Trung tâm ngoại ngữ tin học - sở giáo dục tphcm

Một số trung tâm ngoại ngữ đóng cửa bất ngờ vào năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Ngày 21.2, Sở GD-ĐT TP.HCM đã thông tin về tình trạng hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19.

Thông tin tại buổi họp báo, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay đại dịch Covid-19 đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội và nền kinh tế. Về hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, theo thống kê, gần 80% trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn thành phố phải tạm đóng cửa, ngưng hoạt động và thậm chí giải thể do ảnh hưởng của dịch Covid.

Ông Trọng nói thêm, khi Sở GD-ĐT nhận được phản ảnh của người dân về việc không liên lạc được với các trung tâm ngoại ngữ sau thời gian giãn cách xã hội, tạm ngừng các hoạt động giáo dục trực tiếp, Sở tiến hành rà soát và nhận thấy phần lớn các trung tâm nói trên chưa được cấp phép hoạt động giáo dục theo quy định.

Còn với những trung tâm ngoại ngữ đã được cấp phép, Sở GD-ĐT đã mời đại diện các nhà đầu tư của các trung tâm này lên làm việc. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư hiện không liên lạc được nên chưa thể xử lý theo quy định.

Đối với các trung tâm ngoại ngữ chưa được cấp phép, Sở GD-ĐT hướng dẫn người dân liên hệ với công an để giải quyết do không thuộc thẩm quyền xử lý.

Thêm vào đó, tại buổi họp báo, đại diện Sở GD-ĐT lưu ý hiện nay tất cả các trung tâm ngoại ngữ, tin học được cấp phép hoạt động đều được thông tin công khai tại địa chỉ //dichvugiaoduc.hcm.edu.vn/ngoaingutinhoc. Phụ huynh có thể tra cứu và tìm hiểu thông tin cụ thể trước khi đăng ký cho con em theo học.

Trước đó, vào 31.12.2021, UBND TP.HCM đã cho phép các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục, đơn vị hoạt động kỹ năng sống, ngoài giờ chính khóa tổ chức dạy học tập trực tiếp sau khi được Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thẩm định kế hoạch và phương án phòng, chống dịch.

Tin liên quan

Theo đó, học viên của các trung tâm ngoại ngữ, tin học ngoài giờ tại TP.HCM đã có thể trở lại học trực tiếp, sau một thời gian dài tạm nghỉ do dịch COVID-19.

Cân nhắc tình hình COVID-19, UBND TP.HCM vừa quyết định cho các cơ sở giáo dục được tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh khối 7, 8, 9, 10, 11, 12 từ ngày...

Văn bản trên ghi rõ: cho phép các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục, đơn vị hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa được tổ chức giảng dạy trực tiếp khi đảm bảo các yêu cầu sau:

Được Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Thủ Đức hoặc các quận, huyện kiểm tra, thẩm định kế hoạch và phương án phòng, chống dịch COVID-19 trước khi tổ chức dạy trực tiếp; 

Người tham gia giảng dạy, làm việc và học tập đảm bảo phải tiêm ít nhất 1 liều vắc xin [đối với vắc xin yêu cầu tiêm 2 liều] sau 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19, người thuộc diện phải tiêm vắc xin nhưng không thể tiêm do có chống chỉ định phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế về chống chỉ định.

UBND TP.HCM giao cho UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện tiếp tục tổ chức dạy trực tiếp đối với học sinh lớp 9, 12 và mở rộng tổ chức dạy học trực tiếp đối với học sinh lớp 7, 8, 10, 11 và các trung tâm ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa từ ngày 4-1-2022. 

Các trung tâm ngoại ngữ, tin học ngoài giờ tại TP.HCM được hoạt động trở lại

Trong đó, ưu tiên các cơ sở giáo dục đáp ứng được các điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực và có kế hoạch cho học sinh đi học trực tiếp đã được địa phương thẩm định đủ điều kiện hoạt động. 

Chỉ đạo cơ sở giáo dục chuyển trạng thái tổ chức dạy trực tiếp theo cấp độ dịch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở giáo dục.

UBND TP cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục đào tạo chủ động tổ chức lớp học trực tiếp đảm bảo tuân thủ các quy định, tiêu chí an toàn trong Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM.

> TP.HCM: Nhiều phụ huynh chưa muốn trẻ đến trường vào tháng 1/2022

> Học sinh tiểu học trở lại trường: Chuyên gia y tế nói gì?

