Vành tai là ở đâu

Bỗng nhiên bạn cảm thấy đau nhức vành tai mà không rõ nguyên nhân, bạn lo lắng không biết đau nhức vành tai là biểu hiện của bệnh gì? Vậy hãy tham khảo bài viết sau đây để giải đáp những thắc mắc đó

Đau nhức vành tai có thể do các tác nhân bên ngoài hoặc do viêm vành tai. Viêm vành tai là bệnh do vi khuẩn ký sinh tại vành tai. Trong bệnh viêm vành tai thường xảy ra ở 2 thể là viêm mô tế bào tai và viêm màng sụn. Đau nhức vành tai có thể là triệu chứng của các bệnh dưới đây:

1.1. Viêm mô tế bào tai

Thường có biểu hiện là tai sưng, có ban đỏ, nóng và nhạy cảm đau. Nhất là dái tai sưng nề và đỏ, chấn thương nhẹ ở tai là yếu tố thuận lợi gây viêm mô tế bào tai.

Vành tai đau nhức, sưng đỏ có thể cảnh báo bệnh viêm màng sụn hoặc viêm mô tế bào tai.  

1.2. Viêm màng sụn

Là nhiễm khuẩn màng sụn tai thường đi kèm với nhiễm khuẩn sụn bên dưới loa tai [viêm sụn]. Do viêm làm gián đoạn dòng máu chảy đến sụn nên có thể gây ra dị dạng tai.

Triệu chứng gồm: sưng, nóng đỏ và rất nhạy cảm đau ở loa tai, thường không ảnh hưởng đến dái tai. Bỏng, chấn thương ở tai hoặc xỏ lỗ tai thường là yếu tố thuận lợi gây viêm sụn và mầm bệnh hay gặp là vi khuẩn Pseudomonas aerunosa và S.aureus.

2. Cần làm gì khi bị đau nhức vành tai?

Sưng đau vành tai do ngủ đè lên hoặc do côn trùng đốt mà sưng đau vành tai khỏi trong một vài ngày thì bạn không cần quá lo lắng. Nhưng vì đây có thể là triệu chứng của các bệnh lý về tai nên nếu hiện tượng đau nhức kéo dài nhiều ngày bạn cần:

2.1 Đi khám bác sĩ

Nếu viêm vành tai không rõ nguyên nhân và kèm theo triệu chứng sưng tấy, nóng, đỏ, sốt hoặc tiết dịch màu vàng thì bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để có biện pháp điều trị dứt điểm, tránh tình trạng sưng đau tái phát nhiều lần.

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị đau nhức vành tai hiệu quả

Bạn có thể dùng gạc ấm đắp lên vùng bị viêm hoặc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chỉ nên dùng thuốc bôi ở vết sưng vành tai theo chỉ định, kê toa của chuyên gia, để tránh trường hợp sai thuốc dẫn đến biến chứng nghiêm trọng

2.2. Tránh nằm ngủ đè lên tai

Thay đổi tư thế khi ngủ, không nằm nghiêng 1 bên quá lâu không chỉ giúp vành tai giảm đau mà còn tốt cho sức khỏe.

2.3. Giữ gìn vệ sinh cá nhân

Giữ gìn vệ sinh tai hàng ngày bằng cách sử dụng cồn y tế hoặc nước muối sinh lý để thấm vào bông gòn hoặc khăn để lau vành tai. Tránh khiến tổn thương vành tai thông qua phương pháp không sử dụng vật sắc nhọn hay sử dụng móng tay để ngoáy tai.

Người bệnh cần lưu ý vệ sinh tai sạch sẽ để hạn chế tình trạng đau nhức

Sau khi tắm hay bơi lội dưới nước nên dùng máy sấy tóc thổi khô nước ở trong ống tai, nhỏ thuốc sát khuẩn vào tai, những người đang bị viêm tai nên tránh bơi lội hoặc hoạt động dưới nước cho đến khi điều trị khỏi.

Trên đây là những kiến thức y khoa liên quan đến hiện tượng đau nhức vành tai. Đây là triệu chứng thường gặp nhưng có thể đang cảnh báo bệnh lý nguy hiểm về tai. Do đó bạn không nên thờ ơ mà cần đi thăm khám để được chẩn đoán sớm nhất.

Bất kì một thay đổi nhỏ nào của cơ thể cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn những bệnh lý nguy hiểm, khối u ở vành tai cũng không phải là ngoại lệ, đó có thể là u lành tính không gây nguy hiểm cho cơ thể bệnh nhân, nhưng cũng có thể là khối u ác tính cần được điều trị ngay.

