Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn ở người so với thủy tức là gì

Giải bài 1, 2, 3 trang 23, 24, 25 Sách bài tập Sinh 11.  Chương I Chuyển hóa vật chất và năng lượng. Câu 1: Quan sát hình sau và mô tả các giai đoạn của quá trình tiêu hoá thức ăn của trùng giày…; Hãy mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn của tủy thức ?

Bài 1: Quan sát hình sau và mô tả các giai đoạn của quá trình tiêu hoá thức ăn của trùng giày. Từ đó rút ra nhận xét về đặc điểm tiêu hoá ở động vật đơn bào.

a] Mô tả các giai đoạn của quá trình tiêu hoá thức ăn của trùng giày

– Giai đoạn 1 : Thức ăn được lấy vào cơ thể theo hình thức nhập bào. Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hoá chứa thức ăn bên trong.

– Giai đoạn 2 : Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hoá, sau đó tiết enzim tiêu hoá. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hoá và thuỷ phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.

– Giai đoạn 3 : Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hoá vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hoá trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.

b] Nhận xét về đặc điểm tiêu hoá ở động vật đơn bào

Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá – tiêu hoá nội bào [tiêu hoá bên trong tế bào].

Bài 2: Dựa vào thông tin có trong hình dưới đây, em hãy mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn của tủy thức.So sánh với quá trình tiêu hóa thức ăn ở trùng đế giày,em thấy có điểm nào khác?

a] Mô tả quá trình tiêu hoá của thuỷ tức

Thức ăn [ví dụ : rận nước] được lấy vào túi tiêu hoá qua miệng. Tế bào trên thành túi tiêu hoá tiết ra enzim vào khoang tiêu hoá để tiêu hoá hoá học thức ăn, cơ thể rận nước được tiêu hoá thành các phần nhỏ hơn đưa vào trong tế bào. Sau đó, nhờ tiêu hoá nội bào mà thức ăn được tiếp tục biến đổi thành các chất dinh dưỡng đơn giản cho cơ thể [thuỷ tức] hấp thụ.

b] So sánh với quá trình tiêu hoá thức ăn ở trùng giày

Trùng giày

Thuỷ tức

Thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá – tiêu hoá nội bào [tiêu hoá bên trong tế bào].

Thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những phần nhỏ [tiêu hoá ngoại bào] rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào.

Bài 3: Quan sát hình sau, hãy kể tên các cơ quan tiêu hoá của người.

Điền vào bảng dưới đây quá trình tiêu hoá thức ăn trong các cơ quan tiêu hoá của người.

STT

Bộ phận

Tiêu hoá cơ học

Tiêu hoá hoá học

1

Miệng

Nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.

Tiết nước bọt, hoạt động của enzim amilaza biến đổi một phần tinh bột thành đường mantôzơ

2

Thực quản

Nuốt, đẩy viên thức ăn xuống dạ dày.

3

Dạ dày

Bóp, nhào trộn thức ăn với dịch vị, đẩy thức ăn xuống ruột.

Tiết enzim pepsin biến đổi prôtêin ở một mức độ nhất định.

 4

Gan

Tiết dịch mật có các muối mật và muối kiềm cũng tham gia tiêu hoá thức ăn [nhũ tương hoá mỡ].

 5

Tuỵ

Tiết dịch tuỵ đóng vai trò chủ yếu trong tiêu hoá hoá học ở ruột non.

 6

Ruột non

Co bóp tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột, giúp thức ăn thấm đều dịch mật, dịch tuỵ, dịch ruột.

Tiết ra đủ loại enzim biến đổi tất cả các loại thức ăn [cacbohiđrat, lipit, prôtêin] thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được [đường đơn, glixêrin và axit béo, axit amin].

 7

Ruột già

Co bóp đẩy chất thải ra ngoài.

cho em hỏi tại sao thủy tức vừa có tiêu hóa nội bào vừa có tiêu hóa nội bào.

