Vai trò của giáo viên trong dạy học dự an

TÀI LIỆU TẬP HUẤNDẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔNLĩnh vực: KHOA HỌC XÃ HỘIDành cho CBQL và giáo viên Trung học phổ thông



DẠY HỌC THEO DỰ ÁN 

1.Dạy học theo dự án 
Dạy học theo dự án là một trong những phương pháp dạy học góp phần đáp ứng mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, khắc phục được những hạn chế nhất định của phương pháp dạy học truyền thống. Dạy học theo dự án giúp học sinh năng động, tự lực, chủ động, tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức, có sự gắn kết giữa lí thuyết và thực tiễn; tạo môi trường cho sự hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong học tập cho học sinh và hướng tới sự phát triển toàn diện. 


Dạy học theo dự án - Biến ý tưởng của học sinh thành sản phẩm

//tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/tag/
2. Đặc trưng cơ bản của dạy học dự án 
· Người học là trung tâm của quá trình dạy học 
· Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn 
· Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình 
· Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên 
· Dự án có tính liên hệ với thực tế. 
· Người học thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm và quá trình thực hiện 
· Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của người học 
· Kĩ năng tư duy là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp dạy học dự án 


3. Bộ câu hỏi định hướng 
Bộ câu hỏi định hướng giúp học sinh kết nối những khái niệm cơ bản trong cùng một môn học hoặc giữa các môn học với nhau. Các câu hỏi này tạo điều kiện để định hướng việc học tập của học sinh thông qua các vấn đề kích thích tư duy. Các câu hỏi định hướng giúp gắn các mục tiêu của dự án với các mục tiêu học tập và chuẩn của chương trình
Bộ câu hỏi định hướng bao gồm: 
  • Câu hỏi khái quát. Câu hỏi khái quát là những câu hỏi mở, có phạm vi rộng, kích thích sự khám phá, nhắm đến những khái niệm lớn và lâu dài, đòi hỏi các kỹ năng tư duy bậc cao và thường có tính chất liên môn.
  • Câu hỏi bài học. Câu hỏi bài học là những câu hỏi mở có liên hệ trực tiếp với dự án hoặc bài học cụ thể, đòi hỏi các kỹ năng tư duy bậc cao, giúp học sinh tự xây dựng câu trả lời và hiểu biết của bản thân từ thông tin mà chính các em thu thập được
  • Câu hỏi nội dung. Câu hỏi nội dung là những câu hỏi đóng có các câu trả lời đúng được xác định rõ ràng, trực tiếp hỗ trợ việc dạy và học các kiến thức cụ thể, thường có liên quan đến các định nghĩa hoặc yêu cầu nhớ lại thông tin [như các câu hỏi kiểm tra thông thường]


4. Quy trình tổ chức 
a. Công đoạn chuẩn bị 
Công việc của GV: 
· Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: xuất phát từ nội dung học và mục tiêu cần đạt được. 
· Thiết kế dự án: xác định lĩnh vực thực tiễn ứng dụng nội dung học, ai cần, ý tưởng và tên dự án. 
· Thiết kế các nhiệm vụ cho học sinh: làm thế nào để học sinh thực hiện xong thì bộ câu hỏi được giải quyết và các mục tiêu đồng thời cũng đạt được. 
· Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh cũng như các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế.
Công việc của HS: 
· Cùng GV thống nhất các tiêu chí đánh giá 
· Làm việc nhóm để xây dựng dự án 
· Xây dựng kế hoạch dự án: xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. 
· Chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy để chuẩn bị thực hiện dự án.
b. Công đoạn thực hiện 
Công việc của GV: 
· Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện dự án 
· Liên hệ các cơ sở, khách mời cần thiết cho học sinh. 
· Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện dự án.
Công việc của HS: 
· Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo đúng kế hoạch 
· Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được. 
· Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo. 
· Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần. 
· Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho giáo viên và các nhóm khác qua các buổi thảo luận hoặc qua trang wiki.
c. Công đoạn tổng hợp 
Công việc của GV: 
· Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh giai đoạn cuối dự án 
· Bước đầu thông qua sản phẩm cuối của các nhóm HS.
Công việc của HS: 
· Hoàn tất sản phẩm của nhóm. 
· Chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm.
d. Công đoạn đánh giá 
Công việc của GV: 

· Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án. 
· Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm.
Công việc của HS: 
· Tiến hành giới thiệu sản phẩm. 
· Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm. 
· Đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra. 


5. Các loại sản phẩm và thực hiện nhiệm vụ 

Thành quả học tập bao gồm cả thành quả có thể đo lường [lượng hóa] và thành quả khó có thể đo lường [khó lượng hóa]. 

6. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án 
Vai trò của học sinh 
Học sinh là người quyết định cách tiếp cận vấn đề cũng như phương pháp và các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề đó.
Học sinh tập giải quyết các vấn đề của cuộc sống thực bằng các kĩ năng của người lớn thông qua làm việc theo nhóm.
Chính học sinh là người lựa chọn các nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu từ những nguồn khác nhau đó, rồi tổng hợp [synthesize], phân tích [analyze] và tích lũy kiến thức từ quá trình làm việc của chính các em.
Học sinh hoàn thành việc học với các sản phẩm cụ thể [dự án] và có thể trình bày, bảo vệ sản phẩm đó.
HS cũng là người trình bày kiến thức mới mà họ đã tích lũy thông qua dự án
Cuối cùng, bản thân học sinh là người đánh giá và được đánh giá dựa trên những gì đã thu thập được, dựa trên tính khúc chiết, tính hợp lý trong cách thức trình bày của các em theo những tiêu chí đã xây dựng trước đó. 
Vai trò của giáo viên:
Khác với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên đóng vai trò trung tâm, là chuyên gia và nhiệm vụ chính là truyền đạt kiến thức, trong DHDA, GV là chỉ là người hướng dẫn [guide] và tham vấn [advise] chứ không phải là cầm tay chỉ việc cho HS của mình. Theo đó, giáo viên không dạy nội dung cần học theo cách truyền thống mà từ nội dung nhìn ra sự liên quan của nó tới các vấn đề của cuộc sống, hình thành ý tưởng về một dự án liên quan đến nội dung học, tạo vai trò cho học sinh trong dự án, làm cho vai trò của học sinh gằn với nội dung cần học [thiết kế các bài tập cho học sinh]
Tóm lại, giáo viên không còn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học mà trở thành người hướng dẫn, người giúp đỡ học sinh, tạo môi trường thuận lợi nhất cho các em trên con đường thực hiện dự án. 
Vai trò của công nghệ:
Mặc dù công nghệ không phải là vấn đề cốt yếu đối với phương pháp DHDA nhưng nó có thể nâng cao kinh nghiệm học tập và đem lại cho học sinh cơ hội để hòa nhập với thế giới bên ngoài, tìm thấy các nguồn tài nguyên và tạo ra sản phẩm. Một vài giáo viên có thể không cảm thấy thoải mái với những công nghệ mới hoặc có thể cảm thấy lớp học chỉ với một máy tính sẽ là trở ngại đối với việc phải dùng máy tính như là một phần của công việc dự án. Những thử thách này có thể vượt qua. Nhiều giáo viên cần sẵn sàng chấp nhận rằng họ không phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực và học sinh của họ có thể biết nhiều hơn họ, đặc biệt là khi tiếp cận với công nghệ. Cùng học các kỹ năng mang tính kỹ thuật với học sinh hoặc nhờ học sinh giúp đỡ như một người cố vấn kỹ thuật là một vài cách để vượt qua chướng ngại này. 

7. Đánh giá dự án 
Đánh giá dự án không chỉ đơn thuần là đánh giá sản phẩm của dự án mà còn phải đánh giá mức độ hiểu, khả năng nhận thức và kĩ năng của học sinh đồng thời theo dõi sự tiến bộ ở các em. Một số công cụ đánh giá: 
  • Bài kiểm tra viết và kiếm tra nói. Các bài kiểm tra có thể đưa ra được chứng cứ trực tiếp về khả năng tiếp thu kiến thức và hiểu kiến thức của học sinh.
  • Sổ ghi chép. Sổ ghi chép là những phản ảnh về việc học và những hồi đáp với những gợi ý ở dạng viết. Ngoài những phản hồi, các gợi ý giúp thể hiện rõ các kỹ năng tư duy cụ thể ở những phần quan trọng của dự án.
  • Phỏng vấn và quan sát dựa trên kế hoạch đã chuẩn bị. Các cuộc phỏng vấn miệng chính thức, được lên lịch với các thành viên trong nhóm để thăm dò sự hiểu bài của học sinh. Thể thức câu hỏi phỏng vấn là yêu cầu học sinh giải thích và đưa ra lý do về cách hiểu vấn đề. Các quan sát cũng được tiến hành tương tự nhưng dùng cho việc đánh giá kỹ năng, tiến trình và sự thể hiện năng lực và cũng có thể được thực hiện bởi học sinh.
  • Sự thể hiện là những bài trình bày, các sản phẩm và các sự kiện mà học sinh thiết kế và thực hiện để thể hiện quá trình học tập của các em.
  • Kế hoạch dự án. Kế hoạch dự án giúp học sinh tự chủ trong học tập. Học sinh xác định mục tiêu, thiết kế chiến lược để đạt mục tiêu, đặt thời gian biểu và xác định các tiêu chí để đánh giá.
  • Phản hồi qua bạn học. Phản hồi của bạn học giúp cho học sinh tiếp thu được đặc điểm về chất lượng học tập qua đánh giá việc học của bạn học.
  • Quan sát các nhóm làm việc để hỗ trợ đánh giá kỹ năng cộng tác.
  • Các sản phẩm. Sản phẩm là những gì học sinh sáng tạo ra hoặc xây dựng nên thể hiện việc học tập của các em.
 
