Trung đoàn bộ binh có bao nhiêu quân?

[Bqp.vn] - Lục quân bao gồm 7 quân khu [1, 2, 3, 4, 5, 7, 9] và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; 4 quân đoàn [1, 2, 3, 4]; 6 binh chủng [Đặc công, Pháo binh, Tăng - Thiết giáp, Công binh, Thông tin liên lạc, Hóa học]. Các quân khu, quân đoàn, binh chủng có Tư lệnh, Chính ủy, các Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy; các cơ quan chức năng đảm nhiệm các mặt công tác tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật và một số đơn vị trực thuộc.

Đại đoàn bộ binh 308 - Đại đoàn chủ lực, cơ động đầu tiên của quân đội ta được thành lập ngày 28/8/1949, tại thị trấn Đồn Đu, huyện Đồng Hỷ [nay là huyện Phú Lương], tỉnh Thái Nguyên. Biên chế của Đại đoàn gồm 3 trung đoàn bộ binh [88, 102, 36], Tiểu đoàn bộ binh 11 [Tiểu đoàn Phủ Thông], Tiểu đoàn pháo binh 410 và một số đơn vị binh chủng trực thuộc. Trong ảnh: Lễ thành lập Đại đoàn bộ binh 308 - ảnh: Tư liệu

Các quân khu được tổ chức trên các hướng chiến lược và theo địa bàn, gồm có các sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn và các đơn vị trực thuộc. Quân khu chỉ huy các đơn vị thuộc quyền, các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện và Dân quân tự vệ trên địa bàn của quân khu.

Quân đoàn là đơn vị cơ động lớn nhất của Lục quân, có nhiệm vụ bảo vệ các địa bàn chiến lược trọng yếu của quốc gia. Quân đoàn có các sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn và các đơn vị trực thuộc.

Các binh chủng có nhiệm vụ tham gia tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng; đồng thời thực hiện chức năng bảo đảm kỹ thuật và huấn luyện, đào tạo theo các chuyên ngành cho toàn quân. Các binh chủng có các đơn vị chiến đấu trực thuộc, các trường sĩ quan và trường chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành.

Lục quân được bảo đảm vũ khí, trang bị theo hướng hiện đại, có khả năng cơ động cao, có sức đột kích và hỏa lực mạnh, có khả năng tác chiến trong các điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu, phù hợp với nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất và trang bị cho lục quân một số loại vũ khí bộ binh khá hiện đại.

Trải qua các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, Lục quân đã từng bước trưởng thành, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Nhiều đơn vị đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều danh hiệu cao quý khác.

[Bqp.vn] - Ra đời trong phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân, LLVT Việt Bắc - Quân khu 1 sớm hình thành, phát triển lớn mạnh, là lực lượng “tiên phong” cho phong trào đấu tranh vũ trang, lực lượng nòng cốt, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trải qua 65 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ Quân sự Trung ương - Bộ Quốc phòng, LLVT Quân khu đã phấn đấu liên tục, không ngừng giữ vững và phát huy bản chất cách mạng “Trung với Đảng, trung với Nước, hiếu với dân”; đoàn kết trên dưới một lòng, gắn bó mật thiết với nhân dân; luôn phát huy cao độ ý chí tự lực, tự cường, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, ác liệt; chiến đấu mưu trí, dũng cảm, kiên cường; giám đánh, biết đánh và chiến thắng mọi kẻ thù. Truyền thống vẻ vang đó được đúc kết, khái quát thành 8 chữ vàng “Trung hiếu, tiên phong, đoàn kết, chiến thắng”.

Khái quát chung

Việt Bắc - Quân khu 1 nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, phía Đông và phía Nam giáp Quân khu 3, Thủ đô Hà Nội; phía Bắc giáp Trung Quốc; phía Tây giáp Quân khu 2. Do điều kiện địa lý, lịch sử, Việt Bắc - Quân khu 1 đã nhiều lần được điều chỉnh địa giới hành chính với nhiều tên gọi khác nhau như: Chiến khu 1, Liên khu 1, Liên khu Việt Bắc, Quân khu Việt Bắc và nay là Quân khu 1.

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Việt Bắc - vùng rừng núi địa đầu của Tổ quốc đã sớm trở thành địa bàn có vị trí chiến lược quân sự đặc biệt quan trọng với những địa danh, mảnh đất, con người gắn với những chiến công đã đi vào lịch sử như: chiến thắng quân Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt năm 1077; chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang của Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh; cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám [1885 - 1913]...

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng bào các dân tộc Việt Bắc đã sớm giác ngộ cách mạng, kiên cường, bất khuất, liên tiếp vùng lên đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột của bọn thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Việt Bắc - Quân khu 1 trở thành “cái nôi của cách mạng”, được Trung ương chọn làm “An toàn khu”, “Thủ đô kháng chiến” trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; là “cảng nổi” giữ vai trò giao lưu quốc tế của cả nước nơi tiếp nhận vận chuyển hàng hoá viện trợ của các nước XHCN chi viện cho chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Việt Bắc - Quân khu 1 là địa bàn chiến lược quan trọng trong xây dựng thế trận phòng thủ, là cửa ngõ thông thương, giao lưu giữa nước ta với Trung Quốc và là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế.

Quá trình hình thành lực lượng vũ trang Quân khu 1

Đầu năm 1927, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã bí mật tổ chức nhóm thanh niên cách mạng ở Lạng Sơn, Cao Bằng; tuyển chọn những thanh niên ưu tú ra nước ngoài học tập về đường lối cách mạng và kết nạp họ vào “Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên” tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, đây chính là những hạt nhân nòng cốt của LLVT cách mạng trên địa bàn Việt Bắc. Tháng 7/1927, tỉnh Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Ninh - Bắc Giang được thành lập do đồng chí Ngô Gia Tự làm Bí thư. Tháng 4/1930, đồng chí Hoàng Đình Giong đã cùng một số đồng chí đảng viên lập tổ chức chi bộ đảng đầu tiên ở Cao Bằng.

