Tư vấn tâm lý cho học sinh khi trở lại trường

Nhà trường và phụ huynh ổn định tâm lý cho trẻ

Chị Hoàng Lan, giáo viên lớp 1 ở một trường Tiểu học tại Quận 6 cho biết, hiện tại có nhiều phụ huynh băn khoăn về việc cho con đi học tại trường hay tiếp tục học trực tuyến. Trong đó, vấn đề an toàn cho con trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay được nhiều phụ huynh quan tâm.

Một học sinh THCS tại TP.HCM đang học online [Ảnh: Vũ Hường]

Chị Lan chia sẻ, có nhiều cha mẹ vì phải đi làm, không thể theo sát con khi bé học ở nhà nên sẽ cho bé đi học lại nhưng vẫn không yên tâm. Trong khi chờ hướng dẫn cụ thể từ trường và họp phụ huynh sắp tới, chị Lan cũng thường xuyên trao đổi cùng cha mẹ các em, dẫn chứng từ việc trẻ càng nhỏ tuổi không may nhiễm COVID-19 thì đa số đều nhẹ.

Chị cũng nhắc đến việc học sinh đi học lại, lớp học được chia ca, tách lớp và ngồi giãn cách, nên việc kiểm soát cũng tốt hơn.

Theo chị Lan, khi phụ huynh đồng ý cho con đến trường thì cần phối hợp với giáo viên để ổn định tâm lý cho trẻ, kể cả trong tình huống xấu nhất, chứ không nên nửa vời như hiện nay: “Mình nói với học sinh cũng như phụ huynh, nếu như chúng ta tiếp tục học trực tuyến thì các con cũng cần chuẩn bị tinh thần để học và thi trực tuyến. Trường hợp nếu trở lại trường, phụ huynh cũng cần chuẩn bị tâm lý, sức khoẻ, mình phòng cả 2 trường hợp luôn”.

Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du [quận 10, TP.HCM] cho hay, nhà trường đang lên kế hoạch, chuẩn bị tập huấn cho thầy cô và cả phụ huynh về công tác phòng dịch. Giữa nhà trường và phụ huynh sẽ liên lạc trao đổi mỗi ngày để nắm được tình hình sức khoẻ từng em. Nếu có biểu hiện bệnh, các em sẽ được nghỉ học để theo dõi sức khoẻ, khi ổn định sẽ quay trở lại trường học bình thường.

Nhà trường cũng xây dựng những kịch bản để ứng phó khi có các trường hợp nghi ngờ hoặc có dấu hiệu bệnh, đảm bảo an toàn. Những học sinh có biểu hiện bệnh sẽ được đưa đến phòng riêng, thực hiện test nhanh. Đồng thời, Ban an toàn phòng chống COVID-19 của trường sẽ tư vấn cho học sinh và phụ huynh có tâm lý an toàn tiếp tục việc học.

“Làm sao để các em đến trường học trong bình thường mới, nhưng có  sự an tâm. Xử lý một cách nhẹ nhàng, khoa học khi có học sinh dương tính, để bản thân em đó không hoang mang, gia đình không hoang mang, đồng thời các hoạt động của nhà trường vẫn được diễn ra”, thầy Phú nói.

Trường THPT Nguyễn Du khử khuẩn để chuẩn bị đón học sinh trở lại [Ảnh: NTCC]

Tâm lý thích nghi cần có từ chính phụ huynh

Theo Tiến sĩ Lê Minh Công, Phó trưởng Khoa Công tác xã hội, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, yếu tố về an toàn cho trẻ trong tình hình dịch bệnh như hiện nay vẫn là quan trọng nhất. Khi mở cửa trường học, không chỉ nhà trường mà phụ huynh cũng cần chú ý đến việc hướng dẫn kỹ hơn tuân thủ 5K, cách thức phòng chống dịch bệnh để thích ứng trong bối cảnh mới. Các bậc phụ huynh có tâm lý lo ngại con đi học sẽ không may mắc bệnh nên tìm hiểu kỹ và tin tưởng những khuyến cáo về bệnh tật cũng như hướng dẫn của ngành y tế, giáo dục.

Hơn nữa, học sinh đã có một khoảng thời gian rất dài ở nhà, không được tham gia các hoạt động xã hội, chính vì vậy ngoài việc chuẩn bị an toàn cho con thì việc chuẩn bị tâm thế cũng như năng lực thích ứng với môi trường mới cũng cần được chú trọng. Tuỳ vào độ tuổi khác nhau mà cha mẹ có sự chuẩn bị khác nhau, tạo cho con một trạng thái tích cực khi đến trường.

Tiến sĩ Công cho biết, những nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ đang có những vấn đề tiêu cực khi ở nhà quá lâu, học trực tuyến quá lâu, như: béo phì, bệnh lý về mắt, cột sống, ít tiếp xúc, kém khả năng giao tiếp xã hội, có dấu hiệu lo âu, trầm cảm...

Tiến sĩ Công chia sẻ: “Chúng ta cần cân nhắc trong bối cảnh này cần phải cho thích nghi. Bởi vì chúng ta không thể nào để trẻ mãi ở trong nhà được. Chúng ta cần cho trẻ một bối cảnh rộng hơn để phát triển tâm lý cũng như thể chất của mình”.

