Từ 6/11/2022 đến nay là bao nhiêu ngày

Bộ Y tế cho biết đến nay hơn 10,6 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi; Phối hợp liên ngành để tăng cường triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh; Các biến thể mới của COVID-19 liên tục xuất hiện hoặc tiến hóa, có khả năng làm giảm hiệu quả của vaccine cũng như né tránh miễn dịch.

Hơn 10,6 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi

Bộ Y tế cho biết ngày 5/11 có 359 ca mắc COVID-19, tăng nhẹ so với ngày trước đó. Trong ngày, bệnh nhân nặng đang thở oxy tăng lên 66 ca. Con số này tăng nhẹ so với các ngày trước đó và là ngày có số bệnh nhân nặng cao nhất từ đầu tháng 11 đến nay.

Tổng số ca mắc COVID-19 trong 5 ngày đầu tháng 11 là hơn 2.700 ca, trung bình khoảng 540 ca/ ngày; con số này giảm nhiều so với những ngày đầu tháng 9, tháng 10.

Ngày 5/11 tiếp tục không có bệnh nhân tử vong. Trong 5 ngày đầu tháng 11, có 2 ngày ghi nhận bệnh nhân COVID-19 tử vong tại Quảng Ninh và Tây Ninh.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.505.608 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ [bình quân cứ 1 triệu người có 115.767 ca nhiễm].

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi: 10.604.591 ca, trong số hơn 850 nghìn trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 66 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 50 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 6 ca; Thở máy xâm lấn: 10 ca. 

Phối hợp liên ngành để tăng cường triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh

Theo Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán. Miễn dịch đáp ứng do mắc bệnh hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian. Đồng thời, virus liên tục biến đổi với các biến chủng mới, biến chủng phụ tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh, tránh được miễn dịch, giảm hiệu quả điều trị, không loại trừ nguy cơ tăng nặng, tử vong trở lại.

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và triển khai Chương trình tiếp tục phối hợp tăng cường triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh. 

Các biến thể mới của COVID-19 liên tục xuất hiện hoặc tiến hóa 

Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới đến nay là hơn 637 triệu ca, trên 6,6 triệu ca tử vong.

Tại Mỹ [California] ngày 3/11, cơ quan chức năng cho biết các dấu hiệu mới nhất cho thấy làn sóng lây nhiễm COVID-19 có thể bùng phát trở lại. Số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 tại bang đông dân nhất nước Mỹ này đã tăng từ 4,1% tuần trước lên 4,5%, trong khi số ca nhập viện cũng gia tăng. 

Hiện mỗi ngày bang đông dân nhất nước Mỹ [khoảng 40 triệu dân] chỉ tiến hành khoảng 72.000 xét nghiệm COVID-19 - mức thấp nhất kể từ 3 tháng đầu của đại dịch. Đầu tháng 6 vừa qua, con số trên là khoảng hơn 250.000 xét nghiệm/ngày.

Trên thế giới, biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn các biến thể trước đã ghi nhận tại nhiều quốc gia. Các biến thể mới liên tục xuất hiện hoặc tiến hóa [BA.2.74, BA.2.75, BA.2.76, BA.2.12.1, XBB, BQ.1...] có khả năng làm giảm hiệu quả của vaccine cũng như né tránh miễn dịch, dẫn đến nguy cơ dịch bùng phát trở lại, mới nhất là 02 biến thể phụ mới của Omicron, gồm: biến thể XBB hình thành từ sự tái tổ hợp của các biến thể phụ BA.2.10.1, BA.2.75 và đã xuất hiện tại 35 quốc gia; biến thể BQ.1 là một biến thể phụ của BA.5 và đã xuất hiện tại 65 quốc gia.