Sản phẩm và sự thể hiện năng lực
 Báo cáo Nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu khoa học, bài báo để đăng tạp chí, các đề nghị về chính sách. 
Thiết kế Thiết kế các sản phẩm, trang trí nội thất, lên kế hoạch xây dựng hoặc trang trí trường học, các phương án giao thông. 
Xây dựng Các mẫu thiết kế, máy móc, triển lãm, tranh ảnh trang trí. 
Các bài viết Thư gửi cho biên tập, cột giành cho độc giả của một tờ báo địa phương hoặc ấn phẩm cộng đồng, bình luận phim ảnh, viết truyện. 
Sản phẩm nghệ thuật Làm đồ gốm, điêu khắc, làm thơ, đồ mỹ nghệ, tranh áp phích, hoạt hình, tranh tường [bích hoạ], nghệ thuật cắt dán ảnh, vẽ tranh, viết bài hát, viết lời thoại phim.
Ấn phẩm truyền thông [sách, sách mỏng, giới thiệu thông tin quảng cáo] Hướng dẫn tham quan thiên nhiên, tự hướng dẫn tìm hiểu lịch sử cộng đồng, quảng cáo dịch vụ công cộng, sách, vở về lịch sử, lịch sử qua ảnh, tài liệu điều tra, thương mại, sách hướng dẫn đào tạo, hoạt hình. 
Đa phương tiện: quầy thông tin, đoạn phim, báo ảnh, slide show, sách điện tử 
 Bài trình bày Đề cương thuyết phục, bài phát biểu gây cảm hứng, tranh luận ủng hộ-phản đối, bài thuyết trình nhiều thông tin, phân tích nghiên cứu và kết luận, bản tin trên đài. 
Thể hiện kỹ năng Các qui trình tại phòng thí nghiệm khoa học, hướng dẫn, kỹ năng thể thao, dạy hoặc cố vấn cho học sinh lớp dưới, những nhiệm vụ theo yêu cầu. 
Tính nghệ thuật/ sáng tạo trình diễn Múa nghệ thuật, đóng kịch, thơ hoặc kịch ngắn trào phúng, nghiên cứu tính cách, kịch dựa trên sự kiện có thật, nhà hát, kịch trên radio. 
Mô phỏng Phiên toà, sự kiện lịch sử, đóng vai. 
Các công cụ đánh giá này phải được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện dự án, tại các thời điểm quan trọng hay vào giai đoạn cuối của dự án.
Những kĩ thuật đánh giá trên cung cấp thông tin có giá trị cho cả giáo viên và học sinh. Mỗi kĩ thuật đưa ra những phương pháp và công cụ đồng nhất. Điều then chốt là phải hiểu được các mục đích khác nhau của chúng, chúng được thiết kế như thế nào, và cuối cùng, xử lí kết quả thu được ra sao. 

8. Ưu nhược điểm của dạy học dự án 
a. Ưu điểm:
Các đặc điểm của DHDA đã thể hiện những ưu điểm của phương pháp dạy học này. Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của dạy học theo dự án: 
· Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội; 
· Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học; 
· Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm; 
· Phát triển khả năng sáng tạo; 
· Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp; 
· Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; 
· Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc; 
· Phát triển năng lực đánh giá.
b. Nhược điểm: 
· DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản; 
· DHTDA đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy DHDA không thay thế cho PP thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các PPDH truyền thống. 
· DHTDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ, TRẢI NGHIỆM, TÍCH HỢP LIÊN MÔN 

I. Thế nào là dạy học theo chủ đề?

Dạy học theo chủ đề  là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề, có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó [tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau] làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.

Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ [xây dựng] kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.

Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học truyền thống [với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những hoạt động lớp học mà giáo viên giữ vai trò trung tâm] bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào học sinh  nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn.

Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức.

Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiêu kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Học sinh cũng được tạo điều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào.Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc.

Dạy học theo chủ đề ở bậc trung học là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào nội dung những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn. Một cách hoa mỹ; đó là việc thổi hơi thở của cuộc sống vào những kiến thức cổ điển, nâng cao chất lượng cuộc sống thật trong các bài học.

Theo một số quan điểm, dạy học theo chủ đề thuộc về nội dung dạy học chứ không phải là phương pháp dạy học nhưng chính khi đã xây dựng nội dung dạy học theo chủ đề, chính nó lại tác động trở lại làm thay đổi rất nhiều đến việc lựa chọn phương pháp nào là phù hợp, hoặc cải biến các phương pháp sao cho phù hợp với nó.

Vì là dạy học theo chủ đề nên căn bản quá trình xây dựng chủ đề tạo ra quá trình tích hợp nội dung [đơn môn hoặc liên môn] trong quá trình dạy.

II. Ưu thế của dạy học chủ đề so với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống hiện nay.

Mọi sự so sánh giữa bất kì mô hình hay phương pháp dạy nào cũng trở nên khập khiễng bởi mỗi một mô hình hay phương pháp đều có những ưu thế hoặc những hạn chế riêng có.

Tuy nhiên, nếu đặt ra vấn đề cho ngành giáo dục hiện nay là: Làm thế nào để nội dung kiến thức trở nên hấp dẫn và có ý nghĩa trong cuộc sống? Làm thế nào để việc học tập phải nhắm đến mục đích là rèn kĩ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề đa dạng của thực tiễn? Có phải cứ phải dạy kiến thức theo từng bài thì học sinh mới hiểu và vận dụng được kiến thức? Làm thế nào để nội dung chương trình dạy luôn được cập nhật trước sự bùng nổ vũ bão của thông tin để các kiến thức của việc học và dạy học thực sự là thế giới mới cho những người học?  

Việc trả lời các câu hỏi trên đồng nghĩa với việc xác định mục tiêu giáo dục, mô hình dạy học trong thời đại mới. Đồng thời, cũng sẽ chỉ ra cho ta thấy những lợi thế nhất định của từng mô hình khi áp dụng vào giảng dạy.