Những hoạt động tích cực đó của những người cộng sản tiền bối và sự phát triển mạnh mẽ phong trào cách mạng của quần chúng, nên trong những năm địch khủng bố trắng [1931 - 1935], phong trào cách mạng ở Việt Bắc vẫn được giữ vững và phát triển trưởng thành. Đồng thời, qua những năm tháng đấu tranh gian khổ, khó khăn đó đã đào tạo, rèn luyện nên một đội ngũ cán bộ LLVT kiểu mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc; có những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, có năng lực vận động quần chúng, trung thành với cách mạng, gắn bó với nhân dân.

Cuối năm 1940, phát xít Nhật tiến đánh Lạng Sơn mở đầu cho cuộc xâm lược Đông Dương khiến cho thực dân Pháp ở đây hoang mang lo sợ, tận dụng thời cơ đó, ngày 27/9/1940 Đảng bộ Bắc Sơn [Lạng Sơn] đã lãnh đạo và phát động nhân dân các dân tộc trên địa bàn vùng lên khởi nghĩa, cướp Châu, Lỵ; lập chính quyền cách mạng; xây dựng đội du kích lấy Bắc Sơn, Võ Nhai làm căn cứ địa - đây là căn cứ địa du kích đầu tiên của cả nước. Tiếng súng Bắc Sơn đã báo hiệu một thời kỳ mới của cách mạng, thời kỳ đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.

Khởi nghĩa Bắc Sơn và sự ra đời Đội du kích Bắc Sơn, lực lượng vũ trang tập trung đầu tiên của Việt Bắc do Đảng tổ chức và lãnh đạo. Từ đội quân ấy đã phát triển thành Cứu quốc quân I, Cứu quốc quân II, Cứu quốc quân III, là những đơn vị tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và lực lượng vũ trang Việt Bắc nói riêng. Như vậy, LLVT Quân khu 1 được hình thành trên cơ sở phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Ngày 25/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc sau 30 năm bôn ba đi tìm đường cứu nước, Người đã chọn Pác Bó [Cao Bằng] là nơi làm việc và chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Lúc này, căn cứ Cao Bằng nhanh chóng được phát triển và mở rộng nối thông với căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai. Trước yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, để tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền đòi hỏi phải xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang sâu rộng, Chiến khu Bắc Sơn - Võ Nhai được thành lập, sau đó lần lượt thành lập các các Đội Cứu quốc quân I [01/5/1941], Đội Cứu quốc quân II [15/9/1941], Đội Cứu quốc quân III [25/2/1944]. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập, đánh dấu bước ngoặt lịch sử, đó là sự ra đời của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp [09/3/1945], Thường vụ Trung ương Đảng đã họp tại Đình Bảng [Bắc Ninh] ra khẩu hiệu hành động “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, đồng thời chỉ thị phải “Phát động chiến tranh du kích”, “Thành lập thêm các khu căn cứ địa mới”, “thống nhất các chiến khu” và “thành lập Giải phóng quân”. Được sự dìu dắt của các đội Cứu quốc quân I, II, III, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và sự lãnh đạo của Đảng bộ các địa phương, LLVT và nhân dân các dân tộc Việt Bắc đã vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền; các đội tự vệ vũ trang của các địa phương ngày một phát triển và thực sự là nòng cốt trong khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương, tạo khí thế cách mạng sôi nổi, rộng khắp để tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Từ ngày 15 - 20/4/1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng triệu tập “Hội nghị quân sự Bắc Kỳ” tại Hiệp Hoà [Bắc Giang]. Hội nghị đã quyết định phát triển chiến tranh du kích, chuẩn bị phát động tổng khởi nghĩa, thống nhất lực lượng vũ trang cách mạng thành “Việt Nam Giải phóng quân”, đồng thời quyết định thành lập 7 chiến khu trong cả nước. Chiến khu Việt Bắc gồm có các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Phúc Yên, Bắc Ninh, Hải Ninh, Bắc Giang, Quảng Yên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Lai Châu, Sơn La và Châu Mai Đà [thuộc Hoà Bình] do đồng Lê Quảng Ba làm Trưởng khu, đồng chí Thanh Phong làm Khu phó, đồng chí Tạ Xuân Thu là Chính trị uỷ viên.

Ngày 15/5/1945, tại bãi Thàn Mát, Làng Quặng, xã Định Biên Thượng, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và đội Cứu quốc quân đã hợp nhất thành “Việt Nam Giải phóng quân”. Đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng và đồng chí Tân Hồng làm Chính trị viên.

Thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 04/6/1945 Tổng bộ Việt Minh đã tuyên bố thành lập Khu giải phóng Việt Bắc. Khu giải phóng Việt Bắc - một Nhà nước Việt Nam mới đã được phôi thai với diện tích hơn bốn vạn km2, hơn 1 triệu dân của 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang và một phần các tỉnh Bắc giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên… đã cùng với quân và dân cả nước tiến hành Tổng khởi nghĩa, thành lập chính quyền nhân dân và tổ chức, phát triển lực lượng vũ trang cách mạng.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời, Việt Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhưng niềm vui chưa được bao lâu, nhân dân ta lại phải chuẩn bị bước vào cuộc chiến đấu mới, chống lại âm mưu quay trở lại xâm lược của kẻ thù. Ngày 23/9/1945, Pháp gây hấn ở Nam Bộ, để chi viện cho Nam Bộ kháng chiến, nhiều cán bộ, chiến sĩ của Việt Bắc đã xung phong trong đoàn quân Nam tiến, sát cánh cùng đồng bào miền Nam ruột thịt mở đầu cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, ngày 16/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Sắc lệnh tổ chức, kiện toàn, thành lập 12 Chiến khu trong cả nước. Chiến khu 1 bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Ninh, Quảng Yên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lao Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Lai Châu, Sơn La và Châu Mai Đà [thuộc Hoà Bình]. Từ đó đến nay, ngày 16/10/1945 đã trở thành ngày truyền thống của LLVT Quân khu 1.