Theo Tuổi Trẻ

TAGS: covid-19 kế hoạch dạy học trực tiếp trung tam ngoai ngu

Tiếp tục dạy online vì thiếu học viên

Ngóng chờ thành phố cho phép các trung tâm tiếng Anh hoạt động trở lại nhưng đến nay, anh Nguyễn Chí Hiếu, quản lý 2 trung tâm Anh ngữ tại quận Tân Phú vẫn chưa thể tổ chức dạy trực tiếp trong tháng 1 này. Anh Hiếu cho biết, từ tháng 6/2021, số lượng học viên giảm mạnh do nhiều người chỉ muốn học trực tiếp, chỉ có số ít học viên linh hoạt và chấp nhận học online.

Đã lâu chưa mở cửa trở lại, mặt bằng trước cửa một trung tâm Anh ngữ thành nơi chứa đồ, xe hủ tíu.

Đến nay, toàn bộ giáo viên đã tiêm 2 mũi vaccine, được phổ biến về quy định phòng dịch khi giảng dạy nhưng trung tâm cũng lo ngại về an toàn khi dạy trực tiếp bởi các lớp tiếng Anh giao tiếp, lớp ôn thi,… đều cần sự tương tác nhiều để tăng hiệu quả học tập. Hiện, trung tâm của anh Hiếu vẫn tập trung cho dạy online, đẩy mạnh tuyển sinh để đảm bảo sĩ số lớp học nếu mở cửa trở lại.

“Tuyển sinh tốt thì thu hút được khách hàng, trước mắt trung tâm chi cho marketing, chạy nguồn bên ngoài nếu tình hình kinh tế tốt trong 1-2 tháng tới. Tôi cũng mong muốn dịch hạn chế tối đa bởi duy trì mở trung tâm trở lại thì cơ sở vật chất phải thuê mướn, hết giãn cách chủ sẽ quay lại mức thuê cũ không giảm nữa trong khi trung tâm cũng khó khăn”, anh Hiếu nói.

Chị Nguyễn Hương, chủ trung tâm tin học văn phòng đã hoạt động 8 năm tại Quận 10 cũng quyết định duy trì dạy online cho tới sau Tết Nguyên đán. Theo chị Hương, một số trung tâm tin học trên địa bàn thành phố đã mở cửa trở lại cách đây 2 tuần theo tiêu chí an toàn, đảm bảo số lượng người học theo quy định phòng dịch. Tuần trước, trung tâm của chị Hương cũng khởi động lại nhưng giáo viên và học viên liên tục mắc COVID-19 nên lại ngưng.

Trung tâm Tin học của chị Nguyễn Hương thời điểm trước dịch với nhiều học viên tham gia học tập.

Chủ trung tâm này cũng chia sẻ, thời gian qua phải gồng gánh chi phí thuê văn phòng, chi tiền lương hỗ trợ cho giáo viên trong nhiều tháng,… nên chị rất tiếc khi không thể khôi phục việc dạy học ngay khi thành phố cho phép. Trước đây, trung tâm dạy 3 ca/ngày với số lượng 45 học viên, còn hiện nay chỉ dạy online 3-4 học viên. Tuy nhiên, chị Hương vẫn tiếp tục dạy, chờ thời điểm an toàn để mở lại lớp học.

Chờ cơ hội để phát triển sau giãn cách

Biết tin TP.HCM cho phép trung tâm ngoại ngữ được tổ chức dạy trực tiếp từ ngày 4/1, anh Phạm Khương [Quận 7] rất mừng khi có thể tiếp tục thực hiện kế hoạch mở trung tâm Anh ngữ. Anh Khương cho biết, đây là dự án anh ấp ủ từ lâu nhưng phải gác lại do dịch bệnh, giãn cách kéo dài.

Một trung tâm Anh ngữ tại quận Bình Thạnh vẫn đóng cửa.

Hiện, trung tâm đang trong giai đoạn xây dựng giáo án, dự kiến sẽ mở 3 lớp với số lượng từ 25- 30 học viên. Nhận thấy việc khai trương thời điểm này cũng gặp nhiều khó khăn nên anh Khương chưa tổ chức lớp ngay. Tuy nhiên, anh Khương vẫn cho rằng, đây khởi đầu tốt cho việc các cơ sở giáo dục ngoài nhà trường tại TP.HCM mở cửa trở lại sau giãn cách.

“Mình nghĩ đây là cơ hội cho những người mới bởi nhiều trung tâm đã đóng cửa, một số chủ trung tâm e ngại khi mở cửa trở lại và học viên cũng chưa sẵn sàng bắt đầu khóa học mới. Do đó sau Tết Nguyên đán mình mới thực hiện”, anh Khương bày tỏ.

Sau hơn nửa năm đóng cửa phòng dịch, các trung tâm ngoại ngữ, tin học… phải linh hoạt các phương thức giảng dạy để giữ học viên. Dù còn nhiều khó khăn trong việc mở cửa sau giãn cách song các trung tâm này đều hy vọng tình hình dịch bệnh sẽ ngày càng giảm để học viên quay trở lại với các lớp học./.

Video liên quan

Chủ Đề