Cùng tìm hiểu xem khối u đang hiện hữu ở vành tai bạn là u gì? lành tính hay ác tính thông qua bài viết này nhé!

1.   Vành tai là gì ?

Cấu tạo tai người bao gồm ba phần chính là tai ngoài, tai giữa và tai trong. Vành tai là một phần của tai ngoài, chúng là phần thịt nhô ra 2 bên đầu người rất dễ dàng để nhìn thấy.

Vành tai còn được gọi là loa tai, có chức năng quan trọng trong hệ thống dẫn truyền âm thanh, giúp chúng ta có thể nghe được.

Vành tai là phần thịt nhô ra 2 bên đầu, rất dễ dàng để nhìn thấy

2.      Cấu tạo hình thể của vành tai

Vành tai có hình thể khá giống một chiếc phễu gồm có hai mặt: mặt ngoài và mặt trong.

Vành tai có hình thể khá giống một chiếc phễu gồm có hai mặt: mặt ngoài và mặt trong

Mặt ngoài bao gồm gờ luân, lõm thuyền, gờ đối luân, gờ đối bình, hai trụ đối luân, xoắn tai, bình tai, dái tai.

Mặt trong là phần tai áp vào da đầu, có các vết lồi lõm ngược lại với mặt ngoài.

3. Những khối u thường gặp ở vành tai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng người bệnh có khối u ở vành tai. Có những khối u lành tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể điều trị đơn giản bằng thuốc hoặc phẫu thuật bóc u. Tuy nhiên cũng có những khối u vành tai ác tính nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tai, và sức khỏe của người bệnh.

Dưới đây là tổng hợp những khối u vành tai bệnh lý phổ biến nhiều người gặp phải.

3.1 U bã đậu

Đây là một dạng u lành tính có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, trong đó có vành tai ,  chúng thường mọc ở mặt trước hoặc mặt sau vành tai, dái tai, ở nếp gấp sau tai.

Khối u bã đậu ở vành tai không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe, nhưng lại gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Khi u bị viêm nhiễm có thể tấy đỏ và gây đau nhức cho bệnh nhân.

Đặc điểm của u bã đậu: Có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc và bên trong là chất bã mềm, có màu vàng nhạt hoặc vàng đục.

Nguyên nhân gây lên bệnh thường do tuyến bã tiết nhiều chất nhầy bất thường làm cho lỗ chân lông bị ứ đọng, tích tụ chất bã dẫn đến sự xuất hiện của u bã đậu.

Phẫu thuật mổ cắt u bã đậu là cách điều trị u triệt để nhất.

3.2 U sụn vành tai

U sụn vành tai là khối u xuất hiện ở phần sụn của vành tai, u thường lành tính, cứng, ít di động và lớn dần theo thời gian, phải cần đến tự can thiệp để loại bỏ khối u.

Đa phần u xuất hiện do bấm lỗ khuyên tai vào phần vành tai, một số trường hợp khác không rõ nguyên nhân cụ thể, người bệnh không có tác động gì đến vành tai nhưng u cũng tự xuất hiện.

3.3 Ung thư vành tai

Bệnh này thường gặp ở những người lớn tuổi. Biểu hiện ban đầu của bệnh này là vành tai xuất hiện một u nhỏ bằng nốt ruồi, cứng, sần sùi, dính vào sụn và dễ chảy máu. Sau đó u phát triển nhanh tạo thành u sùi lan khắp vành tai, xâm nhập vào ống tai ngoài và tai giữa gây đau đớn và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh.

Phương pháp điều trị thường phải phối hợp đa trị liệu để chữa khỏi dứt điểm, bao gồm: phẫu thuật [bỏ rộng khối ung thư, đôi khi cắt bỏ cả vành tai], hóa trị, và xạ trị.

4. Làm gì khi có khối u ở vành tai

Các khối u xuất hiện ở vành tai có thể là khối u lành tính, nhưng cũng có thể là khối u ác tính nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe của bệnh nhân.

Dù ở dưới bất kỳ tình trạng nào, những khối u vành tai cũng cần đến sự can thiệp để có thể điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, khi vành tai xuất hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần liên hệ ngay với cơ quan y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh gặp tình trạng bệnh ác tính gây ra biến chứng nguy hiểm.

Khi có khối u ở vành tai hoặc vành tai xuất hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần liên hệ ngay với cơ quan y tế uy tín

Với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, cùng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã và đang là đơn vị thăm khám và điều trị bệnh lý tai mũi họng uy tín được hàng triệu người tin tưởng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý ở tai cũng như phương pháp điều trị hiệu quả bạn có thể liên hệ ngay  với chúng tôi để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề