Ủy ban nhân dân được tổ chức thành máy cấp

Bộ máy Nhà nước là gì? Gồm những cơ quan nào?

Nhà nước là cơ quan nắm giữ quyền lực, chính trị của xã hội quyết định những vấn đề trọng yếu của đất nước và thực hiện điều hành, vận hành hoạt động của Nhà nước của xã hội.

Nhà nước tổ chức ra một bộ máy chính quyền nắm giữ mọi quyền lực của đất nước, thiết lập các chính sách chính trị - xã hội, ban hành pháp luật và điều tiết mọi hoạt động của đất nước.

Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quan: Cơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

- Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước [theo Điều 69 Hiến pháp 2013]

- Nhóm cơ quan hành pháp bao gồm các cơ quan hành chính Nhà nước đứng là Chính phủ. Sau đó là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…

- Cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan xét xử và các cơ quan kiểm sát.

Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm các cơ quan nào?
 

Tổ chức các phân hệ của bộ máy Nhà nước

Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành các phân hệ sau:

Quốc hội

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là 05 năm.

[Theo Điều 69, 71 Hiến pháp 2013]

Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước. 

[Theo Điều 86, 87 Hiến pháp 2013]

Chính phủ

Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.

- Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

- Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủvà chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công.

Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.

Về nguyên tắc, Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. 

[Theo Điều 94, 95 Hiến pháp 2013]

Các cơ quan xét xử

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân gồm:

- Tòa án nhân dân tối cao.

- Tòa án nhân dân địa phương.

- Tòa án quân sự.

- Các tòa án do luật định.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 

[Căn cứ Điều 102 Hiến pháp]

Các cơ quan kiểm sát

Theo Điều 107 Hiến pháp 2013, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Các cơ quan kiểm sát gồm:

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Viện kiểm sát nhân dân địa phương.

- Viện kiểm sát quân sự.

Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.

Trong đó:  

- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

[Theo Điều 113 Hiến pháp]

- Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.

Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước cấp trên giao.

[Theo Điều 114 Hiến pháp]

Trên đây là thông tin về: Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm các cơ quan nào? Nếu có vướng mắc, bạn đọc gọi đến tổng đài 1900.6199  để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam giải đáp.

>> Thủ tục hành chính là gì? Ví dụ về thủ tục hành chính

01[50]/2009

Mục lục

  • 1.Đặt vấn đề
  • 2.Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức chuyên môn trực thuộc
  • 3.Về tổ chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tại Thành phố Hồ Chí Minh
  • 4.Thực tiễn tổ chức và hoạt động của tổ chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tại Thành phố Hồ Chí Minh
  • 5.Tài liệu tham khảo

Tổ chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tại Thành phố Hồ Chí Minh

LƯU ĐỨC QUANG

01[50]/2009 - 2009, Trang 40-28

Ngày đăng:

  • Trích dẫn
  • Share

    • Twitter
    • Facebook
    • Zalo

TÓM TẮT

không có


ABSTRACT:

no

TỪ KHÓA: không có,

KEYWORDS: no,

Trích dẫn:

×

LƯU ĐỨC QUANG, Tổ chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 01[50]/2009, Trang 40-28

//tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=58a74d65-7e5d-4556-ad8c-9b1fc631302a

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký

Bài viết đã được lưu vài tài khoản.

×

Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

1. Đặt vấn đề

Theo quy định của Hiến pháp năm 1992, “ủy ban nhân dân [UBND] do Hội đồng nhân dân [HĐND] bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các vănbản của cáccơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyếtcủa Hội đồng nhân dân” [Điều 123]. Đểđảm bảo hoạt động có hiệu quả, UBND lập ra các cơ quan tham mưu, giúp việc cho UBND trong việc thực thi thẩmquyền chung, thực hiện quản lý toàn diện ở địa phương, đồng thời là cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn lãnh thổ, đảm bảo sự thống nhất của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ươngđến cơ sở.

