Tyu là ai

Viết tắt và tiếng lóng luôn là xu thế và là thói quen của hầu hết các bạn trẻ ở mỗi thời đại, trong cả tiếng Việt và tiếng Anh. Đặc biệt là các từ viết tắt này xuất hiện rất nhiều trên các mạng xã hội. Thế nhưng liệu có sự khác nhau về ý nghĩa trong từng nền tảng không? Hãy cùng tìm hiểu cụm từ “Acp là gì” trong bài viết dưới đây nhé!

Acp là gì?

Từ “Acp” khi đứng một mình có thể là viết tắt của bất cứ lĩnh vực nào, tùy theo cách diễn giải của mỗi người cũng như cách hiểu trong ngữ cảnh đó. Ví dụ, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Acp là tên viết tắt của Admin Control Panel với ý nghĩa là bảng điều khiển quản trị viên. Hay Acp cũng được biết đến là viết tắt của Hiệp hội bác sĩ Hoa Kỳ [American College of Physicians] trong lĩnh vực y tế.

Tuy nhiên, trong sự bối cảnh bùng nổ của mạng xã hội, từ Acp được giới trẻ dùng với ý nghĩa viết tắt cho 3 chữ cái đầu của từ Accept” [tức đồng ý, chấp nhận] trong tiếng Anh. Cụ thể hơn, Acp thường được dùng khi bạn muốn chấp nhận hoặc đồng ý về một vấn đề nào đó.

Có sự khác nhau nhất định giữa Acp trên Facebook và Tiktok nhưng về căn bản vẫn khá tương đương về nghĩa.

Acp là gì trên Facebook?

Vậy Acp Facebook là gì? Đó chính là "Chấp nhận kết bạn Facebook" của một hoặc nhiều người. Khi họ có yêu cầu "Add Friend" [thêm bạn] chúng ta, tức là họ mong muốn được thêm vào danh sách bạn bè trên Facebook của chúng ta, lúc này chúng ta có thể "Acp" [chấp nhận] hoặc không chấp nhận bằng cách xóa lời mời. Nếu Acp, bạn và người đó trở thành bạn bè của nhau, cả hai có thể xem bài viết và mọi thứ về nhau.

Acp là gì trên Tiktok?

Acp trên Tiktok về căn bản cũng là một hình thức đồng ý thêm ai đó vào danh sách của mình, nhưng không phải danh sách bạn bè [friend list] mà là danh sách theo dõi [followers]. Lúc này, nếu chúng ta "Acp"[chấp nhận] thì người đó sẽ nằm trong list theo dõi bạn. Khác với Facebook, ở đây chỉ có sự theo dõi từ 1 phía. Acp trên Tiktok về căn bản giống y hệt Acp trên Instagram cũng như Twitter.

>> Xem thêm: Stalking là gì? Vì sao cụm từ này phổ biến trên mạng xã hội?

Acp đọc như thế nào?

Acp có phiên âm trong tiếng anh là /əkˈsept/

Nên dùng Acp trong hoàn cảnh nào?

  • Trên Internet: Từ này chỉ nên dùng trên các nền tảng mạng xã hội cũng như khi trò chuyện thông qua các ứng dụng tin nhắn điện thoại hoặc tin nhắn trực tuyến [Facebook, Messenger, Skype,...] và không nên dùng trong các văn bản trang trọng mang tính chất nghiêm túc.
  • Với các đối tượng có chọn lọc: Chúng ta chỉ nên sử dụng từ Acp với bằng hữu đồng trang lứa hoặc những người thân thiết, gần gũi. Không nên sử dụng từ này với người lạ, người nước ngoài, đặc biệt là người lớn tuổi.

Những lưu ý này rất quan trọng vì nếu bạn dùng không đúng hoàn cảnh sẽ có thể làm người nghe không hiểu bạn đang nói gì, hiểu lầm và thậm chí cảm thấy bị thiếu tôn trọng. Chính vì vậy trước khi sử dụng từ viết tắt này, bạn cần để ý, xem xét đối phương là ai và ngữ cảnh trong câu chuyện bạn đang đề cập về vấn đề gì.

Một số từ viết tắt trên Facebook và các mạng xã hội khác

Ngoài từ Acp thì trên các mạng xã hội cũng còn rất nhiều thuật ngữ khác nhau mà người dùng có thể dễ dàng bắt gặp. Hãy cùng điểm qua một số thuật ngữ sau đây:

  • Ib: viết tắt của từ “inbox”, tức trả lời tin nhắn.
  • Cmt: viết tắt của từ “ Comment”,  tức là bình luận.
  • Add: viết tắt của từ “Add Friends”, nghĩa là gửi lời mời kết bạn hoặc thêm bạn.
  • Rep: viết tắt của từ “Reply”, có nghĩa là trả lời bình luận [reply comment] hoặc trả lời tin nhắn [reply inbox].

