Va và TTNV là gì

1. Khái niệm điểm chuẩn là gì?

Điểm chuẩn là gì?

Nghe ai đó nói rằng điểm chuẩn của ngành Việt Nam học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn [USSH] năm 2019 là 20 điểm. Nhưng bạn vẫn không hiểu điểm chuẩn là gì? Bởi trước đó bạn từng nghe đến điểm sàn năm nay khoảng chừng 19 điểm. Thật dễ để hiểu sai vấn đề ngay trong tích tắc đúng không nào?

Bạn có thể hiểu đơn giản, điểm chuẩn là điểm trúng tuyển vào một chuyên ngành cụ thể của một cơ sở đào tạo cụ thể nào đó. Điểm chuẩn là mức điểm do chính cơ sở đào đạo đó quyết định, chứ không phải là một cá nhân nào khác, hay nhiều bạn vẫn lầm tưởng điểm chuẩn là do Bộ giáo dục và Đào tạo đưa ra. Trên thực tế, không có một điểm chuẩn chung áp dụng cho tất cả các chuyên ngành, mà mỗi chuyên ngành khác nhau lại có một mức điểm chuẩn khác nhau. Mức điểm chuẩn cho chuyên ngành của cơ sơ đào tạo này cũng không giống và cũng không thể áp dụng cho mức điểm chuẩn cho chuyên ngành đó tại một cơ sở đào tạo khác. Chẳng hạn như, điểm chuẩn của chuyên ngành Việt Nam học của trường Đại học Văn hóa Hà Nội là 19 điểm, nhưng điểm chuẩn cũng của chuyên ngành Việt Nam học của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn là 20 điểm.

Điểm trúng tuyển chính là điểm chuẩn, như vậy có thể hiểu rằng, khi cơ sở đào tạo nhất định nào đó công bố điểm chuẩn trúng tuyển của tất cả các chuyên ngành họ đang đào tạo, thí sinh nào có mức điểm bằng hay có mức điểm cao hơn thang điểm chuẩn mà cơ sở đào tạo đã áp dụng cho chuyên ngành thí sinh đó đăng ký xét tuyển, thì thí sinh đó sẽ trúng tuyển vào ngành đó, có nếu thí sinh nào có mức điểm thấp hơn mức điểm chuẩn, thì thí sinh đó sẽ không được trúng tuyển vào ngành học đã đăng ký xét tuyển. Như vậy, bạn đã hiểu điểm chuẩn là gì rồi phải không nào?

2. Phân biệt với điểm sàn là gì?

Đừng nhầm giữa điểm chuẩn và điểm sàn

Như Hạ Linh đã nói ngay từ đầu, nhiều sĩ tử vẫn không nhầm lẫn giữa điểm chuẩn và điểm sàn. Sau khi biết điểm chuẩn là gì? Chúng ta hãy cùng phân biệt thông số điểm này với điểm sàn nhé!

Một mức điểm do chính Bộ giáo dục và Đào tạo đưa ra để sử dụng làm thang điểm căn cứ xét tuyển cho toàn bộ các cơ sở đào tạo đang hoạt động trên cả nước, nó được công bố ngay sau khi có thông báo chính thức về điểm thi cho thí sinh, mức điểm này gọi là điểm sàn. Điểm sàn được sử dụng như là một cơ sở đảm bảo đầu vào chất lượng nhất cho các cơ sở đạo tạo. Điểm sàn Đại học chính quythường áp dụng cho toàn bộ khối thi, chứ không áp dụng cho từng chuyên ngành như là điểm chuẩn. Chẳng hạn mức điểm sàn năm 2017 là 15 điểm, mức điểm sàn năm 2018 là 16 điểm.... Trên cơ sở đã được thông báo về mức điểm sàn trong năm đó và được công bố bởi Bộ Giáo dục, các cơ sở đào tạo trên cả nước không được phép xét tuyển cho các thí sinh có mức điểm thi thấp hơn mức điểm sàn đã được quy định này.