Chươngtrình tổngthể cải cách hành chính nhà nướcgiai đoạn 2001 - 2010 [Ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ [ngày 17/9/2001] chỉ rõ: “Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện được tổ chức lại gọn nhẹ, thực hiện đúng chức năng quảnlý nhà nước theo nhiệm vụ và thẩmquyền được xác định trong Luật tổ chức HĐND và UBND. Xác định rõ tính chất, cơ cấu tổchức, chếđộ làm việc của chính quyền cấp xã'\ Nghị quyết Hội nghị Trung ương5 khóa X về “Đẩymạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước” cũng nêu ra một trong các giải pháp sau: Khẩntrương xây dựng và thực hiện quy hoạch tổngthể đơn vị hành chính cáccấp, trên cơ sở để ổnđịnh cơ bảncác đơn vị hành chính ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã. Kiện toàn, thống nhấthệ thống cơ quan chuyên môn của cáccấp chính quyền ”.

Thực hiện công cuộc cải cách chính quyền cơ sở, chúng ta cần tổngkết một cách nghiêm túc sự phát triểncủa các thiết chế bộ phận thuộc chính quyền cơ sở. Bài viết này trình bày về sự phát triểncủa pháp luật và thực tiễn tổ chức, hoạt động của các Tổ chức chuyên môn thuộc UBND cấp xã [TCCM] tại Tp. Hồ Chí Minh.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức chuyên môn trực thuộc

Theo Hiến pháp năm 1992, xã, phường, thị trấn [gọi chung là cấp xã] là cấp cơ sở trong hệ thống đơn vị hành chính ở nước ta. UBND cấp xã với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước gần dân nhất - nơi trực tiếp hiện thực hóa chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước - tiến hành hoạt động quản lý nhà nước một cách “trực tiếp, cụ thê, thường xuyên, liên tục”đối với tất cả các lĩnh vực đời sống tại địa phương. Đê làm tốt vai trò này, UBND cấp xã bên cạnh việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên và ban hành các văn bản theo thâm quyền, kiêm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật, kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân theo thâm quyền tại địa phương còn phải tiến hành các hoạt động mang tính tổ chức xã hội, vận động quần chúng tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân[1]. Trong quá trình đó, các TCCM trực thuộc đã được thành lập [thường được gọi tắt là Ban]. Từ lâu, sự ra đời và hoạt động của chúng đã trở thành một hiện tượng pháp lý - hành chính sinh động của chính quyền cơ sở.về phương diện lý luận, các nhà khoa học đều nhất trí quan diêm không thừa nhận sự tồn tại các cơ quan chuyên môn ở UBND cấp xã bởi mấy lý do sau: một là, các ban phụ thuộc nhiều vào UBND, thiếu đi tính độc lập của một tổ chức được gọi là “cơ quan hai là, cơ cấu tổ chức của các ban rất đơn giản, chỉ có Trưởng ban, Phó ban và một số ủy viên[2]; ba là, nhân sự của các ban có hiện tượng trùng lắp, đặc biệt, một số thành viên UBND [thường là Chủ tịch, Phó chủ tịch] đứng đầu nhiều ban.

Về phương diện pháp luật thực định, vấn đề này được quy định thiếu cụ thể và chưa thống nhất. Cụ thể là:

- Các Luật về tổ chức chính quyền địa phương năm 1962, 1983, 1989, 1994 và 2003 không xác định rõ UBND cấp xã có cơ quan chuyên môn trực thuộc hay các ban là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã[3];

- Quyết định số 112/HĐBT ngày 15/10/ 1981 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của chính quyền cấp xã xác định 7 Ban chuyên môn thuộc UBND cấp xã gồm: Ban kinh tế - ke hoạch; Ban tài chính; Ban văn hóa - xã hội; Ban chỉ huy quân sự; Công an xã; Trạm bưu điện; Trạm y tế. Đây là văn bản quy phạm hiếm hoi quy định một cách thống nhất về loại tổ chức này do Hội đồng Bộ trưởng [nay là Chính phủ] ban hành;

- Thông tư số 2248-VH-TC ngày 04/10/ 1985 của Bộ văn hóa quy định: Ban văn hóa và thông tin của UBND cấp xã là cơ quan chuyên trách',

- Thông tư liên bộ số 07/TT/LB ngày 20/ 6/1986 của Bộ tài chính - Tông cục bưu điện hướng dẫn thi hành Quyết định số 112/ HĐBT về tổ chức Trạm bưu điện xã quy định: “Trạm bưu điện xã là cơ quan chuyên trách công tác thông tln liên lạc trong nội bộ xã, của UBND xã, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của UBNDxã, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành bưu điện ”;

- Nghị định số 42/CP ngày 21/6/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và lề lối làm việc của Úy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình quy định: “Xã, phường và tương đương thành lập Ban dân số- kê hoạch hóa gia đình. Chủ tịch UBND trực tiếp làm trưởng ban... ”.