Rõ ràng, nếu căn cứ vào việc tìm câu trả lời cho những câu hỏi này thì dạy học theo chủ đề khi so sánh với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống hiện nay, sẽ có những ưu điểm sau:

 

Dạy học theo cách tiếp cận

truyền thống hiện nay

Dạy học theo chủ đề

1- Tiến trình giải quyết vấn đề tuân theo chiến lược giải quyết vấn đề trong khoa học vật lý: logic, chặt chẽ, khoa học.. do giáo viên [SGK] áp đặt [G.viên là trung tâm].

2- Nếu thành công có thể góp phần đạt tới mức nhiều mục tiêu của môn học hiện nay: chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hoạt động, bồi dưỡng các phương thưc tư duy khoa học và các phương pháp nhận thức khoa học: PP thực nghiệm, PP tượng tự, PP mô hình, suy luận khoa học]

3- Dạy theo từng bài riêng lẻ với một thời lượng cố định.

 

 

4- Kiến thức thu được rời rạc, hoặc chỉ có mối liên hệ tuyến tính [một chiều theo thiết kế chương trình học].

5- Trình độ nhận thức sau quá trình học tập thường theo trình tự và thường dừng lại ở trình độ biết, hiểu và vận dụng [giải bài tập].

6- Kết thúc một chương học, học sinh không có một tổng thể kiến thức mới mà có kiến thức từng phần riêng biệt hoặc có hệ thống kiến thức liên hệ tuyến tính theo trật tự các bài học.

7- Kiến thức còn xa rời thực tiễn mà người học đang sống do sự chậm cập nhật của nội dung sách giáo khoa.

8- Kiến thức thu được sau khi học thường là hạn hẹp trong chương trình, nội dung học.

 

9- Không thể hướng tới nhiều mục tiêu nhân văn quan trọng như: rèn luyện các kĩ năng sống và làm việc: giao tiếp, hợp tác, quản lý, điều hành, ra quyết định

1- Các nhiệm vụ học tập được giao, học sinh quyết định chiến lươc học tập với sự chủ động hỗ trợ, hợp tác của giáo viên [Học sinh là trung tâm].

2- Hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kĩ năng tiến trình khoa học như: quan sát, thu thập thông tin, dữ liệu; xử lý [so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệthông tin]; suy luận, áp dụng thực tiễn.

 

3- Dạy theo một chủ đề thống nhất được tổ chức lại theo hướng tích hợp từ một phần trong chương trình học.

4- Kiến thức thu được là các khái niệm trong một mối liên hệ mạng lưới với nhau.

 

5- Trình độ nhận thức có thể đạt được ở mức độ cao: Phân tích, tổng hợp, đánh giá.

 

6- Kết thúc một chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ và khác với nội dung trong sách giáo khoa.

 

 

7- Kiến thức gần gũi với thức tiễn mà học sinh đang sống hơn do yêu cầu cập nhật thông tin khi thực hiện chủ đề.

8- Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ đề thường vượt ra ngoài khuôn khổ nội dung cần học do quá trình tìm kiếm, xử lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính thức của học sinh.

9- Có thề hướng tới, bồi dưỡng các kĩ năng làm việc với thông tin, giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác.

 

* Điểm tương đồng giữa dạy học chủ đề và dạy học truyền thống VẪN COI VIỆC LĨNH HỘI NỘI DUNG LƯỢNG KIẾN THỨC NỀN TẢNG, vì thế dạy học theo chủ đề là mô hình dạy học có thể vận dụng vào thực tiển hiện nay dễ dàng hơn một số mô hình khác. Điều cần làm để có thể vận dụng nó là phải tổ chức lại một số bài học thành một chủ đề được cho là sự tích hợp tốt hơn, có ý nghĩa thực tiễn hơn cách trình bày của sách giáo khoa mà chúng ta đang có.

* Điểm khác biệt cơ bản dẫn tới nhiều khác biệt ở trên là:

Một, dạy học theo chủ đề cũng như một số mô hình tích cực khác, giáo viên không đựoc coi học sinh là chưa biết gì trước nội dung bài học mới mà trái lại, luôn phải nghĩ rằng các em tự tin và có thể biết nhiều hơn ta mong đợi, vì thế dạy học cần tận dụng tốt đa kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng có sẵn của các em và khuyến khích khả năng biết nhiều hơn thế của học sinh về một vấn đề mới để giảm tối đa thời gian và sự thụ động của học sinh trong khi tiếp nhận kiến thức mới, để tăng hiểu biết lên nhiều lần so với nội dung cần dạy.

Hai, dạy học theo chủ đề nhắm tới việc sử dụng kiến thức, hiểu biết vào thực tiễn các nhiệm vụ học tập nhắm tới sự lĩnh hội hệ thống kiến thức có sự tích hợp cao, tinh giản và tính công cụ cao, đồng thời hướng tới nhiều mục tiêu giáo dục tích cực khác [VD các năng lực], trong khi dạy học theo truyền thống lại coi trọng việc xây dựng kiến thức nên chỉ nhắm tới các mục tiêu được cho là quá trình này có thể mang lại.