Như vậy, với bài viết trên FPT Shop đã giúp các bạn lý giải Acp là gì, phân biệt sự khác biệt giữa Acp trên Facebook và Acp trên Titkok để từ đó thấy rằng không phải hoàn cảnh nào cũng phù hợp để sử dụng các từ viết tắt. Hy vọng các bạn sẽ không còn bỡ ngỡ khi gặp những từ viết tắt này trên mạng xã hội nữa nhé!

Xem thêm: Hướng dẫn tải và đăng kí tài khoản TikTok Trung Quốc

Hiền Hoàng

Tu nghĩa nôm na là sửa. Người tu có nghĩa là sửa thân, nhưng thân phải có tâm mới linh hoạt, mới sống động. Bởi thế đi tu là luôn luôn chỉnh đốn sửa đổi thân tâm cho tốt đến mức tự giác ngộ và giác tha.

Tu hành cuối cùng đạt được điều gì?

Trước đây trong đời sống dân gian, hễ nghe nói đến hai từ “đi tu”, thì cho dù họ là ai, người thành thị hay nông thôn, đều có thành kiến không tốt. Nhiều người cho đó là việc làm tiêu cực, yếm thế.

Hơn thế nữa có người còn cho rằng có vấn đề về tình cảm, mất của, thi rớt.... Với họ quan niệm ấy như là chân lý không thể chối cãi.

Thật sự để hiểu cho đúng nghĩa từ “tu” thật là một việc khó và tế nhị. Trong đời người cái duyên lành “đi tu” ấy không phải ai cũng có được. Tuy chúng ta thấy các vị Tăng, Ni càng ngày càng đông, chùa chiền càng ngày càng nhiều, nhưng thật ra số ấy có đáng là bao so với số người trong xã hội.

Xuất gia tu học là một hành động tích cực. Người đó đã có sự chuyển biến về ý thức ,tư tưởng, và tình cảm.

Mỗi vị là một duyên lành mà chính các vị ấy cũng không thể giải thích cho rõ ràng được. Cửa chùa thì luôn luôn rộng mở nhưng không phải ai cũng xuất gia tu học được. Có người bốn, năm tuổi đã đi tu rồi. Có người đến bốn năm mươi tuổi mới tu. Có người chỉ đi một lần là được. Còn có người đi tới đi lui hai ba lần mới trụ. Ấy là do nghiệp duyên mà có chánh báo y báo như vậy.

Tu nghĩa nôm na là sửa. Người tu có nghĩa là sửa thân, nhưng thân phải có tâm mới linh hoạt, mới sống động. Bởi thế đi tu là luôn luôn chỉnh đốn sửa đổi thân tâm cho tốt đến mức tự giác ngộ và giác tha.

Tu thật sự không dễ nhưng cũng không khó. Không dễ bởi vì phải cắt ái ly thân, "xả phú cầu bần xả thân cầu đạo". Mà con người ai ai cũng có gia đình, cha mẹ, anh chị, hoặc vợ chồng, con cái. Họ đã từng thương yêu nhau chia ngọt xẻ bùi với nhau, đã từng gắng bó nhau bằng sợi dây vô hình cộng nghiệp, mà bây giờ xuất gia học đạo cắt đứt sợi dây yêu thương ấy, liệu họ có đủ trí dũng để cắt hay không? Còn nữa, người nào sống cũng mong cầu giàu sang sung sướng của cải đầy ắp liệu họ có xả phú cầu bần được hay không?

Nhưng tại sao tu cũng không khó!? Nếu ai đó hiểu được ngọn ngành “chân hạnh phúc” và lợi lạc của việc xuất gia cầu đạo. Họ sẽ có một tình thương yêu rộng khắp, họ sẽ đặt hạnh phúc chúng sinh trên hạnh phúc cá nhân, tinh tấn tu hành chắc chắn sẽ “giác ngộ” đem lại hạnh phúc cho mình và mọi người.

Ngoài những pháp hữu hình kể trên, còn những pháp vô hình mà bằng mắt phàm chúng ta không thấy được, nó là một chuỗi vô số những nguyên nhân, kết quả ở kiếp quá khứ tạo thành những tăng thượng duyên đẩy chúng sinh vào con đường mà nghiệp quả định sẵn.

Xuất gia tu học là một hành động tích cực. Người đó đã có sự chuyển biến về ý thức ,tư tưởng, và tình cảm. Người ấy sẽ có được môi trường thuận lợi, gặp được thầy đức cao học rộng, bạn tu giỏi, hiền. Kinh sách đủ đầy. Không vướng bận những chuyện muộn phiền thế gian. Công phu, tinh tấn sẽ thoát khỏi khổ đau phiền não.

Phật nói: Phước cầu không thể được, tu thì được!

Ngoài việc xuất gia tu học. Chúng ta cũng có thể làm cư sĩ tại gia. Tuy hai nơi rất khác nhau về điều kiện, môi trường, nhưng cư sĩ tại gia cũng có thể sở chứng được những quả vị cao như những vị xuất gia vậy. Muốn vậy cư sĩ tại gia cũng thành lập cho mình một lớp bạn tu, là những thiện trí thức. Chọn vị lão sư đức cao vọng trọng làm chỗ dựa tâm linh, để tháo gỡ những thắc mắc trong khi tu học.