- Thông tư liên bộ số 12-TTLB ngày 26/7/ 1993 của Bộ Tư pháp - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan tư pháp địa phương quy định: “Ban tư pháp xã, phường, thị trấn là cơ quan chuyên môn của UBNDxã, phường, thị trấn: chịu sự chỉ đạo về chuyên môn. nghiệp vụ của Phòng tư pháp”-,

- Thông tư số 13/1998/TTLT-TCCP- BV&CSTEVN ngày 07/01/1998 của Ban tổ chức - cán bộ Chính phủ và úy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam [UBBV&CSTE] hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của UBBV&CSTE ở địa phương, tổ chức bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương quy định: “Ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em xã có trách nhiệm giúp đỡ Chủ tịch UBND xã tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và các chủ trương, chính sách, luật pháp khác liên quan đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: điều hoầ phối hợp các ban. ngành, cấc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội thực hiện chương trình hành động vì trẻ em trong phạm vi xã; chịu sự hướng dân, kiêm tra của UBBV&CSTE cấp trên về chuyên môn nghiệp vụ ”;

- Đề án tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp của Ban tổ chức - cán bộ Chính phủ [năm 1998] đã đưa ra phương án về “tổ chức chuyên môn ”của UBND cấp xã. Theo đó, các Ban chuyên môn của UBND cấp xã được tổ chức trên cơ sở các văn bản pháp luật hiện hành đê giúp UBND thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của mình đã được quy định trong Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND mỗi cấp năm 1996 gồm 8 Ban và cơ quan tương đương: Ban kinh tế - kế hoạch; Ban tài chính; Ban văn hóa - xã hội; Ban công an; Ban chỉ huy quân sự; Ban dân số - kế hoạch hóa gia đình; Ban bảo vệ - chăm sóc trẻ em, Văn phòng HĐND và UBND;

- Thông tư số 60/2003/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn quy định: “UBND cấc cấp có kê hoạch cụ thể từng bước củng cốBan Tài chính của các xã đê Ban Tài chính xã thực hiện tôt chức năng giúp UBND xã quan lý ngân sách xã vầ các hoạt động tài chính khác của xã theo chê độ quy định. ”;

- Luật Sửa đôi, bô sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2005 quy định: “UBND các cấp thành lập Hội đồng nghĩa vụ quân sự ở cấp mình đê giúp UBND tổ chức thực hiện công tấc nghĩa vụ quân sự ở địa phương”',

- Luật Quản lý thuế năm 2006 quy định: “Hội đồng tư vấn thuê xã, phường, thị trấn do Chủ tịch UBND quận. huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Chi cục trương Chi cục thuê quản lý thuê tại địa bàn xã, phường, thị trấn...

Như vậy, tuy còn thiếu cụ thể và chưa thống nhất nhưng những quy định vừa nêu cho phép chúng ta khang định sự tồn tại [về mặt pháp lý] của các TCCM thuộc UBND cấp xã.[4]

[1] Báo cáo khoa học đề tài cấp Bộ “Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước của Chính quyền địa phương trong điểu kiện nền kinh tê thị trường [Qua thực tiễn tại thành phô Hồ Chí Minh]”, Mã số B97-26-03, Khoa Luật Hành chính,Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. 1999, tr. 31.

[2] Vũ Thư, “Về hướng hoàn chỉnh các cơ quan chuyên môn thuộc úy ban nhân dân’’, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/1999. Xem thêm: Nguyễn Văn Hợp, “Vấn đề đổi mới UBND các cấp”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 9/1999.

[3] Luật Tô chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003 trao Chính phủ trách nhiệm quy định tô chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND và hướng dẫn về tô chức một số cơ quan chuyên môn đê HĐND cấp tỉnh quyết định phù hợp với đặc diêm riêng của địa phương [Điều 130].

[4] Khái niệm “tô chúc chuyên môn” mà chúng tôi sử dụng xuất phát từ một phương án được nêu trong Đe án tô chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp của Ban tô chức - cán bộ Chính phủ [năm 1998].