Ba, trong dạy học theo chủ đề kiến thức mới được học sinh lĩnh hội trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập, đó là kiến thức tổ chức theo một tổng thể mới khác với kiến thức trình bày trong tất cả các nguồn tài liệu. Hơn nữa, với việc học sinh lĩnh hội kiến thức trong quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập, cũng mang lại một lợi thế to lớn đó là mở rộng không gian, thời gian dạy học, tinh giản thời gian dạy, độ ứng dụng thực tế cao hơn nhiều.

Bốn, với dạy học theo chủ đề, vai trò của giáo viên và học sinh cơ bản là thay đổi và khác so với dạy học truyền thống. Người giáo viên từ chỗ là trung tâm trong mô hình truyền thống đã chuyển sang là người hướng dẫn, học sinh là trung tâm.


Dạy học trải nghiệm tích hợp liên môn với Cuộc đua kỳ thú

Mô hình Trường học Công viên Trải nghiệm: Những hiệu quả tích cực


Dạy học tích hợp liên môn qua hình thức trải nghiệm thực tế

Dạy học liên môn qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Độc đáo, ôn thi Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân bằng trò chơi Cuộc đua kì thú


Tích hợp liên môn Ngữ văn Tin học

YouTube Video


PHIẾU ĐÁNH GIÁ TỰ ĐỊNH HƯỚNG VÀ SIÊU NHẬN THỨC

Tên học sinh:.............................................................................................................

Nhóm: .........................................................................................................................

Mục đánh giá

Câu hỏi gợi ý

Trả lời của học sinh

ĐỊNH HƯỚNG

·   Em hiểu thế nào về từ Định hướng

 

·   Sau khi nghe giáo viên giới thiệu dự án và đọc phần kế hoạch bài dạy trên trên blog, bước đầu bạn có hoạch định ra trong đầu mình dự án sẽ tiến hành như thế nào không?

 

·   Trước khi bắt đầu dự án, bạn có dành chút ít thời gian của mình suy nghĩ ra những kế hoạch hay dự định cho nhóm để phát triển thật tốt dự án này không?

·   Nếu có, bạn có thể chia sẻ ở đây không?

·   Khi họp nhóm, bạn có nêu những ý tưởng đó trước nhóm của bạn không?

·   Mọi người đánh giá và nhận xét như thế nào về những ý tưởng đó?

·   Những ý tưởng đó có được nhóm bạn thực hiện hóa không?

·   Trong quá trình thực hiện dự án của nhóm, bạn đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, thiết kế phương hướng kế hoạch, vạch ra phương pháp cho nhóm như thế nào?

·   Bạn có chia sẻ những thông tin liên quan đến dự án cho nhóm của mình?

·   Ngoài kế hoạch bạn có lập thời gian biểu riêng cho bản thân mình trong thời gian thực hiện dự án này không?

·   Nếu có,thì bạn đã thực hiện thật hiệu quả như những kế hoạch đó không?

·   Theo em, thì việc lập thời gian biểu này có giúp ích gì cho em trong việc bắt kịp tiến độ dự án không? Giúp ích như thế nào?

 

·   Đối với công việc hàng tuần cũng như từng công đoạn của dự án, bạn có biết mình sẽ và nên làm gì để hoàn thành nó thật hiệu quả không?

·   Bạn có biết công việc đó có bao nhiêu phần và nên ưu tiên hay thực hiện phần nào trước, phần nào sau không?

 

·   Bạn nghĩ dự án này có vừa sức với bạn không? Bạn có gặp phải khó khăn nào không?

·   Nếu có, bạn đã giải quyết khó khăn đó như thế nào?

·   Trong suốt quá trình thực hiện dự án, ngoài những việc bạn được giao, bạn có dành thêm thời gian của mình để học tập và tìm hiểu thêm về dự án không?

·   Nếu có, thì bạn đã làm việc đó như thế nào?

·   Trong suốt quá trình thực hiện dự án, ngoài những việc bạn được giao, bạn có giúp đỡ hay hỗ trợ những bạn có phần việc khó khăn hơn hay chưa bắt kịp tiến độ của dự án không?

·   Nếu có, bạn có thể chia sẻ việc đó ở đây không?

 

·   Bạn mong muốn mình sẽ học được gì sau khi thực hiện dự án này?

·   Vì sao bạn muốn học hỏi những điều ấy?

 

SIÊU

NHẬN THỨC

·   Theo cá nhân bạn, đối với sự thành công của nhóm trong dự án, bản thân bạn đã thật sự hài lòng với kết quả ấy chưa, có điều gì không như mong muốn không?

 

·   Bạn thấy mình có hợp tác và làm việc tốt trong khi làm việc nhóm không? Theo cá nhân bạn, bạn nghĩ mình đã đóng góp khoảng bao nhiêu phần tram trong sự thành công của nhóm?

 

·   Có điều gì làm bạn hối tiếc khi thực hiện dự án không? Bạn có thể chia sẻ ở đây không?

 

·   Những kĩ năng, kiến thức hay điều thú vị nào bạn đã học được trong quá trình thực hiện dự án? Bạn có thể chia sẽ ở đây không?

 

 

·   Theo bạn, những trải nghiệm vừa rồi liệu có giúp ích cho bạn trong công việc học tập, sinh hoạt hằng ngày cũng như trong tương lai không?