Lực lượng vũ trang Quân khu 1 trong kháng chiến chống thực dân Pháp

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà non trẻ vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách trước thù trong giặc ngoài; giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, đã đặt tình thế cách mạng như “ngàn cân treo sợi tóc”. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ, nhân dân ta đã từng bước đẩy lùi giặc đói và giặc dốt, công việc khẩn cấp trước mắt lúc này là phải giữ vững chính quyền và những thành quả cách mạng mà cả dân tộc ta đã phải hy sinh xương máu mới có được.

Tháng 12/1953, tại Tỉn Keo, Phú Bình, Định Hoá, Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ [Ảnh: Tư liệu]

Xây dựng, phát triển lực lượng, chiến đấu bảo vệ căn cứ địa kháng chiến, góp phần tích cực đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn

Để tổ chức lại các Chiến khu cho phù hợp với vùng kháng chiến. Ngày 28/11/1946, Chính phủ ra Sắc lệnh số 518/CP, phân chia Chiến khu 1 thành 4 Chiến khu theo vùng chỉ đạo kháng chiến.

- Chiến khu 1 gồm 4 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phúc Yên do đồng chí Chu Văn Tấn làm Khu trưởng;

- Chiếu khu 12 gồm 5 tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Ninh và Quảng Yên do đồng chí Lê Quảng Ba làm Khu trưởng;

- Chiến khu 10 gồm 6 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên do đồng chí Nguyễn Văn Tạo và đồng chí Song Hào làm Khu uỷ viên phụ trách;

- Chiến khu 14 gồm các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Châu Mai Đà [thuộc Hoà Bình] do đồng chí Bằng Giang làm Khu trưởng.

Trong hai năm đầu của công cuộc kháng chiến, kiến quốc [1946 - 1947], lực lượng vũ trang [LLVT] Chiến khu 1 đã xây dựng được 10 trung đoàn bộ binh, 04 tiểu đoàn bộ binh độc lập, 33 nghìn đội viên dân quân du kích và gửi nhiều chi đội vào đoàn quân Nam tiến.

Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Việt Bắc lại một lần nữa trở thành đầu não trung tâm, nơi Trung ương Đảng, Bác Hồ, Chính phủ trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến. Nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến, ngày 07/10/1947, thực dân Pháp đã mở cuộc hành quân bất ngờ tiến công lên Việt Bắc. LLVT Việt Bắc đã chiến đấu anh dũng, đánh bại cuộc tập kích chiến lược của địch, bảo vệ vững chắc ATK, các cơ quan đầu não của Đảng, Chính phủ và Bác Hồ. Trong chiến dịch này, LLVT Việt Bắc đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6 nghìn quân Pháp, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô, phá huỷ 100 khẩu pháo cối, hàng trăm xe quân sự và hàng nghìn súng, thu hàng chục tấn chiến lợi phẩm. Chiến thắng Việt Bắc Thu Đông [1947] đã làm phá sản chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, đưa cuộc kháng chiến của quân và dân ta sang một giai đoạn mới.

Ngày 25/01/1948, Chính Phủ ra Sắc lệnh số 120/SL bãi bỏ cấp Khu, sáp nhập các Khu thành Liên khu, sáp nhập các Uỷ ban kháng chiến và Uỷ ban Hành chính Khu thành Uỷ ban Kháng chiến - Hành chính Liên khu. Chiến khu 1 và Chiến khu 12 sáp nhập thành Liên khu 1 gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phúc Yên, Quảng Yên và Hải Ninh, do đồng chí Chu Văn Tấn làm Liên khu trưởng, đồng chí Lê Hoà làm Liên khu phó, đồng chí Nguyễn Trọng Vĩnh làm Chính trị uỷ viên.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng, Bác Hồ và Bộ Quốc phòng, LLVT Liên khu 1 ngày càng trưởng thành và lớn mạnh. Nhiều đại đội phát triển thành tiểu đoàn, nhiều tiểu đoàn phát triển thành trung đoàn, từ hoạt động du kích nhỏ lẻ đã phát triển lên tác chiến tập trung ở cấp quy mô lớn và khả năng độc lập mở các chiến dịch tiến công địch.

Từ ngày 25/7 - 02/8/1948, Bộ chỉ huy Liên khu 1 đã mở chiến dịch Đường số 3, sử dụng 02 trung đoàn [308, 74], 03 tiểu đoàn và một số đại đội độc lập, cùng du kích tiến công địch ở Bắc Kạn, Ngân Sơn trên tuyến phòng thủ Bắc Kạn, Cao Bằng đã phá vỡ kế hoạch Thu Đông 1948 của địch. Trên hướng Đông Bắc, Bộ Tư lệnh Liên khu đã sử dụng 3 trung đoàn chủ lực của Liên khu, 2 tiểu đoàn của trung đoàn 308, 03 tiểu đoàn độc lập, 1 đại đội và 1 trung đội trợ chiến cùng dân quân du kích mở chiến dịch Đông Bắc 1, tiến công địch ở khu vực An Châu - Đồng Dương từ ngày 08/10 - 26/11/1948, ta đã tiêu diệt 2 cứ điểm, bức rút 7 vị trí, diệt và làm bị thương 150 tên địch, thu và phá huỷ nhiều vũ khí. Liên tục tiến công địch, dồn địch vào thế bị động, từ ngày 04/3 - 27/4/1949, LLVT Liên khu đã phối hợp cùng các địa phương Đông Bắc bộ đánh 40 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 700 tên địch, phá huỷ hơn 80 xe quân sự.

Từ ngày 15/3 đến ngày 30/4/1949, Bộ Tư lệnh Liên khu đã phối hợp cùng với Bộ Tổng chỉ huy mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng. Các đơn vị đã đánh nhiều trận trên đường số 4, diệt và bức rút 17 đồn, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1.400 tên địch, phá huỷ 80 xe quân sự. Qua các chiến dịch, trình độ tác chiến đánh cứ điểm và đánh giao thông của các đơn vị chủ lực Liên khu đã có nhiều tiến bộ. Trong năm 1949, LLVT Liên khu đã đánh 947 trận lớn nhỏ, diệt 1.706 tên, làm bị thương 689 tên địch; thu 500 súng các loại, phá huỷ 500 xe quân sự của địch.

