty gửi khách, đại lý bán để thống nhất về nội dung chương trình và giá cả một lần nữa .

5.2. Giai đoạn 2: Chuẩn bị thực hiện

Bộ phận điều hành xây dựng chương trình chi tiết, tiến hành khả năng thực thi của chương trình : mức giá, dịch vụ, phương tiện, thời tiết.

Chuẩn bị các dịch vụ : đặt phòng, đặt ăn, điều động xe, hướng dẫn vận chuyển . Đặt cụ thể số lượng phòng, chủng loại phòng, chất lượng phòng phù hợp với số lượng khách, thời gian lưu trú, nắm được số lượng bữa ăn, mức ăn. Xác nhận lại phương thức thanh toán, cần phải lấy xác nhận lại của đơn vị cung ứng trong thời gian sớm nhất .

5.3.Giai đoạn 3 : Thực hiện chương trình du lịch :

+Thực hiện CTDL chủ yếu là công việc của hướng dẫn viên và nhà cung cấp các dịch vụ có sự tham gia của bộ phận điều hành, bộ phận tổ chức hoạt động đón tiếp và tiễn khách.

+ Theo dõi kiểm tra nhằm đảm bảo cho các dịch vụ đã được cung cấp đầy đủ đúng chủng loại, chất lượng, tuyệt đối không để xãy ra tình trạng cắt xén hay thay đổi nội dung đã thoả thuận trong chương trình.

+ Xử lý kịp thời những tình huống bất thường có xãy ra để thể hiện mối quan tâm đến quyền lợi chính đáng của khách, đảm bảo các hợp đồng hay các thông lệ quốc tế phải được thực hiện.

5.4.Giai đoạn 4: Những hoạt động sau khi kết thúc chương trình

– Tổ chức liên hoan tiễn khách.

– Trưng cầu ý kiến của khách.

– Các báo cáo của hướng dẫn viên.

– Xử lý các công việc còn tồn đọng cần giải quyết sau khi thực hiện chương trình – thanh toán với công ty gửi khách và các nhà cung cấp trong chương trình.

– Hạch toán, quyết toán chương trình du lịch.

– Tiến hành các dịch vụ sau tua.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • các loại chương trình du lịch
  • chuong trinh du lich la gi
  • các công việc chuẩn bị thực hiện chương trình du lịch
  • phân loại chương trình du lịch
  • phaan tích quy trình xây dựng chương teifnh du lich
  • nội dung công việc và bộ phận phụ trách khi công ty tổ chức thực hiện chương trình du lịch
  • công việc người điều hành du lịch phải tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện chương trình du lịch
  • cho ví dụ về Chương trình du lịch?
  • chat luông chuông trinh du lịch
  • đi du lịch là gi
  • ,

    Xác định giá thành tour du lịch

    Để tính giá thành, các doanh nghiệp cần phải phân loại và nhóm toàn bộ các chi phí để thực hiện chương trình tour du lịch của một chuyến đi làm hai loại:

    – Chi phí biến đổi [tính cho một khách du lịch]: Là các chi phí gắn trực tiếp với sự tiêu dùng riêng biệt và có thể tính riêng cho từng khách gồm: chi phí khách sạn, chi phí ăn uống, vé thăm quan, vé tàu xe…

    – Chi phí cố định [tính cho cả đoàn khách]: Là tổng chi phí của các dịch vụ mà mọi thành viên trong đoàn du lịch dùng chung, không bóc tách cho từng khách riêng lẻ

    như: chi phí hướng dẫn viên du lịch, chi phí thuê phương tiện vận chuyển, các chi phí thuê ngoài khác…

    Trên cơ sở đó có thể tính giá thành cho một khách du lịch theo công thức sau:

    Giá thành Tour du lịch/1 du khách

    =

    Chi phí biến đổi tính cho một khách du lịch

    +

    Tổng chi phí cố định của Tour/Số lượng du khách

    Và:

    Tổng toàn bộ chi phí của Tour = Giá thành Tour du lịch/1 du khách x Số lượng khách du lịch

    * Xác định giá bán của một chương trình du lịch cho một chuyến

    Giá bán chương trình tour du lịch của một chuyến đi được cấu thành bởi các yếu tố thành phần như: giá thành, chi phí khác, chi phí bán hàng, lợi nhuận và thuế giá trị gia tăng… Giá bán được thể hiện bằng công thức sau:

    – Công thức tính giá bán tổng quát của một chương trình du lịch cho một chuyến

    Giá bán Tour du lịch/1 du khách = Giá thành Tour du lịch/1 du khách + Chi phí khác [khấu hao TSCĐ, xây dựng chương trình…] + Chi phí bán hàng + Lợi nhuận + Thuế VAT

    – Công thức tính giá bán theo lợi nhuận mục tiêu:

    Giá bán Tour du lich/1 du khách = Giá thành Tour du lịch/ 1 du khách + Lợi nhuận mục tiêu/Số lượng du khách

    – Công thức tính số khách tham gia Tour du lịch để hòa vốn:

    Số khách cần thiết tham gia Tour để đạt điểm hòa vốn​ = Chi phí cố định của Tour​ / [Giá bàn Tour cho một du khách – Chi phí biến đổi của Tour cho 1 du khách]​

    – Công thức tính số khách cần thiết để đạt lợi nhuận mục tiêu:

    Số khách cần thiết tham gia Tour để đạt LN mục tiêu = [Chi phí cố định của Tour + LN mục tiêu] / [Giá bán Tour cho 1 du khách – Chi phí biến đổi của Tour cho 1 du khách]

    Theo Tạp chí Kiểm toán

    Video liên quan

    Chủ Đề