3. Về tổ chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đê xây dựng cơ sở pháp lý cho việc tổ chức chính quyền thành phố và chuân bị thống

Qua đây có thể thấy lần đầu tiên về mặt pháp lý, TCCM chính thức xuất hiện trong tổ chức của UBND cấp xã tại Tp. Hồ Chí Minh; cơ cấu của các ban khá phù hợp với hoàn cảnh chính quyền cách mạng lâm thời, quần chúng nhân dân được huy động cao độ tham gia công việc quản lý nhà nước, thành phần của các ban khá đơn giản; các ban thể hiện rõ vai trò là bộ phận giúp việc của UBND trong hoạt động thi hành mệnh lệnh của cấp trên cũng như của UBND cấp xã.

3.1 Từ ngày 01/9/1978 đến ngày 31/ 3/1981

Ngày 21/8/1978, UBNDTP ban hành Quyết định số 178/QĐ-UB ban hành Bản quy định tạm thời về tổ chức, biên chế và chế độ trợ cấp hàng tháng cho cán bộ phường, xã, thị trấn.

Bản quy định đã chia các tổ chức chuyên môn thành hai loại:

1. TCCM cơ hữu thuộc UBND cấp xã: là TCCM được thành lập đê đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ công tác có tính chất thường xuyên, lâu dài ở địa phương. Bản quy định chỉ rõ UBND cấp xã thành lập 8 ban gồm: Văn phòng UBND; Ban tài chánh - thương nghiệp; Ban thương binh - xã hội; Ban y tế; Ban thông tin văn hóa - giáo dục - thể dục the thao; Ban quân sự; Ban công an; Ban tiêu thủ công nghiệp và lao động [ở phường, thị trấn] hoặc Ban sản xuất nông nghiệp - thủy lợi [ở xã].

2. TCCM không cơ hữu thuộc UBND cấp xã: là TCCM được thành lập đê tiến hành những công tác có tính chất đột xuất, tạm thòi và sẽ giải thể ngay sau khi công tác được hoàn thành. Chúng thường có tên gọi là Ban chỉ đạo hoặc Hội đồng...

Về cơ cấu tổ chức: Trưởng ban là úy viên UBND, các thành viên khác gồm hai loại: thành viên chuyên trách [cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ], thành viên không chuyên trách [đại diện các ban ngành, đoàn thể có liên quan và một số quần chúng tốt, có uy tín và thông thạo công việc], về chức năng-. các ban có hai chức năng: tuyên truyền, vận động quần chúng và giúp UBND quản lý hành chính - kinh tế, chuyên môn, nghiệp vụ trong phạm vi chuyên môn của mình, về quan hệ công tấc: các ban hoạt động theo chế độ trong Bản quy định.

Qua đây có thể thấy trong thời kỳ này, các TCCM thuộc UBND cấp xã được phân chia theo tính chất công tác; xu hướng chuyên nghiệp hóa về nhân sự cũng như lĩnh vực hoạt động của ban; chức năng của các ban đã được xác định rõ nhằm tạo cho cấp chính quyền cơ sở một “cơ chê thống nhất, vững mạnh, có hiệu lực đủ đảm bảo quyền làm chủ tập thể của nhân dân

3.2 Từ ngày 01/4/1981 đếnngày 28/ 6/1985 [đốivới phường và thị trấn] - Từ ngày 01/4/1981 đến ngày 09/12/ 1993 [đối với xã]

Nhằm tăng cường sự phân công, phân cấp quản lý, ngày 20/3/1981, UBNDTP ban hành Bản quy định về phương hướng và nội dung phân công, phân cấp quản lý cho phường, xã kèm theo Quyết định số 53/QĐ- UB và Thông tư số 06/TT-UB về tổ chức bộ máy chính quyền cấp phường, xã và hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ đối với cán bộ phường, xã.[6] Đối với các xã, trên thực tế, Quyết định số 53/QĐ-UB cũng đồng thời được áp dụng đến năm 1993 mà không áp dụng Quyết định số 112/HĐBT [15/10/1981] của HĐBT về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã.