 

·   Trải qua rất nhiều buồn vui trong khi thực hiện dự án, cá nhân bạn cảm nhận thế nào về con người của bạn trước và sau khi thực hiện dự án?Liệu rằng có sự thay đổi nào xuất hiện không? Chiều hướng ấy mang tính tích cực hay tiêu cực?

 

·   Cá nhân bạn có nhận thấy điểm nào mình đã thực hiện tốt trong dự án và cần phát huy hơn nữa?

 

·   Cá nhân bạn có nhận thấy điểm nào còn thiếu sót mà mình cần phải thay đổi hay rút kinh nghiệm không?

 

·   Theo đánh giá của bạn thì dự án có thật sự hữu ích đối với học sinh nói chung cũng như bản thân bạn nói chụng không? Bạn có thể chia sẻ lý do là gì không?

 

·   Từ đầu tiên bạn xuất hiện trong đầu bạn khi nhắc đến dự án này là gì? Hãy chia sẻ  từ ấy đi nào! Chỉ 1 từ duy nhất, xuất hiện đầu tiên ấy nhé!

 

 PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG HỢP TÁC NHÓM

Tên học sinh:...................................................................................................................................

Nhóm:..............................................................................................................................................

Đánh dấu X vào ô mà em cảm thấy đúng với bản thân mình:

 

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Đầy đủ

·   Tham gia các buổi họp của nhóm.

 

 

 

 

·   Tích cực đề xuất các ý tưởng sáng tạo, giúp thúc đẩy, nâng cao hiệu quả công việc nhóm.

 

 

 

 

·   Hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng hạn.

 

 

 

 

·   Hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách chất lượng nhất.

 

 

 

 

·   Những ý kiến em đưa ra luôn được mọi người đánh giá cao.

 

 

 

 

·   Em luôn tôn trọng, lắng nghe khi các thành viên khác đưa ra ý kiến của mình.

 

 

 

 

·   Em rút ra được ý tưởng của bản thân từ các ý kiến của thành viên khác.

 

 

 

 

·   Tự em có lập kế hoạch làm việc cho bản thân.

 

 

 

 

·   Em thực hiện đúng theo kế hoạch đã vạch sẵn.

 

 

 

 

·   Em luôn đưa ra các lí lẽ thuyết phục để bảo vệ ý kiến của mình.

 

 

 

 

·   Em diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng một cách rõ ràng, hợp lí, dễ hiểu.

 

 

 

 

·   Em luôn sẵn sàng tiên phong cho công việc chung.

 

 

 

 

·   Em tranh luận với các thành viên khác một cách lịch sự, tôn trọng.

 

 

 

 

·   Em tìm kiếm, chia sẻ những thông tin cần thiết cho công việc chung của nhóm.

 

 

 

 

·   Em giúp đỡ, chia sẻ với các thành viên trong nhóm khi họ gặp khó khăn.

 

 

 

 

·   Em thẳng thắn thừa nhận và giải quyết sai lầm nếu chẳng may mắc phải một cách nhanh chóng nhất.

 

 

 

 

·   Khi nhóm gặp khó khăn, sai lầm em cùng các thành viên khác cùng nhau đoàn kết, đưa ra phương án khắc phục tối ưu.

 

 

 

 


PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM DỰ ÁN

Nhóm: ..........................................................................................................................................

Thang điểm tối đa: 10đ x 22 hạng mục =  220 điểm

Xem xét các hạng mục và tự đánh giá điểm vào ô Ghi chú

Thang điểm của nhóm:

Điểm

 

Hạng mục

8,5 10 [đ ]

6,5 8 [đ]

5 6 [đ]

3- 4,5 [đ]

 

Ghi chú

Xác định mục tiêu

 

 

 

Xác định những mục tiêu mang thách thức lớn và có thể đạt được.

 

Xác định những mục tiêu có thể đạt được.

 

Xác định những mục tiêu không thực tế.

 

Không xác định mục tiêu.

 

 

 

Xác định và tìm được các tài nguyên cần thiết để đạt được mục tiêu.

Xác định và tìm được các tài nguyên cần thiết để đạt được mục tiêu.

Xác định nhưng không tìm được các tài nguyên cần thiết để đạt được mục tiêu.

 

Không xác định được bất cứ tài nguyên nào.

 

Kế hoạch

 

 

 

Kế hoạch đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, có bảng phân công công việc, sắp xếp thời gian phù hợp, trình tự làm việc khoa học, hợp lí.

Kế hoạch đầy đủ, chi tiết, có bảng phân công công việc, sắp xếp thời gian cụ thể nhưng tiến trình thực hiện chưa hợp lí.

Có lập kế hoạch công việc nhưng sơ sài, không có bảng phân công cụ thể.

Không có kế hoạch công việc, không có bảng phân công, sắp xếp.

 

 

Công việc đi đúng kế hoạch, hoàn thành trước dự định.

Công việc đi đúng kế hoạch,đúng tiến độ.

Công việc đi theo từng bước nhưng tiến độ còn chậm.

Công việc không đi đúng kế hoạch, chậm tiến độ.

 

Tài nguyên

 

 

 

Tất cả các nguồn tư liệu đáng tin cậy. có liên quan, chính xác.