Tìm đọc những kinh sách chính thống Phật giáo để bồi dưỡng sở học. Trí dũng tu hành. Như thế chúng ta cũng sẽ đi trên con đường hạnh phúc, an lạc.

Sở dĩ các vị tổ thầy xưa nói “Tu là cội phúc” là muốn chỉ những vị xuất gia tu hành đắc đạo, dứt bặt phiền não, không còn trôi lăn trong tam đồ lục đạo, thoát sinh tử luân hồi, đạt được chân hạnh phúc.

Rồi đi giáo hóa chúng sinh thoát khỏi mê lầm. Để họ cũng đạt được hạnh phúc viên mãn. Có như thế chúng ta mới đi đúng con đường mà Đức Phật đã đi. Có như vậy tu mới thật là cội phúc.

Tu: có nghĩa là sửa, tu sửa. Thực hành theo đạo Phật là hành động tu sửa bản thân mình [thân và tâm], thông qua việc tu sửa lại ba hành vi tạo nghiệp [hành động, ý nghĩ, lời nói]. Tu sửa nghiệp sẽ làm cơ sở để tư sửa được tâm.

Đi tu: Là chỉ hành động của những người xuất gia, rời bỏ cuộc sống với gia đình để gia nhập Tăng đoàn, là từ bỏ cuộc sống gia đình để đi đến tu tập ở chùa hay tu viện, dành hết thời gian còn lại vào việc tu tập theo đạo Phật, hướng đến mục tiêu giải thoát.

Tu tập và tu hành: Tu là sửa, tập là thực tập, tập luyện, tập huấn bản thân [thân-tâm]...như trên.

Hành là làm, là thực hành, cũng đồng nghĩ với thực tập. Hai chữ gần như giống nhau, tuy nhiên mỗi chữ có thể được dùng trong những văn cảnh và ý nghĩa lớn nhỏ khác nhau. Ví dụ, nói :

+ Chúng ta tu-tập tâm từ, tu tập hạnh bố thí, tu tập bỏ tham, sân, si.

+ Sự nghiệp tu-hành là rất cao quý; những bậc tu-hành là những bậc đáng kính.

Tu tâm: nghĩa trực tiếp là tu sửa tâm. Vì đạo Phật nhấn mạnh phần tâm là đối tượng chính để chúng ta tu tập để cho tâm được trong sạch, sáng tỏ, trí tuệ, và giải thoát. Tất cả những phần Giới, Định, Tuệ là đều hướng đến mục-tiêu làm cho tâm trong- sạch và trí tuệ. Thiền, phương pháp chính đạo Phật, là sự tu tập tâm: tu sửa, dẹp sạch những trạng thái bất thiện của tâm, và thay vào, tu dưỡng những trạng thái thiện lành của tâm. Bởi vậy, việc tu tập tâm [lúc này chẳng ai gọi là ‘tu hành tâm’ cả] là quan trọng nhất trong việc thực hành đạo Phật.

Rất nhiều người đã ngộ nhận về chữ “tu-tâm” này. Ví dụ, khi một ai nhắc đến đề tài đạo Phật, thì nhiều người đều cố tránh né đề tài này, có lẽ vì [a] họ không hiểu Phật giáo nói về cái gì, họ chỉ hiểu lơ mơ đạo Phật là "từ, bi, hỷ, xả", hay "đạo Phật là đi chùa cũng bái gì gì đó"..., và [b] vì họ nghĩ đề tài đạo Phật là xa vời, không hợp với thực tế mưu sinh, và nó chỉ dành cho người ‘tu hành’.

Đa số họ thường nói theo kiểu: "Đạo gì tôi không quan trọng, tôi chỉ biết đạo làm người; tôi chẳng tu gì cả, tôi chỉ biết tu-tâm thôi". Thực sự, đạo Phật không phải chỉ là đạo làm người. Đạo Phật là đạo giải thoát. Mục tiêu của đạo Phật không phải khuyến khích mọi người tiếp tục tái sinh làm người.

Ở đây chữ "tu-tâm" bị những người này hiểu sai nên họ mới thường nói như vậy. Ý họ là chỉ cần có tấm lòng, có cái ‘tâm’ sống sòng phẳng, biết điều, và sống tốt theo quy ước của cuộc sống thế tục... là đủ. Và họ cho rằng Phật giáo cũng chỉ yêu cầu bao nhiêu đó mà thôi. Cách nói dùng chữ tu-tâm như vậy là không chính xác với chữ tu-tâm theo ý nghĩa thực hành của đạo Phật. Thực ra, tu-tâm nói theo kiểu thực hành của đạo Phật chính là tu tập tâm, là tu-thiền, thay vì những hình thức tu tập không-thiền các nhánh phái Phật giáo khác ở các nước Đông Ávà Việt Nam.

Nguồn:Vấn Đáp Phật Giáo- Lê Kim Kha [biên soạn]

Video liên quan

Chủ Đề