Câu hỏi đúng chắc là: "Tại sao thủy tức vừa có tiêu hóa nội bào vừa có tiêu hóa ngoại bào?" Các động vật bậc "rất" thấp sử dụng phương cách tiêu hóa nội bào để ăn uống. Chúng không có hệ thống đường tiêu hóa hoành tráng như động vật bậc cao nên không thể ăn nhiều rồi trữ trong dạ dày và tiêu hóa dần với các cơ quan tiêu hóa chuyên biệt dọc theo đường tiêu hóa. Kích thước cơ thể của chúng cũng rất nhỏ, ít tế bào và hầu hết các tế bào đều tiếp xúc với môi trường ngoài cơ thể nên chúng phải ăn ngay những gì có thể ăn được. Chúng sử dụng phương pháp thực bào để ăn những mảnh thức ăn nhỏ mà chúng có thể tiếp xúc. Thủy tức tiến hóa hơn một chút, có khoang "ruột" rõ ràng và phát triển phương cách tiêu hóa ngoại bào, cắt thức ăn thành các mảnh nhỏ trong ruột để thực hiện thực bào [tiêu hóa nội bào]. "Ruột" của thủy tức lại chỉ có một đầu ra [vừa là miệng, vừa là hậu môn], khi ăn một "cục" thức ăn to, chúng phải tiêu hóa hết rồi phun ra những gì không tiêu hóa được thì mới ăn tiếp cái khác. Vì vậy, chúng không thể lưu trữ thức ăn lâu trong cơ thể và phải tận dụng tiêu hóa nội bào để "ăn tươi nuốt sống" cho nhanh đám thức ăn vừa đưa vào cơ thể. Ở các động vật bậc cao hơn, đặc biệt là động vật hữu nhũ, đường tiêu hóa phát triển có một đầu vào [miệng] và một đầu ra [hậu môn]. Thức ăn trong đường tiêu hóa di chuyển một chiều nên con người có thể an tâm ăn tiếp trong khi trong dạ dày vẫn còn thức ăn, sau đó ngồi nhâm nhi trà hay café chờ thức ăn tiêu hóa ở dạ dày, hấp thu ở ruột với một hệ thống các cơ quan tiêu hóa chuyên biệt dọc theo đường đi của thức ăn. Những gì không tiêu hóa được sẽ được tống ra đường khác chứ không bị phun ra đường miệng như ở thủy tức [Hên quá, mình không giống thủy tức!!!]

cảm ơn anh nhiều, vì vội nên gõ sai câu hỏi mất

Còn do hạn chế của sự tiêu hopá ngoại bào ở Thủy Tức có sự pha loãng nguồn enzim nên chỉ phân giải đến mức độ nào đó thôi. Kích thước mồi vẫn còn lớn nên phải tiêu hóa nội bào.

Xin cũng hỏi về vấn đề thuỷ tức,em được biết thuỷ tức có cấu tạo 2 lớp ngoài và trong. Có phải lớp ngoài gồm tế bào mô bì cơ, tế bào gai còn lớp trong gồm tế bào mô cơ tiêu hoá và tế bào thần kinh không?

Page 2

Sep 11, 2021

Jul 16, 2019

Apr 17, 2017

Sep 9, 2015

Page 3

Aug 17, 2014

Nov 25, 2013

Apr 6, 2013

Nov 28, 2012

Nov 24, 2012

Nov 19, 2012

Aug 30, 2012

Page 4

Dec 26, 2011

Nov 17, 2011

Oct 1, 2011

Sep 17, 2011

Page 5

Jan 6, 2011

Oct 1, 2010

Aug 27, 2010

Page 6

Dec 21, 2009

Dec 1, 2009

Nov 13, 2009

Nov 12, 2009

Nov 12, 2009

Page 7

Nov 12, 2009

Oct 9, 2009

Sep 6, 2009

Apr 18, 2009

Apr 10, 2009

Page 8

Dec 17, 2008

Dec 7, 2008

Nov 28, 2008

Sep 15, 2008

Aug 20, 2008

Aug 20, 2008

Aug 15, 2008

Page 9

Jun 16, 2008

May 22, 2008

Nov 20, 2007

Apr 29, 2007

Apr 4, 2007

Mar 24, 2007

Jan 6, 2007

Nov 7, 2006

Sep 8, 2006

Apr 17, 2006

Page 10

Mar 14, 2006

Sep 21, 2005

May 17, 2005

Video liên quan

Chủ Đề