Ngày 4/11/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 127/SL, hợp nhất Liên khu 1 và Liên khu 11 thành Liên khu Việt Bắc, ngày 7/12/1949, Bộ Quốc phòng ra chỉ thị về nhiệm vụ của Liên khu Việt Bắc. Nội dung:

1. Chỉ đạo các LLVT Liên khu về mặt tác chiến, xây dựng và củng cố hậu phương;

2. Tổ chức huấn luyện bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và quân dự bị;

3. Chỉ đạo LLVT tham gia bảo vệ trật tự, an toàn xã hội;

4. Chỉ đạo LLVT nhân dân phát triển chiến tranh nhân dân và bảo vệ cơ sở hậu phương, kho tàng, nhà máy của Liên khu và của Bộ;

5. Phối hợp với các đơn vị chủ lực chuẩn bị chiến trường và hiệp đồng tác chiến khi Bộ mở chiến dịch trong địa bàn Liên khu hoặc khi địch tiến công vào Liên khu;

6. Tham gia huy động nhân vật lực, tài lực phục vụ chiến tranh khi có quyết định của Hội đồng Quốc phòng tối cao, hoặc Chính phủ Trung ương;

7. Trực tiếp quan hệ với bạn để giải quyết các vấn đề liên quan giữa hai bên ở biên giới khi có lệnh của Bộ.

Thực hiện Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chỉ thị của Bộ Quốc phòng, LLVT Liên khu Việt Bắc đã tập trung nhanh chóng củng cố tổ chức, phát triển lực lượng; huấn luyện nâng cao khả năng chiến đấu, làm nòng cốt cho chiến tranh du kích, mở rộng vùng giải phóng, chuẩn bị chiến trường để các đơn vị chủ lực của Bộ mở các chiến dịch.

Từ ngày 16/9 - 14/10/1950, chiến dịch Biên giới [chiến dịch Lê Hồng Phong II] nổ ra, nhiều đơn vị chủ lực của Liên khu và bộ đội địa phương các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn đã trực tiếp tham gia chiến dịch. Bộ Tư lệnh Liên khu đã mở chiến dịch phối hợp ở Đông Khê - Na Sầm, Lạng Sơn tạo điều kiện cho chủ lực của Bộ đánh tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê. Chiến dịch Biên giới thắng lợi giòn rã, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 8 nghìn tên địch, phá vỡ tuyến phòng ngự Đường số 4 của địch, giải phóng 5 thị xã, 13 thị trấn với 35 vạn dân, vùng giải phóng Việt Bắc được củng cố và mở rộng.

Trong chiến dịch này, nhân dân các dân tộc Việt Bắc đã đóng góp 120 nghìn dân công [trên tổng số 121.700 dân công của mặt trận], huy động 316 tấn lương thực, 33 tấn muối và nhiều thực phẩm để nuôi quân đánh giặc, làm mới 700 km đường cơ động phục vụ cho chiến dịch, trong thắng lợi đó có công sức đóng góp rất to lớn của LLVT Liên khu Việt Bắc. Chiến dịch Biên giới đã tạo ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mở ra thời kỳ mới, thời kỳ tiến công đánh các đòn tiêu diệt lớn, tạo bước phát triển vượt bậc cho nghệ thuật quân sự Việt Nam. Sau chiến thắng Biên giới, Việt Bắc cơ bản được giải phóng tạo thành hành lang rộng lớn  nối thông với Trung Quốc, nơi tiếp nhận hàng hoá, vũ khí, TBKT do các nước XHCN viện trợ.

Phát huy kết quả đạt được, LLVT Liên khu tiếp tục phối hợp với lực lượng chủ lực của Bộ chiến đấu giành nhiều thắng lợi trong chiến dịch Trần Hưng Đạo [2/1951] giải phóng một phần tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Hoành Bồ, Bình Liêu, mở rộng vùng tự do Hải Ninh. Đầu năm 1954, trọng điểm chiến trường của Liên khu đã chuyển xuống phía Nam và phía Đông, đánh thẳng vào vùng địch hậu ở Trung du và duyên hải Đông Bắc. Thực hiện kế hoạch Đông Xuân [1953] của Trung ương Đảng, Liên khu uỷ và Bộ Tư lệnh Liên khu Việt Bắc đã chỉ đạo LLVT phối hợp hoạt động với chiến trường chính Điện Biên Phủ. Trung đoàn 246, 238 thực hiện nghi binh chiến lược ở Trung du, các đơn vị khác tiến sâu vào vùng địch hậu mở các trận đánh nhằm căng kéo, phân tán lực lượng địch, hỗ trợ cho Điện Biên Phủ.

Trong chiến dịch Đông Xuân [1953], LLVT Liên khu đã đánh 754 trận, san bằng 42 đồn, phá 11 vị trí khác; diệt 9.765 tên, làm bị thương 2.500 tên, bắt 2.095 tên địch, thu 300 súng các loại, bắn hỏng, bắn cháy 292 xe quân sự, 41 xe tăng, xe bọc thép, phá 3 đầu máy xe lửa, 37 toa xe, đánh chìm 3 ca nô, 2 xà lan, bắn rơi 9 máy bay của thực dân Pháp. Đồng bào các dân tộc Việt Bắc đã huy động 35.000 dân công, 4.680 tấn lương thực, hàng trăm tấn thực phẩm cho chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần cùng cả nước đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

LLVT Quân khu 1 trong thực hiện nhiệm vụ quốc tế

Thực hiện thoả thuận giữa Đảng ta và Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 23/4/1949 Bộ Tổng Tư lệnh ra Mệnh lệnh số 246/BIS/TTL, giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Liên khu 1: “Giúp Giải phóng quân Trung Quốc xây dựng một khu giải phóng ở vùng Ung Long - Khâm Liên giáp với biên giới Đông Bắc của ta thông ra biển, tạo điều kiện để khuếch trương lực lượng, đón quân tiến xuống phía Nam, đồng thời hoạt động ở Đông Bắc để mở rộng khu tự do của ta ra sát tận biên giới và thông ra biển, liền với khu giải phóng Việt Quế của bạn”.


Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho các đồng chí trong Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn. Chiến dịch do đồng chí Lê Quảng Ba [bên phải]  làm Tư lệnh [Ảnh: Tư liệu]

Chiến dịch diễn ra trên hai mặt trận, Mặt trận Điền Quế do đồng chí Nam Long làm Chỉ huy trưởng, đồng chí Hoàng Bình [Trung Quốc] làm Chỉ huy phó, đồng chí Đỗ Trình làm Chính trị viên. Mặt trận Tả Giang - Long Châu do đồng chí Thanh Phong - Phó Tư lệnh Liên khu 1 làm Tư lệnh, đồng chí Chu Huy Mân, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 74 và đồng chí Long Xuyên, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 28 làm Phó Tư lệnh. Bộ Chỉ huy chiến dịch “Thập Vạn Đại sơn” do đồng chí Lê Quảng Ba làm Tư lệnh, đồng chí Trần Minh Giang [Trung Quốc] làm Chính trị uỷ viên. Ngày 10/6/1949, chiến dịch bắt đầu, bộ đội ta phối hợp với Quân Giải phóng Trung Quốc, tiêu diệt nhiều đồn bốt, mở rộng khu Điền Quế, Việt Quế và các khu căn cứ Tả Giang, Thập Vạn Đại Sơn. Tháng 10/1949, các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ quốc tế trở về nước. Hình ảnh, những việc làm và chiến công của các chiến sĩ Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế đã để lại những tình cảm tốt đẹp còn lưu mãi trong lòng nhân dân Trung Quốc.

Tổng kết trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân và dân Việt Bắc đã đánh 5.538 trận. Diệt 58.114 tên địch, làm bị thương 7.147 tên, bắt 5.104 tên, gọi hàng 5.776 tên [có 892 lính Âu Phi]. Thu 16 đại bác, 92 đại liên, 79 trọng liên, 243 trung liên, 510 tiểu liên, 6.595 súng trường, 39 súng cối, 91 badôka, 74 súng ngắn. Phá huỷ 56 đại liên, 1.109 xe quân sự các loại, 47 máy bay, 39 ca nô, 35 đầu máy xe lửa, quân và dân Liên khu Việt Bắc đã đóng góp 379.447 nhân công phục vụ các chiến dịch, huy động 30.840 tấn lương thực phục vụ cho kháng chiến. Với thành tích đó quân và dân Việt Bắc đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 07 Huân chương Quân công các loại [01 hạng Nhất, 01 hạng Nhì, 05 hạng Ba] cho các đơn vị; tặng 138 Huân chương Chiến công cho các cá nhân, 09 đơn vị bộ đội, du kích; tặng 222 bằng khen cho cá nhân và đơn vị. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước đã tuyên dương, tặng danh hiệu Anh hùng LLVT cho 156 tập thể, 19 cá nhân và 01 đồng chí là Anh hùng Lao động vì đã có thành tích xuất sắc trong kháng chiến.

Lực lượng vũ trang Quân khu 1 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước [1955 - 1975]

Thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Hiệp định Giơnevơ được ký kết ngày 20/7/1954 về “chấm dứt chiến tranh, lập hoà bình ở Đông Dương”, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng đi lên xây dựng CNXH, lực lượng vũ trang [LLVT] Liên khu cùng đồng bào các dân tộc Việt Bắc bước vào một giai đoạn cách mạng mới. Liên khu uỷ và Bộ Tư lệnh Liên khu đã nhanh chóng chỉ đạo các hoạt động của quân và dân Việt Bắc tiến hành các nhiệm vụ cấp bách: tiếp quản vùng giải phóng, tiễu phỉ, củng cố LLVT, khôi phục kinh tế và củng cố chính quyền nhân dân các cấp ở các địa phương.

Trong những năm 1955 - 1956, các đơn vị của Liên khu đã hoàn thành nhiệm vụ tiếp quản, củng cố chính quyền ở vùng Đông Bắc, cứu đói cho trên 7 nghìn người, 339 gia đình; củng cố 7 uỷ ban, lập mới 10 uỷ ban, 373 tổ chức quần chúng, lập mới 21 đội dân quân tuyên truyền; đào tạo, bồi dưỡng cho 297 cán bộ địa phương, tổ chức gần 200 tổ đổi công. Đã tiêu diệt 327 tên phỉ và các phần tử phản động; bắt 515 tên, gọi hàng 3.247 tên; thu 4 súng cối 60 mm, 115 trung liên, 473 tiểu liên, 2.763 súng trường, 59 súng ngắn, 326 quả mìn, 421 lựu đạn, 23 máy thông tin, 178 chiếc dù, 30 tấn quân trang quân dụng và hàng vạn viên đạn các loại.

Trong những năm đầu hoà bình, nhiều đơn vị của Liên khu đã tham gia xây dựng các công trình kinh tế lớn, trọng điểm của đất nước trên địa bàn như: nhiệt điện Phả Lại, mỏ apatít [Lao Cai], mỏ thiếc Tĩnh Túc [Cao Bằng], xây dựng các Nông trường Bắc Sơn, Nông trường 22/12, Nông trường Tháng 10, Nông trường Hữu nghị... Các đơn vị của Liên khu luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đoàn kết chặt chẽ với nhân dân các dân tộc và chính quyền địa phương, kịp thời tiêu diệt và bắt gọn các toán biệt kích của địch tung ra Việt Bắc. Tiêu diệt 7 tên, bắt 48 tên, bắn cháy 1 máy bay, thu nhiều vũ khí và trang bị của 9 toán biệt kích nhảy dù xuống Lào Cai, Yên Bái, Hà Bắc, Bắc Kạn, Lạng Sơn và Hà Giang. Liên khu đã cử 2 trung đoàn phòng thủ duyên hải, 3 tiểu đoàn sang Quân khu Đông Bắc và Tả Ngạn. Xây dựng được 14 tiểu đoàn ở các tỉnh, phát triển được 49.187 dân quân du kích [có 7.511 nữ].

