Upstream and downstream Supply chain là gì

Bạn có thể coi chuỗi cung ứng là sự liên kết của nhiều hơn 2 cá nhân hay tổ chức bất kì bởi cùng một dòng chảy về nguồn lực. Nhân tố quan trọng quyết định đến sự liên kết này là dòng chảy [flow]. Nên ý tưởng của quản trị các chuỗi cung ứng là quản trị cái dòng chảy này. Nhưng là dòng chảy của cái gì?

Upstream and downstream Supply chain là gì

Chuỗi cung ứng [Supply Chain] là gì?

Khái niệm

Một chuỗi cung ứng là một hệ thống gồm các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và tài nguyên liên quan đến việc di chuyển vật liệu, sản phẩm và dịch vụ trong suốt quá trình sản xuất, từ nhà cung cấp nguyên liệu ban đầu đến khách hàng cuối cùng. [Theo APICS]

Các hoạt động chính của chuỗi cung ứng

Theo SCOR [Supply Chain Operation Reference], tất cả quy trình chuỗi cung ứng có thể được chia thành 1 trong 5 hoạt động chính: kế hoạch, nguồn, thực hiện, giao hàng, trả lại.

  1. Kế hoạch

Các quy trình cân bằng tổng cung và cầu để phát triển một quá trình hành động

► Lập kế hoạch nhu cầu: Sử dụng dự báo và kinh nghiệm để ước tính nhu cầu cho các mặt hàng khác nhau tại các điểm khác nhau trong chuỗi cung ứng.

► Lập kế hoạch cung ứng: Xác định cách thực hiện tốt nhất các yêu cầu được tạo ra từ kế hoạch nhu cầu.

► Lập kế hoạch tồn kho: Xác định số lượng và thời gian tồn kho tối ưu cho mục đích gắn kết nó với doanh số và năng lực sản xuất

► Tất cả đều là một phần của Kế hoạch Bán hàng & Hoạt động [S & OP]

  1. Nguồn

► Tìm nguồn cung ứng là một phần của thu mua, là tìm nơi có thể mua được hàng hóa và dịch vụ.

► Mua sắm = Tìm nguồn cung ứng + Mua hàng

  1. Thực hiện

Các quy trình chuyển đổi hàng hóa sang trạng thái hoàn thành để đáp ứng kế hoạch hoặc thực tế.

► Tất cả các hoạt động của quá trình chuyển đổi từ nguyên liệu thô sang sản phẩm cuối cùng, cũng như các dòng nguyên liệu và thông tin của quá trình sản xuất.

► Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm soát cho từng quy trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng.

► Liên tục cải tiến quy trình và sự ưa thích của khách hàng.

  1. Giao hàng

Các quy trình cung cấp hàng hóa và dịch vụ thành phẩm để đáp ứng nhu cầu theo kế hoạch hoặc thực tế, thường bao gồm quản lý đơn hàng, quản lý vận chuyển và quản lý phân phối.

► Giao sản phẩm đúng số lượng, đúng nơi và đúng thời điểm mà khách hàng cần

► Quản lý và hỗ trợ yêu cầu của khách hàng

► Quản lý phương thức vận chuyển và giao hàng

► Chọn và quản lý các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần

Giao hàng và trả lại hàng trong chuỗi cung ứng

  1. Trả lại

Các quy trình liên quan đến việc trả lại hoặc nhận sản phẩm trả lại vì bất kỳ lý do nào.

Tập trung nhiều hơn vào việc trả lại hàng hóa đã bán:

► Vận chuyển sản phẩm trả lại.

► Kiểm tra chất lượng sản phẩm trả lại để xác định lỗi hoặc lỗ hổng.

► Cung cấp tài liệu về bất kỳ vấn đề nào với các vật phẩm bị trả lại.

► Tháo rời, sửa chữa, tái chế hoặc bổ sung thêm vật phẩm bị trả lại.

Mời bạn quan sát 1 ví dụ dưới đây


Khi mọi người nói về chuỗi cung ứng, họ hay nói về dòng chảy của hàng hóa. Khách hàng là các dòng chảy thuận chiều [ downstream], nên khi có ai đó nói về việc dịch chuyển gần hơn đến các dòng chảy thuận chiều, họ đang đề cập đến khách hàng. Bạn có thể tưởng tượng nó là dòng chảy của một dòng sông. Và khi người ta nói về dòng chảy ngược chiều[ upstream], họ đang nói về việc gần gũi hơn đối với nhà cung cấp của bạn. Do vậy các thuật ngữ downstream, upstream, tier[ phân lớp] là những thuật ngữ cơ bản trong chuỗi cung ứng.

Nói tóm lại, toàn bộ ý tưởng của supply chain là để thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng trên toàn thể giới. Và chỉ có một nguồn lợi nhuận duy nhất thu được từ hoạt động của chuỗi cung ứng, đó chính là ở đầu ra cuối cùng, khi mà khách hàng mua sản sản phẩm. Và tất cả các khoản chi trả giữa nhưng tổ chức hay cá nhân hợp tác với nhau chỉ là những khoản trao đổi. Nhưng bạn có thể nghĩ một cách thú vị rằng chuỗi cung ứng là một hoạt động đem lại giá trị cho khác khách hàng vì chúng ta đang nghĩ về chuỗi cung ứng như là tối đa hóa giá trị được tạo ra. Nó được tính bằng số tiền mà khách hàng trả trừ đi những nỗ lực để đáp ứng nhu cầu tiêu dung của khách hàng. Đó có thể là một khoản lợi nhuận nhỏ lẻ ban đầu. Nhưng khi nghĩ về nó lâu dài, mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn, và hiệu quả của việc làm việc với nhau trong chuỗi cung ứng nâng cao được nâng suất lao động lên rất nhiều.

Kết:

Đây là bài viết mình dịch, và dựa trên một số kiến thức cũng như hiểu biết của mình, nên không tránh khỏi những sai sót, các bạn có thể để lại comment để góp ý mình làm bài tốt hơn, mình cũng mới bắt đầu làm.

Chủ Đề