Về tính chất: các ban là “cơ quan chuyên môn của UBND đồng thời mang tính chất quần chúng” [Phần 1, Thông tư 06/TT-UB]. Với tính chất đó, các ban thực hiện hai chức năng: giúp UBND tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác, quản lý hành chính - kinh tế, nghiệp vụ chuyên môn; tạo điều kiện đê nhân dân thực hiện quyền làm chủ tập thê, tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Bản quy định này vẫn xác định hai loại TCCM dựa vào tính chất công tác tạm thời hay thường xuyên và tùy theo tình hình cụ thể mà UBND cấp xã có thể ghép các ban lại với nhau. Các TCCM thường xuyên gồm có: Văn phòng UBND; Ban ke hoạch - thống kê - lao động; Ban tài chính - thuế; Ban thương nghiệp - quản lý thị trường; Ban văn hóa thông tin và truyền thanh; Ban giáo dục - nhà trẻ; Ban y tế; Ban thể dục thể thao; Ban thương binh - xã hội; Ban xây dựng nhà đất và công trình công cộng; Ban công an; Ban chỉ huy phường đội [xã đội]; Ban tiêu thủ công nghiệp [ở phường, thị trấn] hoặc Ban sản xuất nông nghiệp và thủy lọi [ở xã].

Về cơ cấu tổ chức: các ban chuyên môn [trừ Ban công an và Ban chỉ huy phường đội, xã đội] bao gồm cán bộ chuyên trách làm nòng cốt; đại diện các ban ngành, đoàn thể quần chúng, các tổ chức dân lập có liên quan và một số quần chúng tốt. về quan hệ công tấc: các ban chịu sự lãnh đạo về mọi mặt của UBND cấp xã, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan ngành dọc cấp huyện.

Trong giai đoạn này, các cơ quan trung ương cũng ban hành một số văn bản quy định về chính quyền cơ sở. Một điều khá lý thú là sự phân cấp cho Thành phố cũng đã được thể hiện rõ trong Quyết định số 94/HĐBT [26/9/1981] của HĐBT về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy chính quyền cấp phường: “Ọuyêt định này được thi hành ở tất cả các phường trong ca nước và có hiệu lực từ ngày ban hành: riêng Tp. HCM được thi hành thí điểm theo Ọuyểt định sô 53/ỌĐ-UB [ngày 20/3/1981] cua UBND Tp. HCM”.

Qua đây có thể thấy, Tp. HCM là địa phương thực hiện thí điêm việc tổ chức bộ máy chính quyền cơ sở nói chung cũng như TCCM thuộc UBND cấp xã nói riêng; quá trình tăng cường phân công, phân cấp quản lý cho cấp cơ sở tiếp tục được đây mạnh và đã tạo nên dấu ấn khá sâu đậm trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức chuyên môn mà biêu hiện rõ nét nhất là việc lần đầu tiên, thuật ngữ “cơ quan chuyên môn” được sử dụng tại Thông tư số 06/TT-UB để mô tả tổ chức này.

3.3. Từ ngày 29/6/1985 đến ngày 23/ 7/1991 [đốivới phường và thị trấn]

Rút kinh nghiệm từ quá trình tăng cường phân công, phân cấp quản lý cho chính quyền cơ sở, ngày 29/6/1985, UBNDTPban hành Bản quy định về phân công, phân cấp quản lý, tổ chức bộ máy chính quyền cấp phường và vận dụng tạm thời chính sách, chế độ đối vói cán bộ phường kèm theo Quyết định số 123/QĐ-UB. Bản quy định trên đã thể hiện hết sức rõ nét chủ trương phân công, phân cấp của Nhà nước ta trong thòi kỳ quản lý kinh tế - xã hội theo cơ chế tập trung, bao cấp7.

Tại Thành phố, ngoài chức năng quản lý nhà nước các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, cải tạo các thành phần kinh tế và tuỳ điều kiện, UBND phường có thể xây dựng các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp quốc doanh, tập thể hoặc cá thể cũng như quản lý Họp tác xã mua bán, các tổ chức dịch vụ xây dựng và sửa chữa nhỏ, tiêu thương và kinh tế gia đình. Do đó, các TCCM thuộc UBND phưòng cũng có sự điều chỉnh nhất định trong tổ chức và hoạt động.

Về chức năng, nhiệm vụ: một là, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội ở phường; hai là, đảm bảo sự thống nhất quản lý theo ngành dọc.

Về cơ cấu tổ chức: các ban chuyên môn gồm: Văn phòng UBND; Ban kế hoạch; Ban sản xuất tiêu thủ công nghiệp; Ban sản xuất nông nghiệp [ở phường có hoạt động nông nghiệp]; Ban tài chánh - thương nghiệp; Ban văn xã; Ban tư pháp; Ban chỉ huy quân sự; Công an phường; Ban thanh tra nhân dân.

