Từ Vân Đồn đi Móng Cái bao nhiêu km

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái: Mảnh ghép hoàn hảo để Quảng Ninh tăng tốc

Đoạn tuyến cao tốc Vân Đồn-Móng Cái dự kiến hoàn thành cuối năm 2021 là mảnh ghép hoàn chỉnh của tuyến cao tốc dài 200 km trên địa bàn Quảng Ninh, tạo điều kiện để tỉnh tăng tốc, bứt phá.

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đấu nối vào tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, góp phần tạo đột phá trong không gian phát triển của tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Đỗ Phương

Mảnh ghép hoàn chỉnh

Dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái được tỉnh Quảng Ninh chính thức khởi công từ đầu tháng 4/2019. Đây là đoạn tuyến cuối cùng của trục cao tốc “xương sống” dọc tỉnh Quảng Ninh [Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái], điểm đầu kết nối trực tiếp với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, điểm cuối đấu nối với đường dẫn cầu Bắc Luân II.

Tuyến đường được đánh giá có vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với sự phát triển của Quảng Ninh. Sau khi hoàn thành, thời gian di chuyển từ Vân Đồn đi Móng Cái sẽ được rút ngắn từ 2 tiếng xuống còn gần một tiếng; tạo thuận lợi giao thông đường bộ từ hướng Lạng Sơn đi Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái, đồng thời phát huy hiệu quả của Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái chính là mảnh ghép cuối cùng của toàn tuyến cao tốc dài 200 km xuyên suốt tỉnh Quảng Ninh. Đoạn tuyến cuối cùng này được hoàn thành sẽ giúp Quảng Ninh đóng góp đến 1/10 trong tổng số 2.000 km đường cao tốc trên cả nước như mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cũng đã phát động chiến dịch “500 ngày đêm” để hoàn thành Dự án. Theo đó, đến cuối năm 2021, Dự án sẽ hoàn tất việc xây dựng.

Đoạn tuyến cao tốc đầu tiên được Quảng Ninh xây dựng là cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, khởi công tháng 9/2014. Sau 4 năm thi công, đoạn tuyến này [bao gồm cả cầu Bạch Đằng] dài 24,6 km, rộng 25 m, được thiết kế 4 làn xe, vận tốc tối đa 100 km/giờ đã được đưa vào sử dụng từ ngày 1/9/2018.

Công trình giúp rút ngắn quãng đường từ TP. Hạ Long đi Hà Nội từ 3,5 tiếng xuống còn dưới 2 tiếng. Quãng đường từ Hạ Long đi Hải Phòng cũng chỉ còn vài chục phút. Việc đầu tư đoạn tuyến cao tốc này đã tạo điều kiện cho thị xã Quảng Yên trở thành tâm điểm mới thu hút dòng vốn đầu tư lớn trong và ngoài nước của tỉnh Quảng Ninh, góp phần thúc đẩy việc hình thành Khu kinh tế [KKT] ven biển Quảng Yên.

Đoạn tuyến cao tốc tiếp theo được xây dựng là Hạ Long - Vân Đồn dài gần 60 km, đấu nối vào cao tốc Hạ Long - Hải Phòng [điểm cuối giao với đường trục chính vào sân bay Vân Đồn] cũng đã được đưa vào khai thác từ đầu tháng 2/2019. Đoạn tuyến này giúp khai thác hiệu quả hơn Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn và cũng là dự án hạ tầng giao thông quan trọng giúp KKT ven biển Vân Đồn thu hút nguồn lực đầu tư, xây dựng thành KKT ven biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển - đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp; là cửa ngõ giao thương quốc tế của Quảng Ninh.

Thêm sức bật cho các KKT cửa khẩu

Quảng Ninh có 3 KKT cửa khẩu, gồm: Móng Cái, Hoành Mô - Đồng Văn, Bắc Phong Sinh. Các KKT cửa khẩu được thành lập cùng với nhiều ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nhằm hút dòng vốn tư nhân để phát triển kinh tế các địa phương vùng biên, nâng cao đời sống của người dân, đồng thời củng cố vững chắc hơn về mặt quốc phòng, an ninh.

Ban Quản lý KKT Quảng Ninh cho biết, dù thành lập sau [năm 2012], nhưng KKT cửa khẩu Móng Cái phát triển rất mạnh mẽ. Đóng góp của KKT cửa khẩu này trong thu hút FDI của TP. Móng Cái nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung rất tích cực, hiệu quả. Đến nay, KKT cửa khẩu Móng Cái đã thu hút 22 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 650 triệu USD.