Ngày 03/6/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 017/SL thành lập các quân khu: Quân khu Việt Bắc, Quân khu Đông Bắc, Quân khu Tây Bắc, Quân khu Hữu Ngạn, Quân khu Tả Ngạn, Quân khu 4. Thực hiện Sắc lệnh trên, Quân khu Việt Bắc có các tỉnh; Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh phúc. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân Việt Bắc luôn nêu cao phẩm chất anh hùng cách mạng, với tinh thần: “mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” và “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”... Các phong trào “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tay búa, tay súng”, “tay cày, tay súng”, “phụ nữ ba đảm đang”, “thanh niên ba sẵn sàng”... đã được quân và dân Việt Bắc sôi nổi hưởng ứng. LLVT Quân khu Việt Bắc đã hăng hái thi đua huấn luyện, sẵn sàng lên đường chi viện cho tiền tuyến, đóng góp sức người, sức của cho giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tính đến ngày 30/4/1975, Quân khu đã đưa 299.558 người nhập ngũ tương đương với 28 sư đoàn bộ binh, đưa vào chiến trường miền Nam 4 trung đoàn, 252 tiểu đoàn, 13 đại đội, 4 trung đội làm chuyên môn kỹ thuật và 7 đội lái xe [tương đương quân số 16 sư đoàn bộ binh].

Sau sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” ngày 05/8/1964, đế quốc Mỹ đã điên cuồng đưa Không quân và Hải quân ra đánh phá miền Bắc. Quân và dân Việt Bắc lại khẩn trương bước vào cuộc chiến đấu mới; củng cố và giữ vững hậu phương chiến lược, huy động sức người sức của ra tiền tuyến; phòng tránh đánh trả chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Trong 10 năm [1965 - 1975], quân và dân Việt Bắc đã đào gần 4 nghìn km hào giao thông, làm hơn 8 triệu hầm hố trú ẩn. Dân quân tự vệ trong Quân khu đã tham gia 19 triệu ngày công làm hầm, hào; gần 4 nghìn công phục vụ chiến đấu, 76.196 công sửa chữa phục vụ trên 100 km đường sắt; trên 10 nghìn km đường bộ; gần 300 lần chiếc cầu đường sắt, cầu đường bộ; làm 168 lần chiếc cầu phao, cầu tạm, làm mới gần 100 bến phà; làm hơn 2 nghìn km đường vòng tránh liên tỉnh, liên huyện. Chuyển tải qua trọng điểm Lạng Sơn, Việt Trì hàng chục triệu tấn hàng hoá, vũ khí, đạn dược.

Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của Không quân Mỹ, quân và dân Việt Bắc cùng các lực lượng của Bộ đã bắn rơi 329 máy bay Mỹ trên địa bàn [trong đó có 2 pháo đài bay B-52], rà phá 802.722 quả bom các loại đã góp phần cùng quân và dân cả nước giành thắng lợi hoàn toàn trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhiều cán bộ, chiến sĩ con em các dân tộc Việt Bắc đã chiến đấu, dũng cảm, kiên cường trên các chiến trường.

Ghi nhận công lao đóng góp to lớn đó, nhiều tập thể và cá nhân được tặng Huân, Huy chương, trong đó có 03 Huân chương Độc lập hạng Nhì và hạng Ba; 02 Huân chương Quân công hạng Nhì; 10 Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Nhì và hạng Ba; 502 Huân chương Kháng chiến các loại [hạng Nhất: 63; hạng Nhì: 156; hạng Ba: 284], đặc biệt có 72 cá nhân và 59 đơn vị đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương, tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Lực lượng vũ trang Quân khu 1 trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lâu dài, gian khổ, nhưng vô cùng oanh liệt và vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Tổ quốc được hoàn toàn độc lập, non sông thu về một mối, cả nước thống nhất đi lên xây dựng CNXH. Lực lượng vũ trang [LLVT] Quân khu Việt Bắc tiếp tục cùng quân và dân cả nước phấn khởi xây dựng CNXH theo Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. LLVT Quân khu 1 đã nhanh chóng điều chỉnh lực lượng, nâng cao trình độ SSCĐ, tham gia giải quyết chính sách hậu phương, khắc phục hậu quả chiến tranh, củng cố khôi phục kinh tế.

Ngày 29/5/1976, Chủ tịch nước đã ký Sắc lệnh số 45/SL thành lập Quân khu 1 trên cơ sở sáp nhập Quân khu Việt Bắc và Quân khu Tây Bắc. Vào thời điểm đó, địa bàn Quân khu có diện tích 93.981 km2, dân số 5.278.200 người, có đường biên giới Việt - Trung dài 1.412 km và một phần biên giới Việt - Lào dài 552 km, có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, án ngữ toàn bộ biên giới phía Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc của Tổ quốc.

Ngày 30/4/1977, chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, trước tình hình và yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng, LLVT Quân khu 1 đã nhanh chóng điều chỉnh lực lượng, chuyển các đơn vị làm kinh tế sang sẵn sàng chiến đấu, củng cố lại lực lượng bộ đội địa phương, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên rộng khắp.

Ngày 26/5/1978, Hội đồng Chính phủ ra Sắc lệnh tách các tỉnh thuộc Quân khu Tây Bắc cũ và 3 tỉnh: Vĩnh Phú, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên khỏi Quân khu 1 để thành lập Quân khu 2, sáp nhập hai tỉnh Quảng Ninh và Hà Bắc thuộc Quân khu 3 vào Quân khu 1. Quân khu 1 đã nhanh chóng điều chỉnh, tổ chức lại lực lượng cho phù hợp với địa bàn. Đặc biệt, đã tăng cường xây dựng các tuyến phòng thủ biên giới, tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong nội địa.