Về quan hệ công tác: các ban chịu sự quản lý về tổ chức và hoạt động của UBND phường, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận. Các ban thực hiện chế độ họp giao ban vào sáng thứ bảy hàng tuần cũng như chiều thứ bảy cuối mỗi tháng với UBND và các tổ chức liên quan đê đề ra kế hoạch hoạt động cũng như kiêm diêm việc thực hiện chúng.

Qua đây có thể thấy, Thành phố với sự cho phép của Trung ương đã đi đầu thí diêm phân biệt chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị với hệ quả là các TCCM thuộc UBND phường đã được quy định khá chi tiết. Đê đảm bảo tính thống nhất trong quản lý nhà nước, chúng ta đã biến các TCCM thành các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp cơ sở mà chưa lường hết hiệu quả thực của một bộ máy “đẹp”về mặt tổ chức theo kiêu “có trên, có dưới”. Hậu quả của cách tổ chức trên không chỉ thể hiện bằng hiệu quả quản lý mà còn in sâu trong nếp nghĩ, cách làm của đội ngũ cán bộ cơ sở cho tới hôm nay.

3.4 Từ ngày 24/7/1991 đến nay

Từ khi Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 có hiệu lực tới nay, quy định về TCCM thuộc UBND cấp xã nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm của các cơ quan nhà nuớc tù Trung uơng đến Thành phố.

Sau khi Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1989 ra đòi, UBNDTP đã ban hành Bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy chính quyền cấp phuờng kèm theo Quyết định số 231/QĐ-UB [24/7/1991] thay thế Quyết định số 123/QĐ-UB. cùng với việc thu hẹp chức năng quản lý nhà nuớc của chính quyền cấp cơ sở, “tổ chức bộ mấy chánh quyền phường gồm: UBND về Tổ chuyên môn, nhân viên hành chánh giúp việc”. Văn bản này không còn quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của các Tổ chuyên môn, trù phần nói về quan hệ công tác của Ban chỉ huy công an và Ban chỉ huy quân sự.

Ngày 10/12/1993, UBNDTP đã ban hành Bản quy định tạm thời chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của UBND xã kèm theo Quyết định số 1852/QĐ-UB-NC thay thế Quyết định số 53/QĐ-UB và Thông tu số 06/TT-UB. Bản quy định này cũng không quy định chi tiết về TCCM thuộc UBND xã; ngoài phần quy định về thành phần của Ban chỉ huy quân sự và Ban chỉ huy công an.

[6] Đối với UBND phường, Quyết định số 53/QĐ- UB và Thông tư số 06/TT-UB được thay thế bằng Quyết định số 123/QĐ-UB [29/6/1985]. Đối vói UBND xã, Quyết định số 53/QĐ-UB và Thông tư số 06/TT-UB được thay the bằng Quyết định sô 1852/QĐ-UB-NC [Ỉ0/Ỉ2/Ỉ993Ỵ


4. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của tổ chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tại Thành phố Hồ Chí Minh

Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi xin trình bày sau đây một số nội dung về thực trạng cũng nhu đua ra nhận xét về tổ chức và hoạt động của các TCCM thuộc UBND cấp xã trên địa bàn Tp. HCM.

4.1 Thực trạng tổ chức và hoạt động về nhiệm vụ: các TCCM thường có những nhiệm vụ sau: một là, tham mưu cho UBND cùng cấp xây dựng chương trình, kế hoạch quản lý nhà nước ở địa phương; hai là, trực tiếp thực hiện chương trình, kế hoạch quản lý nhà nước do UBND cùng cấp đưa ra hoặc thực thi nhiệm vụ cụ thể do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp trao cho theo từng lĩnh vực chuyên môn nhất định; ba là, phối hợp với các TCCM khác, đoàn thể quần chúng tuyên truyền, vận động các đối tượng hữu quan tích cực thực hiện đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Về cách thành lập: các TCCM phần lớn được tổ chức theo nguyên tắc “song trùng trực thuộc” - vừa trực thuộc UBND cùng cấp, vừa trực thuộc cơ quan chuyên môn cấp trên như Ban tư pháp, Ban tài chính; hoặc chủ yếu trực thuộc cơ quan chuyên môn cấp trên như Ban chỉ huy công an, Ban chỉ huy quân sự, Hội đồng tư vấn thuế; hoặc chủ yếu trực thuộc UBND cùng cấp như Văn phòng UBND, Hội đồng giáo dục, Hội đồng nghĩa vụ quân sự. Dựa vào nguyên tắc trên, các TCCM được thành lập bằng hai cách sau: một là, UBND trực tiếp ban hành quyết định thành lập đối với Ban tư pháp, Ban tài chính, Văn phòng UBND, Hội đồng giáo dục, Hội đồng nghĩa vụ quân sự; hai là, cơ quan quản lý cấp trên ban hành quyết định thành lập đối với Ban chỉ huy công an, Ban chỉ huy quân sự, Hội đồng tư vấn thuế.

