Từ khóa trong đoạn văn là gì

Dù bạn là một người mới bắt đầu hay một người đã có nhiều kinh nghiệm thì chắc chắn bạn đồng ý với tôi rằng nghiên cứu từ khóa là một nhiệm vụ rất quan trọng khi làm SEO hay quảng cáo Adword.

Bạn đang xem: Cách tìm từ khóa trong đoạn văn

Tại bài viết này tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách để nghiên cứu từ khóa cho bất kỳ dự án nào của bạn. Hướng dẫn này cũng là một trong những học phần quan trọng của khóa SEO tại dotacard.vn Academy mà tôi vẫn thường chia sẻ với các bạn học viên của mình.

Đọc hết bài viết này, bạn sẽ có thể hiểu được:

Cách tìm ý tưởng từ khóaCách phân tích từ khóaCách sử dụng từ khóa SEOCách nghiên cứu từ khóa chuyên nghiệpCách sử dụng một số công cụ nghiên cứu từ khóa

Tôi thực sự hào hứng với bài viết này, bạn hãy bắt đầu đọc nhé.

Từ khóa là gì?

Hiểu một cách đơn giản từ khóa là bất kỳ từ hoặc cụm từ nào đó mà người tìm kiếm nhập vào công cụ tìm kiếm để tìm thông tin trên internet.

Nghiên cứu từ khóa là gì?

Nghiên cứu từ khóa hay còn gọi là keyword research là quá trình tìm kiếm, phân tích các từ hoặc cụm từ mà mọi người sử dụng để tìm kiếm thông tin trên internet.


Nói cách khác, đây là công việc tìm hiểu mục đích tìm kiếm của người truy cập tiềm năng và bạn sử dụng thông tin này để tối ưu hóa nội dung giúp trang web có vị trí cao trên SERP.

Tầm quan trọng của nghiên cứu từ khóa trong SEO

Thiếu kiến thức về nghiên cứu từ khóa có thể khiến bạn nhầm lẫn lựa chọn các từ khóa không đúng mục tiêu, tiêu tốn nguồn lực của doanh nghiệp.

Nghiên cứu từ khóa giúp bạn dễ dàng xây dựng cấu trúc website hơn từ đó có thể tối ưu Onpage tốt hơn. Nghiên cứu từ khóa thường là bước đầu tiên để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm của bất kỳ trang web nào.

Nghiên cứu từ khóa cũng giúp bạn hiểu người dùng hơn và hỗ trợ bạn trong việc xây dựng nội dung có chất lượng cao hơn.

Ngoài ra sức mạnh của nghiên cứu từ khóa nằm ở việc giúp bạn hiểu rõ thị trường mục tiêu và cung cấp cho bạn dữ liệu tìm kiếm cụ thể như:

Khách truy cập tiềm năng muốn thấy gì?Số lượng người đang tìm kiếm những thông tin ấy?

Đối với tôi nghiên cứu từ khóa là công việc quan trọng nhất đối với những ai muốn làm SEM/SEO hoặc quảng cáo Google Adwords.


Nghiên cứu từ khóa đã phát triển như thế nào?

Trước đây mọi người thường bắt đầu nghiên cứu từ khóa bằng việc sử dụng các công cụ phân tích, hoặc dựa trên kinh nghiệm cá nhân hoặc tên sản phẩm và dịch vụ cung cấp để xác định từ khóa.

Sau khi xác định được một số từ khóa quan trọng, mọi người tiếp tục dựa trên những từ khóa ấy để phát triển tiếp các từ khóa liên quan và thực hiện kế hoạch viết bài dựa trên các từ khóa đó.

Cách làm này không sai nhưng thực tế bây giờ phương pháp này không còn hiệu quả như trước.

Từ những thay đổi về thuật toán quan trọng của Google đã ảnh hưởng đến cách nghiên cứu từ khóa như:

Google Panda phạt nội dung chất lượng thấp, trùng lặp và nội dung mỏng [thin content]Google Penguin xử phạt việc xây dựng backlink vi phạm nguyên tắc xếp hạngGoogle Hummingbird cải thiện ngữ nghĩa và tập trung vào ý định tìm kiếmGoogle RankBrain giúp Google hiểu rõ mục đích tìm kiếm của mỗi truy vấn là gì và hiểu cách người dùng tương tác với kết quả tìm kiếm không phải trả tiền.

Theo quá trình thay đổi và phát triển của SEO trong nhiều năm qua, việc nghiên cứu từ khóa đã trở thành công việc mà mọi người thực hiện mỗi ngày.

Ở thời điểm hiện tại nếu bạn tạo ra một bài viết chất lượng cao có nội dung khái quát. bạn hoàn toàn có thể có thứ hạng cao cho những từ khóa mà bạn không hề tối ưu trong nội dung.