Trong chiến tranh biên giới phía Bắc, Quân khu 1 đảm nhiệm phòng thủ trên hướng chiến lược chủ yếu, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Với những thành tích đó, 21 đơn vị và 14 cá nhân đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Ngày 27/8/1985, Chủ tịch nước đã quyết định tặng Huân chương Sao vàng - Huân chương cao quý nhất của Đảng và Nhà nước ta cho LLVT Quân khu 1 vì đã có nhiều công lao, thành tích to lớn trong sự nghiệp cách mạng, chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; Tháng 8/1985, Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ Nghĩa Việt Nam đã tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Bắc và Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Sư đoàn 3; Ngày 02/10/1985, Hội đồng Nhà nước đã tặng danh hiệu Anh hùng LLVT cho 3 đơn vị thuộc Sư đoàn 346 Quân khu 1 là: Trung đoàn 246, Trung đoàn 567, Đại đội 5/Tiểu đoàn 5/Trung đoàn 567.

Trong thời kỳ đổi mới, thực hiện nghị quyết của Quân uỷ Trung ương, chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc Xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. LLVT Quân khu 1 đã tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, tích cực củng cố, sắp xếp biên chế tổ chức, xây dựng lực lượng cho phù hợp với tình hình, chủ động xây dựng lực lượng thường trực, chính quy có sức cơ động, chiến đấu cao; xây dựng các khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc; đồng thời tổ chức điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ cho một số đơn vị ở các địa bàn trọng điểm chiến lược chuyển sang tập trung xây dựng LLVT địa phương, huấn luyện lực lượng dự bị động viên… xây dựng các tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, tổ chức quần chúng vững mạnh xuất sắc; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội, không ngừng xây dựng củng cố doanh trại chính quy, xanh, sạch, đẹp...; tích cực tham gia phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, tham gia giúp dân xoá đói, giảm nghèo, xây dựng các công trình dân sinh, kết hợp kinh tế với quốc phòng. Hàng năm, các đơn vị trong LLVT Quân khu 1 đưa hàng chục đại đội với hàng trăm ngàn lượt cán bộ - chiến sỹ hành quân dã ngoại, đến những nơi vùng sâu, vùng xa vận động quần chúng nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, ổn định đời sống, phát triển kinh tế, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp với thế trận an ninh nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng CNXH và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trải qua quá trình xây dựng chiến đấu và trưởng thành, cùng với quân và dân cả nước tiến hành các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, đồng bào các dân tộc các tỉnh trên địa bàn Quân khu đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, không tiếc máu xương, dâng hiến cho nền độc lập, tự do của dân tộc 61 nghìn liệt sĩ, hơn 14 nghìn thương binh, gần 25 nghìn bệnh binh. Đó là những hy sinh cống hiến to lớn cho thắng lợi của cách mạng và sự trường tồn của dân tộc. LLVT Quân khu 1 đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, 02 Huân chương Hồ Chí Minh, 10 Huân chương Quân công, 03 Huân chương Độc lập, hàng nghìn lượt tập thể đơn vị, hàng vạn cá nhân được thưởng Huân chương Chiến công các hạng. Có 346 đơn vị và 206 cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân trong kháng chiến, 6 đơn vị được tuyên dương Anh hùng LLVT thời kỳ đổi mới [LLVT huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên; LLVT và nhân dân xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng; Trung đoàn Xe tăng 409; Lữ đoàn Công binh 575; Lữ đoàn Pháo binh 382; Tiểu đoàn Hoá học 23/ Bộ Tham mưu]; 916 bà mẹ được tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng và nhiều phần thưởmg cao quý khác của bạn bè quốc tế.

Ngày nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ và vận hội lớn, đồng thời đan xen những nguy cơ, thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng rất lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Để phát huy truyền thống vẻ vang của LLVT Quân khu, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của LLVT Quân khu 1 trong giai đoạn mới, mỗi chúng ta phải:

1. Hiểu rõ lịch sử truyền thống vẻ vang của LLVT Việt Bắc - Quân khu 1. Tích cực, tự giác học tập nâng cao trình độ mọi mặt, có nhận thức chính trị tốt, thuần thục động tác chiến đấu, giỏi chuyên môn nghiệp vụ...đặc biệt là trong tình hình hiện nay phải tích cực học tập, nâng cao trình độ lý luận và bản lĩnh chính trị, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có ý chí quyết tâm, luôn vững vàng trong mọi hoàn cảnh, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao;

2. Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, SSCĐ cao, chủ động, tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung chương trình huấn luyện quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ theo quy định. Tham gia tích cực vào xây dựng, củng cố tiềm lực, sức mạnh quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, xây dựng địa bàn trong sạch, an toàn, sẵn sàng tham gia xử lý kịp thời các tình huống xảy ra;

3. Ra sức rèn luyện, xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện nếp sống chính quy, văn hoá; tự giác chấp hành nghiêm mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội, điều lệnh, điều lệ và chế độ quy định của đơn vị. Xây dựng tốt các mối quan hệ trong đơn vị, thực hiện nghiêm quy chế dân chủ ở cơ sở;

4. Đoàn kết chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn đóng quân. Tích cực tham gia xoá đói giảm nghèo, làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân trên địa bàn. Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hoá” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, giữ vững mối quan hệ đoàn kết máu thịt quân dân;

5. Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, giữ gìn và sử dụng có hiệu quả các vú khí, trang bị kỹ thuật được giao. Tích cực lao động, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, góp phần vào củng cố, nâng cao đời sống của đơn vị;

6. Tích cực hưởng ứng và tham gia có hiệu quả phong trào thi đua quyết thắng, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, hành vi sai trái trong đơn vị, khắc phục tư tưởng trung bình chủ nghĩa, thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm, cầm chừng, ngại khó, ngại khổ, giữ vững và phát huy phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trên quê hương Việt Bắc trong giai đoạn mới.