Về số lượng: theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay, UBND cấp xã tại Tp. HCM có ít nhất 8 TCCM sau: Văn phòng UBND; Ban tư pháp[7]; Ban tài chính[8] [9] [10] [11]; Ban chỉ huy công an; Ban chỉ huy quân sự; Hội đồng giáo dục10; Hội đồng tu vấn thuế11; Hội đồng nghĩa vụ quân sự12.

về nhân sự: thành viên của các ban được bố trí như sau: Ban tư pháp: Trưởng ban thường là Chủ tịch UBND, cán bộ tư pháp - hộ tịch chuyên trách, đại diện công an, UBMTTQ và các đoàn thể. Ban tài chính: Trưởng ban là uỷ viên UBND phụ trách công tác tài chính, kế toán và thủ quỹ [Trưởng ban thường là Chủ tịch UBND kiêm chủ tài khoản của UBND mở tại Kho bạc nhà nước]. Hội đồng nghĩa vụ quân sự: Chủ tịch là Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch là Xã đội trưởng, các ủy viên là người phụ trách các ngành công an, tư pháp, y tế, tài chính và đại diện UBMTTQ, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, một số thành viên khác do Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định. Hội đồng tư vấn thuế: đại diện UBND, UBMTTQ, Công an; đại diện các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh; Chi cục thuế quản lý tại địa bàn. Hội đồng giáo dục: đại diện Đảng bộ, UBND, các đoàn thể quần chúng, ngành giáo dục, một số nhân sỹ trí thức am hiểu và quan tâm đến công tác giáo dục và đại diện phụ huynh học sinh. Văn phòng UBND: úy viên văn phòng và một số thành viên khác.

Về mối quan hệ công tác: TCCM xác lập các mối quan hệ sau:

- Mối quan hệ giữa các thành viên của TCCM: về quan hệ này chủ yếu được xây dựng qua vai trò điều phối của cán bộ chuyên trách. Đối vói những hoạt động mang tính tổ chức xã hội, cán bộ chuyên tráchthường thay mặt Trưởng ban [kiêm lãnh đạo UBND] phân công công tác cho từng thành viên và theo dõi tình hình thực hiện đê báo cáo cho Trưởng ban. Trong khi đó, phần lớn các hoạt động mang tính quản lý nhà nước đều do cán bộ chuyên trách thực hiện.

- Mối quan hệ giữa TCCM với UBND cáp xã: về mặt nhân sự, Trưởng ban chỉ huy quân sự và Ban chỉ huy công an được cơ cấu là ủy viên UBND, Trưởng các ban khác đều do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND đảm nhiệm, về hoạt động, các tổ chức này có trách nhiệm tham mưu giúp UBND hoặc trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý nhà nước hoặc các hoạt động khác có liên quan.

- Mối quan hệ giữa TCCM với cơ quan quản lý cấp trên: Ngoại trừ văn phòng UBND, các tổ chức chuyên môn khác đều có quan hệ trực thuộc ngành dọc với cơ quan quản lý cấp trên về chuyên môn nghiệp vụ lẫn nhân sự.

- Mối quan hệ giữa TCCM với các tổ chức chính trị - xã hội'. Xuất phát từ tính chất hoạt động của chính quyền cơ sở [phối hợp giữa hoạt động mang tính quyền lực nhà nước với hoạt động mang tính tổ chức xã hội], Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên xuất hiện thường xuyên trong tổ chức [là thành viên] cũng như hoạt động [phối hợp] của các ban.