Tất cả các nguồn tư liệu có vẻ đáng tin cậy, có liên quan chính xác nhưng không có trích dẫn tất cả các nguồn gốc của chúng.

Sự tin cậy của một vài nguồn tư liệu là đáng ngờ, một vài nguồn tư liệu đã lạc hậu.

Mốt số nguồn tư liêij lấy từ các nguồn không đáng tin cập hoặc quá lạc hậu trở nên sai lạc.

 

 

Các nguồn tài liệu [sách vở, internet, báo chí] đa dạng và thể hiện nhiều triển vọng khác nhau.

Các nguồn tài liệu bao gồm vài loại [sách vở, internet, báo chí] được sử dụng thể hiện nhiều triển vọng khác nhau.

Các nguồn tài liệu bao gồm vài loại [sách vở, internet, báo chí] được sử dụng nhưng chỉ phản ánh một triển vọng.

Chỉ một nguồn tư liệu được sử dụng và chỉ phản ánh một triển vọng.

 

 

Sử dụng các phần mềm powerpoint, word và một số phần mềm công nghệ cao khác.

Sử dụng các phần mềm powerpoint, word.

Chỉ sử dụng phần mềm powerpoint, word, chưa sủ dụng các phần mềm công nghệ cao.

Không sử dụng phần mềm hỗ trợ.

 

Kĩ năng

 

 

 

Phát triển những ý tưởng sáng tạo, phong phú tạo nên đóng góp đáng kể và có ích cho lĩnh vực có sự cải tiến.

Thực hiện những ý tưởng sáng tạo, mới mẻ, phong phú, có ích cho công việc.

Có  những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo nhưng chưa tạo nên đóng góp đáng kể.

Không phát huy được tính độc đáo, sáng tạo trong công việc.

 

 

Thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự linh hoạt, sẵn sàng hợp tác để công việc hiệu quả nhất.

Thể hiện tinh thần trách nhiệm, khả năng làm việc hiệu quả với các bạn khác.

Thể hiện tinh thần trách nhiệm nhưng công việc không có hiệu quả cao.

Các thành viên không có trách nhiệm với công việc.

 

 

Kết hợp các phương tiện [sách vở, Internet, báo chí]  để tìm kiếm thông tin nhanh chóng hiệu quả và sử dụng thông tin một cách chính xác và sáng tạo cho công việc.

Kết hợp các phương tiện [sách vở, Internet, báo chí]  để tìm kiếm thông tin nhanh chóng, hiệu quả, có ích cho công việc.

Tìm kiếm thông tin chậm, không kết hợp nhiều phương tiện [sách vở, Internet, báo chí] để tìm kiếm thông tin.

Không biết tìm kiếm thông tin hoặc tìm kiếm sai.

 

Nội dung bài trình bày

 

 

 

Chỉ rõ mối liên hệ nhất định giữa kiến thức và ứng dụng vào công việc.

Cho thấy mối liên hệ nhất định giữa kiến thức và ứng dụng vào công việc.

Thể hiện được mối liên hệ nhất định giữa kiến thức và ứng dụng vào công việc.

Không thể hiện được mối liên hệ giữa kiến thức và ứng dụng vào công việc.

 

 

Những số liệu thống kê của nhóm hợp lí, dễ dàng kiểm chứng được.

Những số liệu thống kê của nhóm hợp lí, có thể kiểm chứng được.

Những số liệu thống kê của nhóm khó kiểm chứng được.

Những số liệu thống kê của nhóm không thể kiểm chứng được.

 

 

Mô tả đầy đủ, chi tiết các bước của thu thập số liệu.

Mô tả đầy đủ các bước của thu thập số liệu.

Có mô tả từng bước của thu thập số liệu nhưng còn thiếu vài chi tiết quan trọng.

Mô tả quy trình thu thập số liệu thiếu các chi tiết quan trọng.

 

 

Số liệu được ghi chép và trình bày cụ thể, hợp lí, chính xác.

Số liệu được ghi chép và trình bày cụ thể, hợp lí.

Số liệu được ghi chép và trình bày cụ thể.

Số liệu không được ghi chép và trình bày hoặc không đúng.

 

 

Trả lời đầy đủ các câu hỏi định hướng với sự lập luận rõ ràng.

Trả lời đầy đủ các câu hỏi định hướng.

Trả lời thiếu câu hỏi định hướng, nhiều câu trả lời sai.

Không trả lời được các câu hỏi định hướng.

 

Kĩ năng trình bày

 

 

 

Tất cả các thành viên đều tham gia, hiểu rõ nội dung ghi sẵn trong slide, đóng vai trò như những chuyên gia.

Tất cả các thành viên đều tham gia và biết nội dung ghi sẵn trong slide.

Các thành viên đóng vai trò không rõ ràng và chỉ biết nội dung ghi sẵn trong slide.

Các thành viên đóng vai trò không rõ ràng và không biết nội dung ghi sẵn trong slide.

 

 

Bài trình bày được hỗ trợ bằng công cụ powerpoint, video clip và các công cụ trực quan cần thiết khác.

Bài trình bày được hỗ trợ bằng công cụ powerpoint và một số giấy tờ, poster.

Bài trình bày được hỗ trợ bằng công cụ powerpoint

Bài trình bày chỉ được hỗ trợ bằng công cụ văn bản word và bảng

 

 

Học sinh sử dụng nhuần nhuyễn các phần mềm đơn giản và các phần mềm công nghệ cao.