Từ khi Quảng Ninh có kế hoạch triển khai đoạn tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, TP. Móng Cái cũng nhanh chóng trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư lớn trong nước như Vingroup, Sun Group, FLC, EcoLand, T&T...

Sự phát triển về kinh tế đã giúp KKT cửa khẩu Móng Cái thu hút lượng lao động lớn. Trong năm 2018, số lao động mới đến với khu vực này là gần 76.000 người.

Theo Ban Quản lý KKT Quảng Ninh, đầu tư hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành quả của KKT cửa khẩu Móng Cái trong thời gian qua. Chỉ tính 5 năm trở lại đây [2015 - 2020], trên địa bàn TP. Móng Cái, nhiều công trình trọng điểm, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông tạo động lực và hiệu ứng tốt cho phát triển kinh tế - xã hội đã được đưa vào sử dụng. Tiêu biểu như Dự án Cầu Bắc Luân 2 và đường dẫn; cầu phao tạm Km3+4 phường Hải Yên, Cảng ICD Thành Đạt; Dự án Mở rộng, nâng cấp Cửa khẩu quốc tế Móng Cái; tuyến đường xuyên đảo Vĩnh Thực; tuyến đường từ trung tâm TP. Móng Cái đi Trà Cổ - Mũi Ngọc; Quốc lộ 18C từ Km3+4 đến cửa khẩu Bắc Phong Sinh...

Tại lễ khởi công cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã nhấn mạnh, tuyến cao tốc này sẽ tạo động lực phát huy, khai thác tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh; đồng thời góp phần tạo hành lang giao thông quan trọng từ Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Quảng Ninh, tạo động lực phát triển trong khu vực và các tỉnh phía Bắc. Công trình còn giúp hình thành hành lang giao thông vận chuyển hàng hóa, sản xuất, dịch vụ, xuất nhập khẩu và lưu thông của các địa phương trong vùng và cả nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy hội nhập và phát triển, tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh cho vùng Đông Bắc.

Việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư cho các KKT cửa khẩu của Quảng Ninh. Một trong những nhà đầu tư tiêu biểu có thể kể đến là Tập đoàn Texhong [Hồng Kông].

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái hoàn thành, kết nối hoàn thiện hệ thống 200 km cao tốc dọc tỉnh Quảng Ninh sẽ gỡ bỏ nút thắt hạ tầng giao thông, thúc đẩy đầu tư phát triển.

Thu hẹp khoảng cách phát triển

Khu vực miền Đông của Quảng Ninh gồm 5 huyện: Tiên Yên, Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà và TP. Móng Cái. Trong đó, Móng Cái phát triển mạnh nhất và là một trong những địa phương đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh Quảng Ninh; các địa phương còn lại vẫn nằm trong nhóm chưa tạo được sức bật về kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. 3 KKT cửa khẩu của tỉnh Quảng Ninh đã bao gồm diện tích của Móng Cái, Hải Hà, Bình Liêu; còn đoạn tuyến cao tốc thì đi qua Vân Đồn, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái.

Vậy nên, việc hoàn thành đoạn tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái sẽ giúp 3 KKT cửa khẩu có sự phát triển vượt bậc, tạo sức mạnh lan tỏa và là động lực giúp khu vực miền Đông của Quảng Ninh tăng trưởng nhanh hơn, kéo gần khoảng cách về kinh tế - xã hội với các địa phương có tốc độ phát triển cao như Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái...

Đơn cử, trên cơ sở kế hoạch đoạn tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái hoàn thành vào cuối năm 2021, Đảng bộ huyện Tiên Yên mạnh dạn đề ra chỉ tiêu cho nhiệm kỳ 2020 - 2025 với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15%/năm trở lên, tiến tới tái lập thị xã Tiên Yên trước năm 2027.

Huyện Hải Hà cũng đang có nhiều lợi thế phát triển với KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh. Đặc biệt, sau khi sáp nhập địa giới đơn vị hành chính cấp xã, có đến 5/11 xã, thị trấn của huyện thuộc KKT cửa khẩu Móng Cái. Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đi qua địa bàn được kỳ vọng tạo cơ hội bứt phá cho Hải Hà. Ông Phạm Xuân Đài, Bí thư Huyện ủy Hải Hà chia sẻ, địa phương rất kỳ vọng Dự án sẽ giúp thúc đẩy kinh tế của huyện đạt tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2020 - 2025.