- Mối quan hệ giữa TCCM với các tổ chức dân cư tự quân: TCCM đóng vai trò của người hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cũng như giúp UBND quản lý hoạt động của các tổ chức dân cưtựquản...[12]

Về chế độ hội nghị: Hội nghị được xem là một trong những hình thức hoạt động quan trọng của các TCCM [họp giao ban định kỳ, họp bất thường, họp phân công nhiệm vụ, họp hướng dẫn, vận động, họp sơ kết, tông kết...]. Thành viên của các ban không chỉ tham dự các cuộc họp nội bộ mà còn họp liên ngành với các ban khác, đoàn thể quần chúng, họp với cơ quan ngành dọc cấp trên, họp với các tổ chức dân cư tự quản ở địa phương. Hội nghị đã trở thành mắt xích quan trọng kết nối mọi hoạt động của các ban. Ớ cấp cơ sở, không riêng gì lãnh đạo mà một bộ phận không nhỏ cán bộ chính quyền, đoàn thể cũng lâm vào tình trạng hội họp quá tải.[13]

Về chế độ ban hành văn bản: Điêrn đáng chú ý là tình trạng các TCCM thường sử dụng con dấu có hình Quốc huy của UBND cấp xã. Cơ sở pháp lý của việc sử dụng này đối với một số ban là sự cho phép của UBND cùng cấp. với những ban khác, chúng tôi không tìm thấy bất cứ cơ sở pháp lý nào. Giải thích cho hiện tượng này cũng như thể thức ký ban hành văn bản của các ban [người ký kiêm chức danh lãnh đạo UBND và lãnh đạo ban], các cán bộ cơ sở đưa ra hai lý do sau: một là, do thói quen trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản; hai là, đây là cách “mượn uỵ quyền”của UBND, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ban.[14]

4.2 Nhận xét về tổ chức và hoạt động của tổ chức chuyên môn thuộc UBND cấp xã tại Tp. Hồ Chí Minh

Thứnhât: Quy định của pháp luật còn tản mạn, thiếu nhất quán và chưa thật rõ ràng về sự tồn tại cũng như vị trí của các TCCM thuộc UBND cấp xã. Luật tổ chức HĐND và UBND hiện hành chưa xác định rõ sự tồn tại của TCCM thuộc UBND cấp xã mà chỉ quy định chung về việc tổ chức “các cơ quan chuyên môn thuộc UBND’*6. Một khi chưa xác định chính xác và đầy đủ các vấn đề này thì những bất hợp lý nảy sinh trong tổ chức và hoạt động của chúng là điều khó tránh khỏi.

Thứ hai: Tổ chức và hoạt động của các TCCM thuộc UBND cấp xã hiện nay đang thiếu một số điều kiện cơ bản đảm bảo tính hiệu quả bền vững. Đó là một cơ chế phối hợp hữu hiệu trong việc thực hiện song song hai loại hoạt động [hoạt động mang tính quyền lực nhà nước và hoạt động mang tính tổ chức xã hội] không chỉ trong nội bộ chính quyền cơ sở mà còn trong mối quan hệ với tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương; đó là nhận thức và kỹ năng hành chính hiện đại của cán bộ cấp cơ sở cũng như vấn đề phân cấp quản lý.

[11] Được thành lập theo quy định tại Thông tư liên bộ số 12-TTLB ngày 26/7/1993 của Bộ tư pháp - Ban tô chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tô chức cơ quan tư pháp địa phương.

[12] Được thành lập theo quy định tại Thông tư số

60/2003/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính quy

định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài

chính khác của xã, phường, thị trấn.

[13] Xem thêm: Chu Văn Thịnh, ”vể các mối quan hệ công tác của Ban tư pháp xã, phường, thị trấn”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7/1998]

[14] Xem thêm: Mai Hữu Khuê [chủ nhiệm], Đề tài khoa học “Đôi mới quy tắc hành chính trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước”, Thông tin Khoa học hành chính, số 1/1998.

[8] Theo Nghị định số 58/2001/NĐ-CP về quản lý và sủ dụng con dấu, tô chúc chuyên môn thuộc UBND cấp xã không thuộc đối tuợng đuợc quyền sủ dụng con dấu có hình Quốc huy [Điều 3].


TÀI LIỆU THAM KHẢO

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua

Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới

Video liên quan

Chủ Đề