Điều này không có nghĩa là bạn không cần nghiên cứu từ khóa nữa mà có nghĩa rằng cách nghiên cứu từ khóa đã có sự thay đổi so với trước đây.

Quy trình nghiên cứu từ khóa

Tôi có nhiều cách để nghiên cứu từ khóa, tuy nhiên tại bài hướng dẫn này tôi chia quá trình nghiên cứu thành các bước sau

Tìm kiếm ý tưởng từ khóaPhân tích các từ khóaLựa chọn từ khóa chính, phụThu hẹp danh sách

1. Cách tìm ý tưởng từ khóa

Giả sử bạn có một trang web bán sản phẩm iphone x, chắc chắn bạn sẽ tự nhận thấy iphone x là từ khóa quan trọng bạn sẽ chọn làm SEO.

Từ khóa iphone x là loại từ khóa có mức độ cạnh tranh cao [thường được gọi là head term], những từ khóa loại này thường có lưu lượng tìm kiếm rất lớn.

Dựa vào sự hiểu biết về lĩnh vực đang SEO

Nếu bạn có kinh nghiệm về lĩnh vực này bạn cũng sẽ nhận thấy mọi người thể hiện sự quan tâm tới iphone x bằng việc tìm kiếm các từ khóa khác như:

iphone x giá rẻgiá iphone x chính hãngmua trả góp iphone x giá bao nhiêuiphone x 64gb hà nộiiphone x cũiphone x fpt

Hầu hết những từ khóa trên được gọi là từ khóa dài [long tail keyword]. Một từ khóa dài thường có một vài thuộc tính như:

Bao gồm 4 từ trở lênCó lượng tìm kiếm thấp và mức độ cạnh tranh cũng thấp hơnThường thể hiện rõ mục đích tìm kiếm và có tỉ lệ chuyển đổi cao hơn.

Nhìn hình ảnh bạn có thể thấy bạn có thể nhận được lượng lớn truy cập từ những từ khóa dài nếu bạn có thể cung cấp những nội dung trả lời các câu hỏi của người tìm kiếm về lĩnh vực bạn đang làm.

Xin lưu ý rằng điều này không có nghĩa bạn viết mỗi 1 bài đăng trên web để phục vụ cho 1 từ khóa dài. Thay vào đó bạn hãy tổng hợp các từ khóa dài có sự liên quan với nhau và tạo ra một nội dung bao trùm cho các từ khóa đó một cách hợp lý. Làm vậy bạn sẽ có khả năng lên TOP với nhiều từ khóa trên cùng 1 bài viết.

Chỉ với một bài viết nhưng mang lại hơn 325.000 lượt hiển thị trong 3 tháng
Thống kê 957 từ khóa lên TOP trong cùng 1 bài viết.

Học hỏi mục lục của Wikipedia

Wikipedia là một nguồn cung cấp từ khóa rất tốt, cấu trúc bài viết trên website này gợi ý cho bạn rất nhiều chủ đề phụ. Để bắt dầu bạn hãy tìm kiếm 1 từ khóa có chứa wikipedia trong truy vấn.

Nếu đọc lướt qua các kết quả trên SERP lúc này bạn sẽ thấy có rất nhiều gợi ý cho từ khóa viêm lợi như:

biểu hiệnnguyên nhântác hạitụt lợibiến chứngđiều trị

Bạn có thể lựa chọn 1 kết quả phù hợp để tiếp tục nghiên cứu, giả sử trong trường hợp này tôi sẽ nhấp vào kết quả đầu tiên để tham khảo các thông tin trên Wikipedia nói về viêm lợi

Tại đây bạn có thể đọc phần nội dung mở đầu, hoặc phần mục lục hoặc phần nội dung chính ở giữa bài viết. Với mỗi nơi tương ứng bạn sẽ nhìn thấy tiếp tục các gợi ý từ khóa liên quan.

Lúc này bạn có thể nhấp chuột sâu hơn vào các từ khóa gợi ý để tìm hiểu sâu hơn. Hoặc tại đây bạn cũng có thể ghép các từ khóa gợi ý với từ khóa chính để có thêm ý tưởng từ khóa mới chẳng hạn như:

triệu chứng viêm lợinguyên nhân viêm lợihôi miệng viêm lợiphòng ngừa và điều trị viêm lợicách điều trị viêm lợicách chữa viêm lợi hôi miệng

Nghiên cứu sâu trên wikipedia không chỉ giúp bạn có thêm ý tưởng về từ khóa, bạn còn có thể có thêm gợi ý để biên tập những nội dung phù hợp với mong muốn của người dùng.

Sử dụng tiện ích tìm kiếm liên quan [Searches related]

Bạn hãy lên Google và thực hiện truy vấn ví dụ: content marketing sau đó cuộn xuống cuối trang. Bạn sẽ nhìn thấy một danh sách chứa các từ khóa có liên quan đến cụm từ tìm kiếm của bạn.

Tại đây bạn có thể tiếp tục nghiên cứu các chủ đề tương ứng, ví dụ như nhấp chuột vào các hình thức content marketing, thực hiện thao tác này bạn sẽ nhận được danh sách các từ khóa liên quan mới và có thêm nhiều gợi ý hơn.

Sử dụng chức năng gợi ý từ khóa của Google và Youtube

Bạn chỉ cần nhập các chủ đề cần gợi ý vào Google hoặc Youtube và xem các kết quả gợi ý của 2 công cụ này.

Chức năng gợi ý từ khóa của Google
Chức năng gợi ý từ khóa của Youtube

Tương tự như Google và Youtube, bạn có thể tìm kiếm các từ khóa gợi ý ở các công cụ tìm kiếm khác hoặc các ứng dụng, tiện ích có hỗ trợ tính năng gợi ý từ khóa. Ví dụ như: Bing, CocCoc, Yandex.

Sử dụng chức năng tìm kiếm của các trang thương mại điện tử

Các trang thương mại điện tử đều có chức năng tìm kiếm riêng. Tương tự như Google và Youtube bạn hoàn toàn có thể sử dụng các chức năng tìm kiếm này để phát triển các gợi ý từ khóa mới.

Các trang thương mại điện tử được gợi ý ở đây bao gồm:

Tiki.vnShopee.vnSendo.vnLazada.vnAmazon vì amazon dùng ngôn ngữ tiếng Anh nên bạn cần dịch sang tiếng Việt để có thêm gợi ý từ khóa chính xác

Tìm từ khóa bằng cách nghiên cứu chủ đề trên diễn đàn

Ngày nay người dùng không còn sử dụng diễn đàn nhiều như trước, tuy nhiên các thông tin thảo luận cũ trên diễn đàn vẫn luôn là một nguồn thông tin gợi ý rất nhiều ý tưởng từ khóa chất lượng.

Bạn hãy nghiên cứu các bài viết được quan tâm nhiều trên diễn đàn, thông thường các chủ đề bài viết trên diễn đàn chính là sự gợi ý từ khóa rất tuyệt vời cho bạn.


Sử dụng công cụ Google Keywords Planner

Công cụ lập kế hoạch từ khóa [Google Keywords Planner] luôn là công cụ yêu thích của rất nhiều người. Không chỉ bởi công cụ này được Google cung cấp miễn phí mà công cụ này còn có chức năng gợi ý từ khóa rất tốt.

Google Keywords Planner cung cấp rất nhiều ý tưởng liên quan mỗi khi bạn đưa vào một từ khóa nào đó. Công cụ này hiển thị cả khối lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng của mỗi từ khóa tuy nhiên nếu bạn không trả tiền cho quảng cáo Google thì dữ liệu tìm kiếm sẽ bị ẩn đi [ví dụ: 3k 10k]

Google Keywords Planner là công cụ tuyệt vời để nghiên cứu từ khóa, tuy nhiên vẫn có khá nhiều hạn chế như không thể hiện được độ khó của từ khóa và các thông tin khác của những công cụ chuyên nghiệp.

Bạn hãy tiếp tục tham khảo các công cụ nghiên cứu từ khóa chuyên nghiệp dưới đây.

Công cụ nghiên cứu từ khóa

Trên thế giới có rất nhiều công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa, có cả những công cụ miễn phí và công cụ thu phí. Tại Việt Nam các công cụ được ưa chuộng là:

Ahrefs.comKeywordtool.ioKWFinder.com

Những công cụ này hỗ trợ bạn rất nhiều dữ liệu mà các công cụ khác không có. Ví dụ như dữ liệu về độ khó của từ khóa, khối lượng tìm kiếm trung bình của từ khóa. Hơn thế nữa các công cụ này giúp bạn tiết kiệm thời gian, bạn chỉ cần vài thao tác là đã có hàng trăm ý tưởng từ khóa.

Bài hay nên đọc: TOP 10+ công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất [Review 2021]

2. Phân tích từ khóa

Sau khi tổng hợp các ý tưởng từ khóa từ hướng dẫn trên, chắc hẳn lúc này bạn đã có một danh sách dài chứa những từ khóa quan trọng cần SEO.

Bây giờ là lúc bạn cần phân tích từ khóa để lựa chọn ra những từ khóa mang lại giá trị cao nhất cho trang web của mình.