Những mốc son lịch sử

Ngày 16/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập các Chiến khu trong cả nước, trong đó có Chiến khu 1 gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Ninh, Quảng Yên, Lai Châu, Sơn La và Châu Mai Đà [Hoà Bình]. Bộ Chỉ huy và cơ quan Chiến khu được bố trí tại Kép - Le xã Đồng Quang [nay thuộc phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên]. Đây là Ngày truyền thống, đánh dấu sự ra đời của Quân khu 1.

Ngày 28/11/1946, Chính phủ quyết định phân chia lại các chiến khu trong cả nước. Việt Bắc được chia thành 4 Chiến khu: Chiến khu 1, Chiến khu 10, Chiến khu 12 và Chiến khu 14. Chiến khu 1 gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phúc Yên. Chiến khu 10 gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái,  Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Yên. Chiến khu 12 gồm các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Yên, Hải Ninh.

 Ngày 25/01/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 120/SL sáp nhập Chiến khu 1 và Chiến khu 12 thành Liên khu 1, sáp nhập Chiến khu 10 và Chiến khu 14 thành Liên khu 10. Địa bàn Liên khu 1 gồm các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phúc Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Yên, Hải Ninh.

Ngày 04/11/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 127/SL hợp nhất Liên khu 1 và Liên khu 10 thành Liên khu Việt Bắc nhằm thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo về quân sự, chính trị và ngoại giao, động viên mọi nguồn lực cho giai đoạn chuẩn bị chuyển sang tổng phản công trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Ngày 03/6/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 17/SL thành lập các Quân khu Việt Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc, Tả Ngạn, Hữu Ngạn và Quân khu 4. Địa bàn Quân khu Việt Bắc gồm các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn; năm 1958 có thêm tỉnh Lạng Sơn.

Ngày 29/5/1976, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh số 45 thành lập Quân khu 1, trên cơ sở sáp nhập Quân khu Tây Bắc và Quân khu Việt Bắc. Tư lệnh kiêm Chính uỷ đầu tiên của Quân khu 1 là đồng chí Đàm Quang Trung. Việt Bắc là nơi hình thành căn cứ địa du kích đầu tiên của cả nước [Bắc Sơn, Võ Nhai], là nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Bắc được chọn làm An toàn khu - “Thủ đô kháng chiến” của cả nước. Quân và dân Việt Bắc đã lập nhiều chiến công to lớn, bảo vệ vững chắc các cơ quan đầu não của Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ; đồng thời, góp phần tích cực vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. LLVT Quân khu 1 đã cùng với quân dân cả nước chiến đấu anh dũng, mưu trí, sáng tạo, trực tiếp hoặc phối hợp với các địa phương và Bộ Tổng chỉ huy mở nhiều chiến dịch tiến công địch, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, LLVT Quân khu 1 đã nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, và bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chi viện tích cực cho chiến trường miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế. Việt Bắc còn là đầu mối giao lưu quốc tế của cả nước - nơi tiếp nhận viện trợ của bạn bè quốc tế chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ bằng không quân ra miền Bắc, quân và dân Việt Bắc đã phối hợp với các lực lượng của Bộ bắn rơi 385 máy bay, trực tiếp bắn rơi 69 máy bay, trong đó có 02 pháo đài bay B-52; rà phá 802.722 quả bom, mìn các loại.

Sau chiến thắng 30/4/1975, LLVT Quân khu 1 đã kịp thời điều chỉnh, tổ chức lại lực lượng, thường xuyên nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang ba thứ quân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc; tích cực tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn, giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, LLVT Quân khu đã tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, tích cực củng cố, sắp xếp biên chế tổ chức, xây dựng lực lượng phù hợp với tình hình, chủ động xây dựng lực lượng thường trực, chính quy có sức cơ động, chiến đấu cao, xây dựng các khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc; đồng thời tổ chức điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ cho một số đơn vị ở các địa bàn trọng điểm chiến lược chuyển sang tập trung xây dựng LLVT địa phương, huấn luyện lực lượng DBĐV… xây dựng các tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạh toàn diện, tổ chức quần chúng vững mạnh xuất sắc; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội, không ngừng xây dựng củng cố doanh trại chính quy, xanh, sạch, đẹp...; tích cực tham gia phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, tham gia giúp dân xoá đói, giảm nghèo, xây dựng các công trình dân sinh, kết hợp kinh tế với quốc phòng. Hàng năm, các đơn vị trong LLVT Quân khu 1 đưa hàng chục đại đội với hàng trăm ngàn lượt cán bộ, chiến sỹ hành quân dã ngoại, đến những nơi vùng sâu, vùng xa vận động quần chúng nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, ổn định đời sống, phát triển kinh tế, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp với thế trận an ninh nhân dân, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng CNXH và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trung đoàn bao nhiêu?

Tổ chức đơn vị Lục quân.

Một sư đoàn có bao nhiêu người?

Sư đoàn [tiếng Anh:division] là một đơn vị quân đội, thường bao gồm từ 10.000 đến 25.000 binh sĩ, có quy mô tương đối lớn trong quân đội, nhỏ hơn quân đoàn, lớn hơn trung đoàn. Sư đoàn thường có khoảng mười ngàn đến hai mươi ngàn lính.

Một trung đội có bao nhiêu tiểu đội?

Trong trung đội thường được biên chế 31 đến 32 người và thành 3 tiểu đội. Mỗi tiểu đội thường chia làm 3 tổ đội [gọi cách khác là tổ 3 người] mỗi tiểu đội được biên chế 1 tiểu dội trưởng. Như vậy trong tiểu đội có 3 tổ = 9[tiểu đội trưởng làm tổ trưởng tổ 1].

Hiện nay có bao nhiêu quân đoàn?

Việt Nam hiện nay có 04 quân đoàn: Quân đoàn là đơn vị có quy mô lớn thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam, bao gồm các quân chủng, binh chủng hợp thành, gồm Bộ binh, Pháo binh, Tăng- Thiết giáp, Pháo binh, Hoá học, Thông tin Liên lạc và Đặc công cùng các ngành đặc biệt như Quân khí…

Chủ Đề