Cập nhật thông tin mới nhất cho thấy, trong năm 2018, Bộ Giáo dục và đào tạo đã quyết định bỏ quy định việc áp dụng điểm sàn với các khối ngành nằm ngoài khối ngành đào tạo sư phạm [đào tạo giáo viên]. Chính vì thế, các cơ sở đào tạo không đào tạo chuyên ngành sư phạm sẽ tự quy định và tự công bố mức điểm sàn. Riêng đối với những ngành đào tạo sư phạm ở các cấp Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học, Bộ giáo dục và Đào tạo sẽ căn cứ vào mức điểm thi của kỳ thi THPT quốc gia để xác định ngưỡng điểm đầu vào cho các cơ sở đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Các phương án tuyển sinh từ trước đến nay luôn được đổi mới và áp dụng liên tục, từ năm này qua năm khác, cũng là để thử nghiệm cho một phương án tuyển sinh cuối cùng có chất lượng cao nhất. Chính vì thế, một lần nữa, quy định về điểm sàn là xuất hiện vào năm nay - năm 2019. Cụ thể là, ngoài khối ngành đào tạo sư phạm, thì Bộ giáo dục cũng căn cứ vào kết quả của kỳ thi THPT quốc gia để xác định điểm sàn đối với một số khối ngành, bao gồm: Y khoa, Dược, Điều dưỡng, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Hộ sinh, Răng -hàm - mặt, Dinh dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật hình ảnh y học trên phân cấp đào tạo Đại học. Như vậy chúng ta có thể kết luận, điểm sàn là mức điểm vẫn sẽ được áp dụng cho các khối ngành đào tạo sư phạm và đào tạo chăm sóc sức khỏe.

Điểm sàn và điểm chuẩn là gì chúng ta cũng đã nắm rõ, vậy điểm xét tuyển là gì nhỉ? Đó là một mức điểm được quy định trên cơ sở điểm sàn đã được công bố. Điểm xét tuyển sẽ do mỗi cơ sở đào tạo công bố để làm căn cứ nhận hồ sơ xét tuyển có mức điểm không thấp hơn điểm xét tuyển mới được vào trường. Tóm lại, điểm sàn là mức điểm xét tuyển áp dụng chung khối ngành của toàn bộ cơ sở đào tạo, còn điểm xét tuyển chính là mức tahng điểm quy chuẩn nhằm cho thí sinh biết mình có đủ điều kiện để đăng ký xét tuyển vào một cơ sở đào tạo nhất định hay không?

3. TTNV trong điểm chuẩn và những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua

TTNV trong điểm chuẩn và những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua

Sau thắc mắc điểm chuẩn là gì điểm sàn là gì? Nhiều độc giả là các sĩ từ cũng băn khoăn gửi về Timviec365.vn câu hỏi: TTNV trong điểm chuẩn là gì? Để Hạ Linh trả lời luôn cho các bạn, TTNV chính là chữ viết tắt của cụm từ đầy đủ thứ tự nguyện vọng trong điểm chuẩn. Ưu tiên theo thứ tự nguyện vọng chính là một tiêu chí phụ trong công tác xét tuyển vào các trường. Vậy trong mỗi kỳ thi lại chuẩn bị cận kề, bạn cần lưu ý gì về nguyện vọng trúng tuyển vào trường mà mình yêu thích?

- Lưu ý thứ nhất: Có thể đăng ký xét tuyển 2 ngành cùng một trường với một tổ hợp môn hay không?

Theo quy chế tuyển sinh mới nhất năm 2019, các thí sinh khi tham gia đăng ký xét tuyển không bị giới hạn về số lượng nguyện vọng đăng ký. Theo đó, thí sinh hoàn toàn có thể yên tâm khi đăng ký xét tuyển 2 ngành cùng một cơ sở đào tạo, điều này đồng nghĩa với việc thí sinh có thể đăng ký cùng lúc nhiều nguyện vọng vào một cơ sở đào tạo nhất định. Nhưng, các tổ hợp môn xét tuyển sẽ được áp dụng riêng biệt cho từng nguyện vọng mỗi khi lựa chọn chuyên ngành học.

- Lưu ý thứ hai: Có được lựa chọn nguyện vọng 2 khi trúng tuyển cả hai nguyện vọng 1 và 2 hay không?