Để học sinh đi học trở lại trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, sự ủng hộ và đồng hành của phụ huynh bên cạnh các biện pháp phòng chống dịch từ nhà trường sẽ giúp cho các em bình tĩnh và thích ứng an toàn hơn khi đến trường./.

Ở nhà quá lâu, phải học online trong thời gian dài do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, học sinh có nguy cơ bị tổn thương sức khỏe cả về thể chất và tinh thần sau khi quay lại trường học.

Các bậc cha mẹ và các thầy cô giáo cần phối hợp để giúp các em thích ứng với việc chuyển từ trạng thái học trực tuyến sang trực tiếp./.

[TTXVN/Vietnam+]

Trước tình hình đó, Bộ GD&ĐT đã quan tâm tới hoạt động hỗ trợ học sinh trong bối cảnh dịch bệnh cũng như chuẩn bị cho các em quay trở lại trường học. Trong đó, đặc biệt là vấn đề tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho các em.

Theo cô Đỗ Thị Trang, Trưởng phòng Tham vấn học đường Trường THPT Marie Curie [Hà Nội], trong thời gian học trực tuyến, học sinh gặp nhiều vấn đề về tâm lý. Tình trạng xâm hại bạo lực trên mạng khi học sinh học online, bị bắt nạt trên mạng, cô lập trên mạng, bị gửi web đen, xem sách bạo lực trên mạng... là những biểu hiện nặng nề phải mất nhiều thời gian để chữa lành vết thương tâm lý.

Như việc học sinh phải chứng kiến bạo lực tinh thần từ cha mẹ, trường hợp này tăng 13% sau khi có dịch. Thêm vào đó, một số học sinh bị rối loạn tâm thần do lo âu với môi trường bên ngoài không an toàn, cuộc sống bị đảo lộn, đặc biệt ghi nhận ở học sinh sống tại các khu vực “vùng đỏ”, học sinh bị Covid-19, thường xuyên phải đi làm xét nghiệm.

Để học sinh vượt qua những vướng mắc về tâm lý trong thời gian nghỉ học dài ngày, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục [Đại học Quốc gia Hà Nội] cho rằng cần có sự chung tay và đồng hành của các bậc phụ huynh với thầy cô giáo.

Với những trẻ bị ảnh hưởng tâm lý, giáo viên, phụ huynh cần có nhận thức đúng đắn câu chuyện này; gọi tên cảm xúc, tìm hiểu bản chất của trẻ để thải độc cảm xúc thay vì phán xét, đổ lỗi. Phụ huynh và con cần dành thời gian cho nhau để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ông Doãn Hồng Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên [Bộ GD&ĐT] - cho biết: Hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ học sinh trong bối cảnh dịch bệnh, Bộ GD&ĐT mới đây đã ban hành văn bản gửi các sở GD&ĐT; trường đại học, cao đẳng sư phạm... về việc hỗ trợ học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong đó nhấn mạnh vấn đề tâm lý.

Văn bản này nhấn mạnh việc các sở GD&ĐT cần phát huy vai trò của tổ tư vấn tâm lý, công tác xã hội trong nhà trường để hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời cho học sinh khi gặp những vấn đề về tâm lý, an sinh; xây dựng kế hoạch, phương án tư vấn trực tuyến, tư vấn cá nhân khi học sinh cần.

Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với tổ chức UNICEF thực hiện chương trình “Tập huấn trực tuyến cho cán bộ, giáo viên các trường phổ thông về tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19” trong các ngày 21, 22/10 tới đây.

Thực hiện tập huấn là đội ngũ chuyên gia tâm lý - giáo dục đến từ Trường Đại học Giáo dục [ĐHQGHN]. Tham gia chương trình tập huấn là gần 1.000 cán bộ, giáo viên tại các trường phổ thông ở 63 tỉnh, thành trong cả nước. Sau buổi tập huấn, thầy cô sẽ có kiến thức cơ bản để sẵn sàng hỗ trợ học sinh vượt qua những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài.

TP - Ngay sau Tết Nguyên đán, học sinh lớp 7-12 tại Hà Nội và một số nơi sẽ quay trở lại học trực tiếp sau gần một năm học trực tuyến. Các nhà giáo, chuyên gia tâm lý cho rằng, phụ huynh cần tạo điều kiện cho con nghỉ, xả hơi dịp Tết và chuẩn bị kỹ các tình huống trước khi đến trường.

Có lẽ năm học này sẽ đi vào lịch sử ngành giáo dục khi đã hết học kỳ I, toàn quốc mới chỉ có khoảng 15 địa phương dạy học trực tiếp, số còn lại kết hợp 2-3 phương thức trực tuyến, trực tiếp, truyền hình. Trong đó, Hà Nội là địa phương cho đa số học sinh dừng đến trường đến nay gần tròn 1 năm. Nhiều nhà quản lý giáo dục chia sẻ thực trạng, học sinh gian lận trong giờ học trực tuyến, kiểm tra cuối kỳ; gia tăng số học sinh nghiện game… và nhiều vấn đề khác. Dù học sinh có đủ thiết bị để học tập nhưng ở nhiều trường, tỉ lệ dùng điện thoại để học chiếm hơn 60%.

