Ưu và nhược điểm của các ngân hàng

Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng [người trả tiền] yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác [người hưởng lợi] ở một địa điểm nhất định bằng phương thức chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.

Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền

[1]. Người chuyển tiền yêu cầu Ngân hàng nước mình chuyển một số tiền nhất định cho người được hưởng ở nước ngoài.

[2]. Ngân hàng phục vụ người chuyển tiền nhận thực hiện yêu cầu của người chuyển tiền, làm thủ tục chuyển tiền ra nứơc ngoài.

[3]. Ngân hàng nước ngoài nhận đựơc chuyển tiền sau khi đã nhận tiền chuyển đến, thực hiện trả tiền cho người nhận.

Ưu điểm

  • Thanh toán đơn giản, quy trình nghiệp vụ dễ dàng 
  • Tốc độ nhanh chóng 
  • Phương thức thanh toán chuyển tiền trả trước giảm rủi ro cho nhà xuất khẩu 
  • Phương thức thanh toán chuyển tiền trả sau đảm bảo hàng được giao đúng, đủ, kịp thời cho nhà nhập khẩu.
  • Ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng thủ tục phí hoa hồng và không bị ràng buộc gì cả

Nhược điểm

  • Rủi ro lớn do việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua, chỉ nên sử dụng phương thức này khi cả hai bên mua bán có sự tin cậy, hợp tác lâu dài, tín nhiệm lẫn nhau.
  • Phương thức chuyển tiền trả trước có thể không nhận được hàng đúng thời gian, đúng chất lượng, người mua bị động.
  • Phương thức chuyển tiền trả sau có thể không được thanh toán, gây bất lợi cho bên bán.
  • Có thể có sai sót khi ghi nhầm thông tin trên phiếu chuyển tiền.
  • Không có hồ sơ chứng từ đi kèm.
  • Quy chế pháp lý/luật về chuyển tiền k có mang tính chất quốc tế => phụ thuộc vào pháp luật quốc gia, trong khi đây lại là một phương thức thanh toán quốc tế.
  • Có hạn mức chuyển tiền.
  • Có thể có rủi ro về tỷ giá.
  • Chuyển tiền bằng điện tốc độ nhanh, nhưng chi phí cao. Chuyển tiền bằng thư chi phí thấp hơn chuyển tiền bằng điện, song tốc độ lại chậm hơn. Chuyển tiền bằng điện thì người chuyển tiền không bị động vốn lâu ngày, nhưng tỷ giá ngoại tệ áp dụng trong điện hối cao hơn tỷ giá ngoại tệ trong thư hối.

Doanh nghiệp có nên sử dụng phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế hay không?

Chuyển tiền là một phương thức thanh toán trực tiếp giữa hai bên. Phương thức này rất đơn giản, ở đây Ngân hàng chỉ là người trung gian thực hiện việc thanh toán theo uỷ nhiệm hưởng hoa hồng, không bị ràng buộc gì về tránh nhiệm. Khi áp dụng phương thức này thì giữa hai bên mua bán phải có tín nhiệm rất cao, việc thanh toán phụ thuộc vào thiện chí của người mua. Vì vậy chuyển tiền ít được sử dụng trong thánh toán hàng hoá ngoại thương mà thường được sử dụng trong quan hệ trả nợ, tiền đặt cọc, tiền ứng trước, trả tiền thừa, thanh toán những khoản chi phí phi mậu dịch hay tiền bồi thường.

Tuy nhiên, chính bởi vì tính đơn giản và dễ dàng như vậy nên các bên trong quan hệ thanh toán khi sử dụng phương thức thanh toán này có nguy cơ gặp nhiều rủi ro. Do đó, để trả lời câu hỏi Doanh nghiệp có nên sử dụng phương thức thanh toán quốc tế là chuyển tiền hay không, ta cần xem xét các bên trong quan hệ thanh toán. Đối với các đối tác lâu dài, đáng tin cậy và uy tín, doanh nghiệp muốn lựa chọn phương thức thanh toán đơn giản và nhanh thì hoàn toàn có thể sử dụng phương thức thanh toán này. Đối với những hợp đồng thương mại có giá trị cao và đối tác mới thì doanh nghiệp nên sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế khác mang lại ít rủi ro hơn.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email:

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.