Điều này hoàn toàn có thể, ví khi bạn trúng tuyển một nguyện vọng nào đó, nhưng chưa nộp giấy chứng nhận kết quả thì có thể được lựa chọn sang nguyện vọng thứ 2. Bởi khi nhà trường không nhận được giấy chứng nhận, có nghĩa là bạn đã trượt nguyện vọng đó. Nên chuyển sang nguyện vọng kế tiếp là một điều hết sức bình thường. Tuy nhiên điều này chỉ có thể xảy ra khi cơ sở đào tạo đó có mở đợt xét tuyển bổ sung thôi nhé.

- Lưu ý thứ ba: Chọn 2 tổ hợp môn được không?

Điều này là có thể nếu như thí sinh chủ động tách ra các nguyện vọng khác nhau đối với từng ngành, từng tổ hợp là được. Vì theo quy chế xét tuyển, thí sinh hoàn toàn có thể đăng ký 1 hay nhiều tổ hợp môn cùng lúc cho một ngành cùng một cơ sở đào tạo.

- Lưu ý thứ tư: Có phải nguyện vọng 2 có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn chung của trường khi bị trượt nguyện vọng 1 hay không?

Điều này là không thể, bởi trong cùng một đợt xét tuyển, theo quy chế, các nguyện vọng đều công bằng và bình đẳng như nhau.

- Lưu ý thứ năm: Khi đã kết thúc kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh có được thay đổi nguyện vọng của mình hay không? Nếu có phải điều chỉnh trong thời gian nào?

Theo quy chế tuyển sinh mới nhất, thí sinh hoàn toàn có thể thay đổi, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào các trường sau khi đã biết điểm thi của mình.

- Lưu ý thứ sáu: Đã đăng ký khối thi nhưng điểm không cao, thì có được điều chỉnh khối thi khác hay không?

Điều này là có thể, tuy nhiên thí sinh buộc phải tham gia xét tuyển những môn học mà chuyên ngành của cơ sở đào tạo đó yêu cầu xét tuyển.

- Lưu ý thứ bảy: Khi xét tuyển bằng học bạ, có bị giới hạn hay không?

Nếu bạn xét tuyển bằng học bạ, theo quy chế sẽ không bị giới hạn trường xét tuyển. Chính vì vậy, bạn có thể yên tâm nộp học bạ xét tuyển ở nhiều trường khác nhau. Bởi hình thức xét tuyển theo học bạ là hình thức xét tuyển riêng của các trường quy định. Khi tiến hành nộp học bạ xét tuyển vào các trường, mỗi trường bạn phải làm hồ sơ xét tuyển khác nhau, theo quy định làm hồ sơ của trường đó.

- Lưu ý thứ tám: Thí sinh có thể vừa đăng ký xét tuyển theo học bạ, vừa có thể xét tuyển theo hình thức kết quả kỳ thi THPT quốc gia hay không?

Nếu trường đó có mở xét tuyển theo 2 hình thức này, bạn hoàn toàn có thể đăng ký xét tuyển cả 2. Tuy nhiên, riêng đối với hình thức xét tuyển theo học bạ, bạn cần chuẩn bị hồ sơ xét tuyển khác theo quy định của chính trường đó.

- Lưu ý thứ chín: Theo học khối D, nhưng muốn xét học bạ theo khối A00 và A01 được không?

Điều này thuộc phạm trù riêng đối với phương án xét tuyển và tuyển sinh của từng cơ sở đào tạo. Vì vậy, bạn mong muốn học tại cơ sở đào tạo nào, hay tìm hiểu thật kỹ phương án tuyển sinh và các hình thức tuyển sinh trên cổng thông tin của website riêng cơ sở đào tạo đó. Nếu như cơ sở đào tạo đó không có quy định về tổ hợp môn xét tuyển, thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm đăng ký xét tuyển theo ý mình.

Như vậy, ngoài thông tin giải đáp thắc mắc về điểm sàn điểm chuẩn là gì? Bài viết của Hạ Linh còn giúp các sĩ tử có cái nhìn chi tiết hơn về thứ tự nguyện vọng cũng như các lưu ý quan trọng trong quá trình xét tuyển. Hy vọng bạn sẽ thành công với những quyết định chọn trường chọn ngành của mình!

Chủ Đề