Khi phân tích các từ khóa tôi thường dãn nhãn cho các từ khóa theo những tiêu chí để đánh giá và xem xét từ khóa nào thực sự phù hợp. Các tiêu chí được tôi sử dụng ở đây là:

Mức độ phổ biến của từ khóaMức độ cạnh tranh của từ khóa [độ khó]Ý định tìm kiếm phù hợp với nội dung trên web

Mức độ phổ biến của từ khóa

Mức độ phổ biến thường được tính dựa trên khối lượng tìm kiếm trung bình của từ khóa đó trong 12 tháng. Có 2 nguồn dữ liệu được sử dụng trong các công cụ nghiên cứu từ khóa:

Dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của GoogleDữ liệu tỉ lệ click dựa trên hành vi người dùng internet [được thu thập từ các tiện ích bổ sung trên các trình duyệt, plugin, v.v.]

Các công cụ tìm kiếm khác nhau sử dụng các nguồn khác nhau và các công cụ nghiên cứu từ khóa cũng có những thuật toán riêng để tính toán vì vậy cách xử lý cũng khác nhau và mức độ phổ biến của từ khóa cũng không giống nhau.

Một lưu ý quan trọng đó là bạn cần quan tâm tới xu hướng của từ khóa đó, bạn cần biết các chủ đề đó có được người dùng thật sự quan tâm hay không?

Bạn có thể sử dụng Google Trends để có thêm thông tin về xu hướng của từ khóa.

Xu hướng của truy vấn nghiên cứu từ khóa và keywords research

Dựa vào biểu đồ bạn có thể thấy cụm từ keyword research được quan tâm nhiều hơn cụm từ nghiên cứu từ khóa, đây là lý do khiến tôi đưa từ khóa keyword research lên tiêu đề bài viết để nhằm mục đích tăng độ ưu tiên của keyword research hơn so với nghiên cứu từ khóa

Cuối cùng, bạn cần lưu ý đến tỉ lệ nhấp chuột [CTR], theo thống kê của Advanced Web Ranking thì tỉ lệ nhấp chuột khi bạn đứng TOP 1 vào khoảng 32% trên máy tính.

Thống kê tỉ lệ nhấp chuột từ Advanced Web Ranking

Đối với những ai chạy quảng cáo Google Adwords thì hệ thống cũng có sẵn báo cáo thống kê tỉ lệ nhấp chi tiết cho từng từ khóa.

Tỉ lệ nhấp chuột của các kết quả SEO phụ thuộc vào vị trí của trang web và có một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ nhấp chuột, bao gồm:

Quảng cáo GoogleĐoạn trích dẫn nổi bật [Featured snippets]Bản đồ [Map packs]Thông tin phản hồi hữu ích [Answer boxes]và một số dữ liệu có cấu trúc khác

Tỉ lệ nhấp đóng vai trò quan trọng trong việc tính toán số lượt truy cập ước tính của một từ khóa. Bạn cần đặc biệt lưu ý tới tỉ lệ nhấp này.

Mức độ cạnh tranh của từ khóa

Mức độ cạnh tranh của từ khóa [Keyword difficulty] là số liệu ước tính độ khó trong việc xếp hạng thuật ngữ nào đó. Keyword difficulty [KD] càng cao, bạn càng gặp nhiều khó khăn trong việc xếp hạng từ khóa đó với trang web của bạn.

Thông thường độ khó của từ khóa được các công cụ phân tích đề xuất dựa trên mức độ uy tín của trang web đang có vị trí cao trên SERP.

Mức độ uy tín của trang web thường được tính toán dựa trên 2 điều chính:

Số lượng backlink: Có bao nhiêu trang web liên kết đến trang của bạnChất lượng của các backlink: Phụ thuộc vào sự uy tín và mức độ liên quan của các trang liên kết

Một số công cụ đánh giá mức độ uy tín của trang được sử dụng nhiều nhất đó là: Domain AuthorityPage Authoriry của Moz và Citation Flow, Trust Flow của Majestic.

Xem thêm: Giải Vô Địch Cờ Vua Thế Giới 2021, Bảng Xếp Hạng Cờ Vua Thế Giới Mới Nhất 2019

Cách khác để ước tính độ khó của từ khóa

Cách tốt nhất để xác định độ khó của từ khóa là dựa trên số liệu, tuy nhiên không phải lúc nào chũng ta cũng có đầy đủ các công cụ để hỗ trợ phân tích số liệu chính xác. Tôi thường sử dụng một số cách khác để ước tính mức độ cạnh tranh:

Mức độ đầu tư trang web của đối thủ: Giả sử đối thủ của bạn đầu tư đội ngũ SEO chuyên nghiệp và có hệ thống SEO bài bản, chắc chắn sẽ khiến từ khóa bạn SEO trở nên vô cùng khó.Tuổi đời tên miền trang web của bạn: Nếu website của bạn có lịch sử lâu đời sẽ là một lợi thế để SEO từ khóa đó

Video liên quan

Chủ Đề