Nguồn gốc và so sánh tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại? Vai trò của tín dụng thương mại? Ưu và nhược điểm của tín dụng thương mại?

Tín dụng thương mại hiện nay được xem là phương tiện hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp muốn kinh doanh hoặc phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhưng chưa có điều kiện. Tùy thuộc vào từng thời kỳ, giai đoạn, đối tượng mà tín dụng thương mại sẽ mang lại những giá trị khác nhau. Vậy vai trò và ưu nhược điểm của tín dụng thương mại? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Nguồn gốc và so sánh tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại?

Thứ nhất, nguồn gốc của tín dụng thương mại

Từ xưa với nhu cầu kinh doanh và hỗ trợ trong quá trình thanh toán các khoản nợ của các thương nhân thì với hình thức sơ khai của tín dụng thương mại là phiếu đã xuất hiện vào thế kỉ XII. Và để phục vụ cho nhu cầu thương mại thì đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa, kỳ phiếu có thêm thuộc tính chuyển nhượng được gọi là thương phiếu. Cũng trong thời kỳ cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung, ở các nước xã hội chủ nghĩa Nhà nước không thừa nhận quan hệ mua bán chịu hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh nên tín dụng thương mại không được pháp luật thừa nhận. Chính vì thế mà nhà nước đến thời điểm hiện tại chỉ cho phép các thương nhân được sử dụng tín dụng ngân hàng trong hoạt động giao thương, buôn bán. Và từ đó tín dụng thương mại được xuất hiện trên thị trường.

Thứ hai, so sánh tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng

Một, về bản chất

– Tín dụng ngân hàng là loại quan hệ tín dụng mà tại đây các chủ thể tham gia chính là giữa các ngân hàng với nhau, với các tổ chức tín dụng khác, với các nhà doanh nghiệp và các nhân [bên đi vay]. Trong đó, các tổ chức tín dụng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng một thời gian nhất định theo thỏa thuận, trao đổi và tự nguyện với nhau để thực hiện một giao dịch trong một thời gian nhất định và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vố gốc và lãi cho tổ chức tín dụng khi đến hạn thanh toán.

– Tín dụng thương mại là hình thức tín dụng giữa những người sản xuất kinh doanh với nhau và được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa tức là người bán sản phẩm sẽ cho người mua sử dụng hàng hóa để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình, chưa cần phải trả tiền liền cho người bán. Mục đích của hoạt động này chính là nhằm giúp cho người bán có thể tiêu thụ được sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa của mình ra thị trường, còn đối với người mua thì có thể kiếm được lợi nhuận từ việc bán hàng hóa, sau đó thu lại doanh thu và thanh toán cho bên người bán. Đây là lợi ích qua lại giữa bên bán và bên mua.

Tuy nhiên, các bên cần phải có những thỏa thuận, văn bản giao kết, hợp đồng đảm bảo tính pháp lý để tránh trường hợp xảy ra tranh chấp, bên mua không thanh toán cho người bán, hoặc chậm trả từ đó gây ảnh hưởng đến lợi ích của bên bán sản phẩm.

Hai, chủ thể

Xem thêm: Tín dụng là gì? Tín dụng ngân hàng là gì? Đặc điểm và các loại tín dụng?

Đối với tín dụng thương mại thì chủ thể thực hiện chính là doanh nghiệp với doanh nghiệp, còn đối với tín dụng ngân hàng thì phải có ít nhất 01 bên là ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế.

Ba, đối tượng của giao kết

Đối với tín dụng thương mại thì chính là hàng hóa, còn đối với tín dụng ngân hàng thì chủ yếu là tiền tệ.

Tư về tính chất thì tín dụng thương mại thì chỉ nhắm đến các khách hàng là các doanh nghiệp trực tiếp cho vay, đi vay. Còn đối với tín dụng ngân hàng chính là gián tiếp qua các ngân hàng.

Năm, thời hạn

– Tín dụng ngân hàng có thời hạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cụ thể thì sẽ do nhu cầu của các bên để có thể thỏa thuận với nhau ngắn hạn, hay dài hạn.

– Đối với tín dụng thương mại thì sẽ có thời hạn ngắn hạn.

Sáu, về quy mô

Xem thêm: Tín dụng thương mại là gì? So sánh với tín dụng ngân hàng?

– Tín dụng ngân hàng có quy mô tương đối lớn, rộng và thường độc lập với chu kỳ sản xuất kinh doanh.

– Tín dụng thương mại bị hạn chế do tín dụng thương mại phát triển và vận động theo chu kỳ sản xuất kinh doanh và rút ngắn chu kỳ, giảm chi phí nên góp phần làm phát triển sản xuất kinh doanh.

Bảy, hình thức tín dụng

– Tín dụng thương mại với hình thức tín dụng là hợp động trả chậm thương phiếu gồm hối phiếu [giấy đòi tiền vô điều kiện do người bán phát hành] và lệnh phiếu [giấy cam kết trả tiền vô điều kiện do người mua phát hành].

– Tín dụng ngân hàng chính là hợp đồng tín dụng từng lần, cho vay tho thời hạn mức tín dụng, thỏa thuận tín dụng tuần hoàn, cho vay đầu tư dài hạn…

2. Vai trò của tín dụng thương mại:

Với nền kinh tế đang ngày càng phát triển như hiện nay thì tín dụng nói chung và tín dụng thương mại nói riêng là hình thức tín dụng được nhiều người quan tâm. Theo đó, tín dụng thương mại có vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế hiện nay và từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, từ đó phù hợp với nhu cầu tín dụng của thương mại trong các doanh nghiệp cùng sản xuất ra một loại sản phẩm dùng chung.

Thứ nhất, đối với khách hàng cá nhân thì tín dụng đã giúp cho nhiều người co được nguồn vốn để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình trong hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó còn giúp cho họ có được một cuộc sống ổn định, sung túc hơn bằng việc mua trả góp nhà, điện thoại, máy tính, xe máy, ô tô…. Không những thế nhiều người lao động bị thất nghiệp do dịch bệnh kéo dài dẫn đến không đủ trang trải sinh hoạt, chi phí tiêu dùng hằng ngày thì tín dụng chính là một công cụ giúp họ giải quyết được những khó khăn trong một khoản thời gian tạm thời.

Thứ hai, đối với người mua là các doanh nghiệp thì tín dụng thương mại sẽ mang lại nhiều lợi thế.

Xem thêm: Quan hệ tín dụng là gì? Phân loại và bản chất của quan hệ tín dụng?

Cụ thể trong một số trường hợp, một số người mua nhất định có thể thương lượng các điều khoản hoàn trả tín dụng thương mại dài hơn, điều này mang lại nhiề lợi thế hơn. Tuy nhiên để có thể được xem là chủ thể của tín dụng thương mại thì người bán cần phải có những yếu tố để đáp ứng đủ điều kiện nhận tín dụng thương mại.

Do đó, tín dụng thương mại sẽ giúp cho doanh nghiệp sở hữu, sản xuất và bán hàng hóa trước khi phải trả tiền cho sản phẩm, dịch vụ. Tức là lúc này các doanh nghiệp có thể có thể lấy được sản phẩm, dịch vụ và sau đó có thời gian thu được lợi nhuận sau đó tiến hành chi trả sau cho ngân hàng. Còn đối với các giao dịch kinh doanh quốc tế cũng liên quan đến các điều khoản tín dụng thương mại. Nói chung, nếu tín dụng thương mại được cung cấp cho người mua, nó thường luôn mang lại lợi thế cho dòng tiền của công ty.

Thứ ba, đối với người bán

Đây là phương án được các doanh nghiệp cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định có nên bán nợ sản phẩm, dịch vụ hay không. Tuy nhiên cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng để có thể đưa hàng hóa mình được lưu thông trên thị trường. Với phương án này thì không chỉ người bán được lợi mà người mua cũng được lợi, đây là lợi ích đôi bên cùng có lợi.

Nhưng để có thể lựa chọn được phương án này thì phải phụ thuộc vào hàng hóa, giá trị và đặc biệt là sự thỏa thuận của các bên về vấn đề này trên nguyên tắc tự nguyện. Và để có thể đảm bảo được khả năng thanh toán của bên mua thì các bên trước khi thực hiện cần phải có văn bản, hợp đồng thỏa thuận chi tiết, đảm bảo giá trị pháp lý để làm căn cứ giải quyết trong trường hợp nếu xảy ra tranh chấp sau này.

Như vậy, chúng ta có thể thấy tín dụng thương mại mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cho bản thân bên bán và bên mua. Và tuy nhiên để đảm bảo làm cơ sở giải quyết cho những vấn đề phát sinh sau này thì các bên cần thỏa thuận, giao kết văn bản hoặc hợp đồng.

3. Ưu và nhược điểm của tín dụng thương mại:

3.1. Ưu điểm của tín dụng thương mại:

– Tín dụng thương mại còn tham gia vào hỗ trợ các doanh  nghiệp trong quá trình kinh doanh. Cụ thể các doanh nghiệp có thể dễ dàng, thuận tiện để lưu chuyển dòng tiền trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh, tín dụng ngân hàng còn giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng thanh toán các khoản tiền hàng, tiền nguyên vât liệu, hay các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh.

– Tín dụng thương mại còn tham gia vào việc điều tiết về vốn giữa các doanh nghiệp với nhau một cách trực tiếp và nhanh chóng nhất mà không cần thiết phải thông qua bất kỳ một cơ quan hay tổ chức trung gian nào khác.

Xem thêm: Hạn mức tín dụng là gì? Quy định về cách tính hạn mức tín dụng?

– Về hình thức tín dụng thương mại có ưu điểm chính là góp phần đẩy nhanh các quá trình hoạt động sản xuất cũng như lưu thông hàng hóa tại các doanh nghiệp, giúp làm cho chu kỳ sản xuất được diễn ra ngắn hơn và mang lại hiệu quả doanh thu cao cho các doanh nghiệp.

– Tín dụng thương mại cũng tạo điều kiện cho việc mở rộng các hoạt động của tín dụng ngân hàng thông qua một số nghiệp vụ cơ bản về chiết khấu, hay cầm cố thương phiếu.

3.2. Nhược điểm của tín dụng thương mại:

Bên cạnh những ưu điểm liệt kê ở trên thì đối với bên bán sẽ có những bất lợi nhất định hơn đối với bên mua hàng khi sử dụng đến tín dụng thương mại. Đó chính là doanh thu sẽ bị trì hoãn, bởi vì đây là hoạt động bán nợ cho doanh nghiệp nên sẽ chưa thể nào hoàn lại vốn được, điều này phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của bên mua hàng. Từ đó gây ra nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến tran trải cho các chi phí duy trì hoạt động.

Tín dụng thương mại cũng đi kèm với các khoản nợ khó đòi vì một số doanh nghiệp mua chắc chắn sẽ không thể thanh toán. Do đó tín dụng thương mại đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chịu rủi ro khi mở rộng tài chính. Nhiều trường hợp người mua không thể bán được sản phẩm ra ngoài thị trường thì khả năng nợ sẽ kéo dài, nhiều trường hợp bên mua không có khả năng chi trả.

Như vậy, trước khi sử dụng tín dụng thương mại thì bản thân các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ nên cân nhắc kỹ vấn đề, khả năng chi trả, chiến lược kinh doanh của bên mua để có thể hạn chế được những rủi ro không đáng có.

Video liên quan

Chủ Đề