Thời gian đầu, nhà trường sẽ không quá khắt khe với học sinh đi học muộn hay chưa tuân thủ nội quy mà sẽ dần dần rèn thói quen, không gây áp lực cho các em.

Cô Đào Thị Bích Thuỷ, giáo viên một trường THCS tại quận Đống Đa [Hà Nội], nói rằng sau 1 học kỳ học trực tuyến, nhiều em đã quen với việc ngủ dậy muộn, tắt camera để không chịu sự giám sát của giáo viên. Điều này đồng nghĩa với việc học trực tuyến, các em có thể gian dối, lười học hơn so với trực tiếp. Vì thế, khi có kế hoạch quay lại trường học, bên cạnh những học sinh rất háo hức, vui vẻ, sẽ có những em không vui. “Để động viên học sinh, trước kỳ nghỉ Tết, cô giáo đã tổ chức buổi giao lưu trực tuyến gồm các trò chơi, khơi gợi các em chia sẻ cảm xúc chuẩn bị quay lại trường học cũng như khó khăn để có phương án hỗ trợ”, cô Thuỷ nói.

Ông Nguyễn Quốc Bình, cố vấn giáo dục của Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh [Hà Nội], khẳng định, bất kỳ sự thay đổi thói quen nào cũng cần có thời gian, nhất là các em đã ở nhà gần 1 năm nên sẽ có tình trạng ngại giao tiếp, ngại vận động… Trường học sẽ mở cửa ngay sau Tết, do đó, từ bây giờ, giáo viên chủ nhiệm được yêu cầu trao đổi cùng phụ huynh thiết lập dần thói quen cho các em như thức dậy sớm hơn, tăng cường vận động…

Học sinh nên tập dần thói quen dậy sớm, vận động để quay lại trường học. Ảnh: Trọng Tài

Nhà trường đề nghị, trong và sau kỳ nghỉ Tết, cha mẹ không quá gây áp lực với học sinh trong việc học tập. Học sinh lớp 9, lớp 12 ngay sau Tết sẽ chuẩn bị cho các kỳ thi vượt cấp, tốt nghiệp THPT nhiều áp lực nên phụ huynh có tâm lý sốt ruột, thúc ép con. Phụ huynh nên khuyến khích con nghỉ ngơi, dành thời gian giao lưu, trò chuyện với người thân, thiết lập kỹ năng tương tác tạo tâm lý thoải mái trước khi đi học. Những ngày đầu đến trường, vì vẫn còn dịch COVID-19, khó có thể tổ chức được các hoạt động tập trung, các lớp sẽ được hướng dẫn tổ chức hoạt động trong lớp tạo không khí vui vẻ, kết nối lẫn nhau.

Chuẩn bị cho tình huống rủi ro

Ông Nguyễn Đình Sơn, Hội Tâm lý học Giáo dục Hà Nội, khuyến cáo cha mẹ, giáo viên cần đề phòng những tình huống có thể xảy ra khi học sinh quay lại trường học như: bạo lực học đường; áp lực, căng thẳng trong học tập; những trường hợp rối nhiễu đặc biệt trong học tập và cảm xúc; kết quả học tập sụt giảm… “Đặc biệt, giáo viên phải chuẩn bị cho cả tình huống có học sinh bị nghi vấn F0 có thể sẽ bị xa lánh, kỳ thị hoặc có những lời đồn tiềm ẩn tạo ra một loại bạo lực học đường”, ông Sơn nói.

Ông Sơn cũng khuyến cáo phụ huynh cần để ý những dấu hiệu cho thấy con đang rất cần được hỗ trợ sức khỏe tâm thần chuyên nghiệp khi có một số dấu hiệu của sự căng thẳng như thay đổi trong giấc ngủ hoặc cảm giác chán học, cáu giận thất thường... Những dấu hiệu và triệu chứng này bắt đầu cản trở khả năng hoạt động của trẻ nếu kéo dài hơn hai tuần.

PGS.TS Phạm Mạnh Hà, ĐH Giáo dục [ĐH Quốc gia Hà Nội], cho rằng khi mở cửa trường học, nhà trường cần có giải pháp an toàn cho trẻ. Đầu tiên cần có hướng dẫn cụ thể về tổ chức các hoạt động giáo dục vừa đảm bảo các nội dung chuyên môn, vừa đảm bảo phòng chống dịch, xây dựng kịch bản phát hiện ổ dịch trong trường học để nhanh chóng xử lý mà không làm gián đoạn việc học. Xây dựng lại hệ thống kiểm tra, đánh giá để đảm bảo đánh giá đúng năng lực người học theo cả phương thức học tập trực tiếp, trực tuyến hoặc kết hợp, tránh được gian lận trong thi cử và các hình thức biến tướng khác.

Hà Nội diễn tập các tình huống phát hiện F0 khi học sinh trở lại trường

Hà Linh

Video liên quan

Chủ Đề