[Báo Sức khỏe và Đời sống]

Phòng, chống dịch sốt xuất huyết một cách triệt để, thực chất

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND [ngày 3-11-2022] về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chỉ thị nêu rõ, phải đặt tính mạng, sức khỏe người dân lên trên hết, trước hết; người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch. Chủ động, quyết liệt, tập trung xử lý các ổ dịch không để lan rộng, kéo dài; phòng, chống sốt xuất huyết một cách triệt để, thực chất, ngăn chặn đẩy lùi dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố, hạn chế thấp nhất số ca mắc, tình trạng bệnh nhân chuyển nặng tử vong.

Về nguyên tắc thực hiện: Nâng cao kỷ cương, trách nhiệm gắn với người đứng đầu; phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân phụ trách. Huy động sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, hội, đoàn thể và người dân tham gia công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue. Tinh thần chung là: Không để dịch bệnh bùng phát, không để dịch chồng dịch; cơ quan, địa phương nào để dịch bệnh bùng phát do nguyên nhân chủ quan thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước UBND thành phố.

Chỉ thị cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã của thành phố tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Trong đó, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn quản lý… Huy động các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường diệt lăng quăng, bọ gậy hằng tuần, nhất là tại các khu vực có ổ dịch. Bảo đảm tất cả các khu vực, các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát. Các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đổ phế thải, nơi sinh sản của muỗi phải được giám sát để tiến hành các hình thức diệt lăng quăng, bọ gậy theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Bên cạnh đó, rà soát, tiếp tục triển khai thực hiện đề án phòng, chống sốt xuất huyết của địa phương theo tinh thần “4 tại chỗ”; chủ động bố trí kinh phí, cơ số vật tư, trang thiết bị, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue tại địa phương bằng nguồn lực tại chỗ. Trong trường hợp không bố trí được nguồn kinh phí của địa phương, báo cáo Sở Tài chính để tìm giải pháp tháo gỡ và báo cáo UBND thành phố các nội dung vượt thẩm quyền…

[Báo Hà Nội Mới]

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 18 Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19

Ban Chỉ đạo tổ chức phiên họp thứ 18 để đánh giá tình hình và công tác phòng, chống dịch COVID-19 cũng như các dịch bệnh phát sinh khác.

Sáng 6/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 [Ban Chỉ đạo] chủ trì Phiên họp thứ 18 của Ban Chỉ đạo trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Dự họp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ có thành viên Ban Chỉ đạo gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; lãnh đạo nhiều Ban, Bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Các điểm cầu địa phương có thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố là Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Phát biểu mở đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong Kết luận 42, ngày 20/10/2022, Trung ương, vẫn xác định phải phòng, chống dịch COVID-19 tốt hơn nữa để có điều kiện thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của năm 2022, năm 2023 và những năm tiếp theo. Trong khi Tổ chức Y tế thế giới [WHO] cảnh báo COVID-19 vẫn trong giai đoạn đại dịch. Ở trong nước, cùng với dịch COVID-19 xuất hiện một số dịch bệnh khác như sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ... Do đó, Ban Chỉ đạo tổ chức phiên họp thứ 18 để đánh giá tình hình và công tác phòng, chống dịch COVID-19 cũng như các dịch bệnh phát sinh khác.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đại biểu tập trung đánh giá công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân, trong đó cùng với đánh giá kết quả, hiệu quả cần xác định rõ hạn chế, yếu kém, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vấn đề này. Đồng thời thảo luận việc khắc phục tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ; đánh giá việc dịch chuyển nhân lực trong ngành y tế, chỉ rõ số nhân lực dịch chuyển, số tuyển mới... "Phải chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp; vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong vấn đề trên", Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, đến ngày 30/10/2022, trên thế giới đã ghi nhận hơn 635,3 triệu ca mắc COVID-19, trên 6,59 triệu trường hợp tử vong. Trong 7 ngày vừa qua, có 16 nước, vùng lãnh thổ ghi nhận số ca tử vong cao, từ 100 ca trở lên. Điều đó cho thấy đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường.

Ở nước ta, đến nay đã ghi nhận trên 11,5 triệu ca mắc, hơn 10,6 triệu người khỏi bệnh [92,2%] và hơn 43.000 ca tử vong [0,38%]. Tháng 10 cả nước ghi nhận 24.283 ca mắc mới, giảm 64,8% so với tháng trước; 15 ca tử vong, giảm 16 ca. Đáng chú ý, trong nước cũng đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.74 trong cộng đồng, mới nhất là biến thể phụ BA.2.75.

Đối với việc tiêm vaccine, tính đến hết ngày 2/11/2022, Việt Nam đã triển khai tiêm được hơn 262 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Trong đó, tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%. Tỷ lệ tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 78,9% và 83,2%. Tỷ lệ tiêm mũi 3 người từ 12 đến dưới 18 tuổi là 63,8%; tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 88,9% và 62,1%.

Riêng trong tháng 10/2022, cả nước tiêm được 1,9 triệu liều vaccine, trung bình mỗi ngày tiêm được 60.000 liều, giảm so với trung bình tháng 9/2022 [100.000 liều/ngày], tháng 8/2022 [350.000 liều/ngày] và tháng 7/2022 [430.000 liều/ngày].

Ban Chỉ đạo nhận định, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán; miễn dịch đáp ứng do mắc bệnh hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian. Bên cạnh đó, SARS-CoV-2 liên tục biến đổi với các biến chủng mới, biến chủng phụ tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh, tránh được miễn dịch, giảm hiệu quả điều trị, không loại trừ nguy cơ tăng nặng, tử vong trở lại.

Do đó để phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, tạo điều kiện để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ, đánh giá, phân tích tình hình, chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, ngành y tế tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19; sẵn sàng và tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị; bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai nghiên cứu, sản xuất vaccine, sinh phẩm, thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế...

[vtv.vn]

Đảm bảo nguồn máu cấp cứu điều trị giữa dịch sốt xuất huyết

Trong thời điểm dịch sốt xuất huyết đang hoành hành, nhu cầu về máu để cấp cứu, điều trị bệnh nhân đang gia tăng nhanh.

Với những bệnh nhân nhập viện muộn, bị sốc sốt xuất huyết, rất cần truyền tiểu cầu, một chế phẩm máu đặc biệt.

Vậy hiến máu tiểu cầu khác thế nào với hiến máu toàn phần. Vì sao cần xây dựng lực lượng người hiến tiểu cầu thường xuyên, trở thành một ngân hàng máu bền vững ứng cứu cộng đồng trong tình huống khẩn cấp?

Theo các chuyên gia dịch tễ, với chu kỳ 5 năm, miền Bắc sẽ xảy ra một đợt dịch sốt xuất huyết lớn, đỉnh dịch có thể rơi vào tháng 11, tháng 12 tới.

Thực tế, trong năm 2022, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng nhanh và tăng vượt mức trung bình giai đoạn 2019-2021. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh [CDC] Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, có gần 10.000 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, 12 trường hợp tử vong.

Số ca mắc sốt xuất huyết năm 2022 đã vượt qua ngưỡng cảnh báo dịch. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, số mắc ghi nhận tại các huyện ngoại thành chiếm trên 58%, nội thành chiếm gần 42%.

Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: “Chúng tôi đã chủ động phân công các bệnh viện tham gia điều trị, bố trí cơ số giường điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết. Chúng tôi đã tổ chức hệ thống quản lý phân tầng, phân tuyến thu dung điều trị bệnh nhân khoa học theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế, đảm bảo nhu cầu điều trị của người dân”.

Tình trạng số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh đã gây áp lực lên công tác cung ứng máu phục vụ cấp cứu điều trị. Trao đổi với VOV Giao thông, bác sĩ Trần Ngọc Quế - Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học truyền máu Trung ương cho biết, Viện đang liên tục kêu gọi người dân đi hiến máu toàn phần, và đặc biệt là hiến tiểu cầu do nhu cầu đang tăng lên gấp 2-3 lần.