Học sinh chỉ nhuần nhuyễn các phần mềm đơn giản

Học sinh sử dụng phần mềm khá tốt.

Học sinh sử dụng phần mềm khó khăn.

 

 

Thuyết trình mạnh dạn, giọng nói to, rõ ràng, giọng điệu uyển chuyển, có sự tương tác tốt với lớp.

Thuyết trình mạnh dạn, giọng nói to, rõ ràng, có sự tương tác khá tốt với lớp.

Khi thuyết trình có sự tương tác với lớp nhưng còn ít.

Khi thuyết trình còn rụt rè, nói nhỏ, không có sự tương tác với lớp.

 

 

Khuyến khích các bạn đặt câu hỏi, trả lời dầy đủ, chi tiết với lập luận rõ ràng, cụ thể.

Cố gắng trả lời đầy đủ, chi tiết các câu hỏi các bạn đặt ra cho nhóm.

Cố gắng trả lời một số câu hỏi các bạn đặt ra cho nhóm.

Không trả lời được các câu hỏi các bạn đặt ra cho nhóm.

 

Hình thức bài trình bày

 

 

 

Thiết kế bài trình bày sáng tạo, hấp dẫn, thể hiện rõ ràng nội dung trong tâm.

Thiết kế bài trình bày hấp dẫn, cơ bản thể hiện được nội dung trọng tâm.

Thiết kế bài trình bày rõ ràng nhưng chưa thể hiện được nội dung trọng tâm.

Thiết kế bài trình bày lộn xộn, không rõ rang, không thể hiên được nội dung trọng tâm.

 

 

Âm thanh, hiệu ứng, hình ảnh, clip hấp dẫn, sáng tạo nhấn mạnh được nội dung trọng tâm.

Âm thanh, hiệu ứng, hình ảnh, clip phù hợp nhưng chưa nhấn mạnh được nội dung trọng tâm.

Âm thanh, hiệu ứng, hình ảnh, clip không nhấn mạnh được nội dung trọng tâm.

Không có âm thanh, hiệu ứng, hình ảnh, clip hoặc có nhưng không phù hợp.

 

 PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHÓM BẠN

Tên học sinh:.................................................................................................................................

Nhóm:............................................................................................................................................

Nhóm được đánh giá:....................................................................................................................

v Cách chấm điểm: điền vào ô trống trước mỗi mục điểm A, B, C tương ứng với mức độ em cảm thấy nhóm bạn đạt được.

A: Tốt [ hầu như không có khuyết điểm ]

B: Khá [ còn có điểm cần được cải thiện ]

C: Trung Bình [ có rất nhiều điểm cần được cải thiện ]

I.    Thái độ làm việc trong quá trình thực hiện dự án:

 

Điểm

Ghi chú

Nhóm có lập kế hoạch làm việc hiệu quả, hợp lí, rõ ràng.

 

 

Nhóm làm việc có năng suất, khoa học, theo đúng trình tự kế hoạch đã vạch sẵn.

 

Phân công nhiệm vụ cụ thể, đúng năng lực của mỗi thành viên.

 

Các thành viên tham gia dự án nhiệt tình, nghiêm túc, có trách nhiệm.

 

Các thành viên hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng hạn, không làm ảnh hưởng đến tiến độ của nhóm. 

 

Các thành viên trong nhóm có ý thức đúng mực khi tranh luận, tôn trọng lẫn nhau.

 

Các thành viên hỗ trợ, giúp đỡ, bổ sung kiến thức cho  nhau trong công việc.

 

Các thành viên tích cực đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch chung của nhóm.

 

Tố chức các buổi họp nhóm thường xuyên, có ghi lại biên bản đầy đủ.

 

 

II.          Bảng báo cáo:

 

Điểm

Ghi chú

Ghi chép đầy đủ các số liệu theo yêu cầu của dự án.

 

 

Hoàn thành bảng tổng kết số liệu theo yêu cầu của dự án.

 

Nội dung bảng báo cáo chi tiết, đầy đủ các công việc nhóm đã hoàn thành trong quá trình thực hiện dự án.

 

Tính toán chính xác các số liệu theo yêu cầu của dự án.

 

Có hình ảnh mô tả quá trình thực hiện dự án.

 

Hình thức trình bày rõ ràng, hợp lí.

 

 

III.       Bài thuyết trình:

 

Điểm

Ghi chú

Nội dung bài thuyết trình thể hiện đầy đủ, chi tiết dự án, quá trình thực hiện dự án, kết quả dự án.

 

 

Bố cục rõ ràng, logic, thu hút [mở đầu hấp dẫn, sinh động; thân bài chi tiết, đầy đủ, kết bài hay], làm sáng tỏ nội dung trọng tâm.

 

Hình thức đẹp, nổi bật, thu hút sự chú ý của người xem.

 

Thành viên tham gia thuyết trình nắm rõ nội dung bài, trình bày lôi cuốn, sinh động, tự nhiên, có tương tác với người xem.

 

Có nhiều hình ảnh, video, âm thanh mô tả quá trình thực hiện dự án.

 

Hình thức đẹp, nổi bật, thu hút sự chú ý của người xem.

 

Chủ Đề