Đánh giá chung về vai trò của đoạn tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhấn mạnh, khi tuyến cao tốc này hoàn thành, toàn bộ không gian phát triển sẽ tạo ra động lực mới, cơ hội phát triển mới cho các huyện miền Đông nói riêng, trong đó có các huyện Tiên Yên, Hải Hà và toàn tỉnh Quảng Ninh, cũng như khu vực Đông Bắc.

TP. Móng Cái lọt vào “tầm ngắm” của các tập đoàn lớn

Tập đoàn Vingroup đề xuất nghiên cứu lập quy hoạch Khu vực hai bên đường dẫn cầu Bắc Luân II cùng phần mở rộng với diện tích quy hoạch 1.360 ha và Dự án Tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô.

Tập đoàn FLC đề xuất nghiên cứu lập quy hoạch Khu đô thị mới Ninh Dương với quy mô nghiên cứu 480 ha; Dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Trà Cổ 1, Trà Cổ 2 [quy mô 200 ha] và Dự án Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái FAM, tổng diện tích khoảng 537,6 ha.

Tập đoàn T&T đề xuất nghiên cứu đầu tư Khu phức hợp, thương mại - dịch vụ, du lịch tại phường Hải Hòa với quy mô khoảng 225 ha...

BNEWS Tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái có chiều dài hơn 80 km, thiết kế 4 làn xe, vận tốc tối đa 120 km/h, được triển khai trên địa bàn các huyện:Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và thành phố Móng Cái.

Ông Vũ Văn Khánh, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ninh cho hay: Dự kiến trong tháng 4/2022, tỉnh sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác toàn bộ tuyến đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái. Ngày 1/1, tuyến đường cao tốc này đã chính thức được thông tuyến kỹ thuật.
Tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái có chiều dài hơn 80 km, thiết kế 4 làn xe, vận tốc tối đa 120 km/h, được triển khai trên địa bàn của các huyện: Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và thành phố Móng Cái.

Đây là đoạn tuyến cuối cùng của trục cao tốc xương sống dọc tỉnh Quảng Ninh gồm Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái dài gần 200 km, điểm đầu kết nối trực tiếp với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, điểm cuối đấu nối với đường dẫn cầu Bắc Luân II thuộc thành phố Móng Cái.

Tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái có tổng vốn đầu tư 11.195 tỷ đồng, được chia làm 2 dự án độc lập là đoạn cao tốc Vân Đồn – Tiên Yên sử dụng vốn ngân sách nhà nước; đoạn Tiên Yên – Móng Cái được đầu tư theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao [BOT], do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Vân Đồn do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư.

Sau khi hoàn thành, Quảng Ninh sẽ trở thành tỉnh sở hữu đường cao tốc xuyên tỉnh dài nhất Việt Nam hiện nay, tạo thành tuyến cao tốc ven biển duy nhất kết nối trực tiếp, đồng bộ tới cả 3 khu kinh tế gồm khu kinh tế ven biển Quảng Yên, khu kinh tế Vân Đồn và khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái. Đồng thời, kết nối với các tuyến cao tốc dài nhất nước ta là Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng – Móng Cái, góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ Thủ đô Hà Nội tới Cửa khẩu quốc tế Móng Cái chỉ còn 3 giờ so với 6 giờ trước đây. Để đảm bảo tiến độ thi công, tỉnh Quảng Ninh đã phát động nhiều chiến dịch thi đua lao động như: chiến dịch "30 ngày đêm" hoàn thành giải phóng mặt bằng, 500 ngày đêm hoàn thành dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái; phát động đợt thi đua cao điểm “100 ngày đêm hoàn thành 3 công trình động lực” gồm Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, Đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả và Dự án cầu Cửa Lục 1…Hiện trên công trường thi công cao tốc Vân Đồn - Móng Cái luôn có khoảng 500 phương tiện, máy móc với công nghệ thi công hiện đại nhất được áp dụng, cùng gần 2.000 cán bộ, công nhân, 3 phòng thí nghiệm hiện trường, thi công trên toàn tuyến. Đây cũng là tuyến cao tốc đặc biệt bởi giữ nhiều “kỷ lục” như: tiến độ giải phóng mặt bằng nhanh nhất từ trước tới nay - chỉ đúng 15 ngày thần tốc đã hoàn thành giải phóng mặt bằng toàn tuyến dài 80 km.

Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái sở hữu nhiều cây cầu vượt biển, vượt sông suối nhất với 32 cây cầu trên toàn tuyến; trong đó, có cầu Vân Tiên – cầu dài nhất tỉnh Quảng Ninh hiện nay, chỉ thi công xong chưa đầy một năm.

Video liên quan

Chủ Đề