“Bình thường ở viện chúng tôi, ngoài sản xuất tiểu cầu từ máu toàn phần, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu. Còn lại 30% từ người hiến tiểu cầu gạn tách. Mỗi ngày chúng tôi lấy 100-120 đơn vị, nhưng đợt dịch sốt xuất huyết này thì 150 đơn vị cũng không đủ, nhiều khi 1 đơn vị phải chia đôi cho 2 bệnh nhân. Viện liên tục mời gọi và mong người hiến tiểu cầu đủ thời gian an toàn đến hiến, các bạn liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón tốt nhất”, bác sĩ Trần Ngọc Quế cho biết.

Theo bác sĩ Trần Ngọc Quế, các cơ sở y tế hiện chủ yếu tiếp nhận hiến máu toàn phần. Tuy nhiên, công nghệ hiện đại cho phép thuận tiện hơn trong việc hiến máu từng phần, gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, tế bào gốc, huyết tương. Trong đó, tiểu cầu có đặc điểm chỉ lưu trữ được trong 5 ngày, rất cần thiết trong nhu cầu cấp cứu và điều trị. Người bệnh chỉ cần 1 đơn vị là có thể được cứu sống kịp thời.

Là một trong những người hiến tiểu cầu thường xuyên, ngay sau khi nhận được thông báo, chị Hoàng Thị Tuyết Nhung, 28 tuổi, giáo viên mầm non ở Hưng Yên, đã tức tốc thu xếp công việc và việc nhà, tranh thủ cuối tuần xuống Hà Nội hiến máu.

Cô gái nhóm máu B này đã hiến tiểu cầu trên 50 lần: “Thật ra em cứ đủ ngày, tiện đâu em hiến đấy. Viện Việt Đức, Viện Huyết học, 108. Có bệnh viện ở Quảng Ninh có một em nhỏ phẫu thuật tim. Em sẵn sàng bắt xe đến Quảng Ninh để hiến tặng máu. Hiến máu em cảm thấy rất vui, khỏe, tăng 1-2 cân. Vì hạnh phúc nhận về là khi mình biết cho đi”.

Tương tự, vợ chồng anh chị Nguyễn Văn Trường và Nguyễn Thị Phấn [ở Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội] cũng hưởng ứng lời kêu gọi của Viện Huyết học truyền máu Trung ương. Do thời gian hiến linh động, lại có nhiều địa điểm tiếp nhận nên anh chị coi hiến máu toàn phần và hiến tiểu cầu như một thói quen, vừa nâng cao sức khỏe, vừa có ích cho cộng đồng.

“Cho tới thời điểm này, chồng tôi đã hiến 42 lần, tôi được 10 lần. Động lực thì mọi thứ đều là hướng thiện, mong mọi người có sức khỏe, truyền tải được tinh thần đến người khác. Cứ 20 ngày là chúng mình thu xếp mọi thứ, bớt lại một khoảng thời gian nào đó để mình đi”.

Được biết, mỗi năm, Trung tâm máu quốc gia tiếp nhận khoảng 30.000 đơn vị tiểu cầu từ khoảng 10.000 người hiến tiểu cầu thường xuyên. Đội ngũ này là những ngân hàng máu sống có thể điều động được ngay, bất kể ngày đêm.

Do chỉ cần 2-3 tuần là có thể hiến tiếp nên họ đóng vai trò thiết yếu trong dịch vụ truyền máu phục vụ cấp cứu, điều trị, đặc biệt trong những lúc dịch bệnh bùng phát, bệnh nhân phát hiện muộn, đến cơ sở y tế trong tình trạng nặng gia tăng.

Những nguồn sống bền bỉ

Nếu đã từng hiến máu tình nguyện, bạn có thể đã nhận được một tin nhắn từ các bệnh viện kêu gọi đi hiến tiểu cầu vì nhu cầu khẩn cấp để cấp cứu, điều trị.

Khác với hiến máu toàn phần, hiến tiểu cầu cần điều kiện sức khỏe nghiêm ngặt hơn, thời gian hiến lâu hơn [trung bình 1 tiếng để gạn tách đủ 1 đơn vị] nhưng lại có khoảng cách giữa 2 lần hiến ngắn hơn [chỉ khoảng 21 ngày].

Khối tiểu cầu được chỉ định truyền cho những người bệnh đặc thù, có tình trạng xuất huyết do giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu. Có những bệnh nhân chỉ cần được truyền 1 đơn vị, chỉ số tiểu cầu đã trở về trạng thái bình thường và tính mạng được đảm bảo.

Cùng với tính chất chỉ có thể bảo quản được trong 3-5 ngày, nên người hiến tiểu cầu trở thành người hiến máu thường xuyên và đóng vai trò rất quan trọng trong dịch vụ truyền máu.

Bạn từng nghe đâu đó có những người được tôn vinh vì hiến máu hàng trăm lần, mỗi năm hiến tới 13-14 lần, đó chính là những người hiến tiểu cầu.

Về nguyên tắc, khi một bệnh nhân nhập viện cần truyền máu, các bác sĩ sẽ thông báo cho gia đình bệnh nhân tìm người thân quen, kêu gọi cộng đồng có nhóm máu đã được chỉ định đến hiến máu để đảm bảo dự trù máu.

Nhưng trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, nhu cầu sử dụng máu tăng hoặc nguồn cung giảm đột ngột nhiều lần, việc kêu gọi sự tự nguyện đơn lẻ rất khó khăn và không đảm bảo được yêu cầu cứu chữa người bệnh. Lúc này, việc tổ chức, huy động một lực lượng hiến máu thường xuyên là giải pháp bền vững.

Họ là những người sẵn sàng lên đường bất kể khoảng cách địa lý, thời gian ngày hay đêm, điều kiện thời tiết mưa bão để đến hiến máu, cấp cứu người bệnh. Họ sẵn sàng bỏ qua việc cá nhân, thời gian cho gia đình để dành 1 tiếng quý báu giúp đỡ những người hoạn nạn không quen biết.

Trên hết, họ có một tấm lòng hướng thiện. Có những người khi đủ ngày, đủ điều kiện hiến máu luôn cảm thấy bứt rứt nếu không đi hiến. Có những người hiến máu thấy sức khỏe tốt lên, tâm trạng nhẹ nhõm, vui tươi, đã lôi kéo, thuyết phục thêm vợ, chồng, con, cháu đi hiến máu.

Nếu đến khoa hiến máu, Viện Huyết học truyền máu trung ương những ngày này, bạn sẽ cảm thấy ấm lòng trong cái rét ngọt đầu đông.

Ở góc phòng là chuyện một giáo viên mầm non đã hiến máu hơn 50 lần, chị hào hứng kể về những dự định sẽ tặng tóc cho bệnh nhân ung thư, hiến trứng cho một gia đình hiếm muộn sinh cặp bé song sinh.

Kế bên là một anh công nhân công ty văn phòng phẩm với giọng nói đầy tự hào vì mang trong mình nhóm máu O+, nhóm máu chuyên cho đi. Anh bộc bạch, bị “nghiện” đi hiến máu vì chắc chắn ngoài xã hội bộn bề huyên náo kia, luôn có một ai đó cần đến máu của anh.

Ở góc khác của căn phòng là chuyện của hai bà cháu đi xe buýt từ Thanh Xuân lên Cầu Giấy hiến máu. Bà nằm hiến tiểu cầu, cháu gái 5 tuổi mắt tròn xoe nằm bên cạnh – Khung cảnh thật bình yên.

Là chuyện của hai vợ chồng với ánh mắt trìu mến, hạnh phúc khi cùng nhau đi hiến máu. Họ chẳng vì một lý do nào to tát, chỉ vì “có những người đang thiếu cái mà mình đang thừa”.

Khoảng 10.000 người đang tham gia vào lực lượng hiến máu thường xuyên ấy, với sự tự nguyện và tính trách nhiệm cao. Họ chính là nguồn sống bền bỉ cho những bệnh nhân cần máu.

Chủ Đề