Vật kiến trúc gắn liền với đất là gì

Đất đai, nhà ở là tài sản có giá trị lớn và có ý nghĩa rất quan trọng với người dân. Trong thực tế hiện nay có nhiều mảnh đất chưa có sổ đỏ và nhu cầu thực hiện thừa kế đất xảy ra thu. Khi có người mất mọi người quan tâm tới việc thừa kế di sản của người mất đặc biệt là đất không có giấy tờ chứng nhận sử dụng đất thì có được thừa kế hay không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bào viết dưới đây:

I. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật Dân sự 2015;

- Luật đất đai 2013;

- Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình.

II. Nội dung tư vấn

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Vì vậy đây là loại giấy tờ rất quan trọng, là căn cứ để bảo vệ quyền và xác định nghĩa vụ của người chủ sở hữu trong các quan hệ giao dịch.

Trường hợp chủ sở hữu đất chưa có sổ đỏ [GCNQSDĐ] sẽ rất khó khăn trong việc chứng minh căn cứ để bảo vệ quyền lợi, xác định nghĩa vụ và sẽ chịu nhiều thiệt thòi về đất trong việc hạn chế các giao dịch chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế hay thế chấp, đền bù khi thu hồi đất,…

2.Đất chưa có sổ đỏ có được chia thừa kế không?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 [BLDS 2015], cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người đã chết để lại.

Trong đó nếu tài sản để thừa kế là quyền sử dụng đất thì người để lại di sản bên cạnh tuân theo các quy định của BLDS 2015 về thừa kế thì còn phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về đất đai.

Cá nhân được để lại thừa kế là quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định cụ thể tại Điều 188 Luật Đất đai 2013. Bên cạnh đó, thửa đất được để lại thừa kế cũng phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

- Trong thời hạn sử dụng đất.

Về nguyên tắc thì chỉ khi có Giấy chứng nhận người sử dụng đất mới có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, trong đó bao gồm quyền để lại di sản thừa kế.

Tuy nhiên, không có sổ đỏ vẫn được chia theo Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành thì xác định quyền sử dụng đất là di sản như sau:

- Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

+ Trong trường hợp đương sự có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp Giấy chứng nhận [đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận] thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất đó.

+ Trong trường hợp UBND cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với đất không được phép tồn tại trên đất đó thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

- Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với đất, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND theo quy định của pháp luật về đất đai.

Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán, khi quyền sử dụng đất được xác định là di sản thì sẽ được chia di sản thừa kế.

Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi về việc đất đai không có sổ đỏ có được chia thừa kế không? Công ty Luật TNHH HTC Viêt Nam luôn đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

[Đỗ Hiệp]

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Tòa CT1 – SUDICO khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ liêm, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email:

Website: //htc-law.com ; //luatsuchoban.vn

Bài viết liên quan:

Tại sao có di chúc rồi vẫn phải xác định hàng thừa kế?

Cha mẹ ly hôn con có được hưởng thừa kế tài sản không?

Con dâu và cháu nội có được thừa kế di sản của ông bà nội?

Di chúc lập bằng miệng có được coi là hợp pháp không?

Theo khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai năm 2013, tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [sau đây gọi tắt là Sổ đỏ] gồm:

- Nhà ở;

- Công trình xây dựng khác;

- Rừng sản xuất là rừng trồng;

- Cây lâu năm

Lưu ý:

- Tài sản gắn liền với đất được cấp Sổ đỏ là tài sản đã hình thành trên thực tế tại thời điểm cấp Sổ đỏ và thuộc quyền sở hữu của người đề nghị được cấp Sổ đỏ.

- Những tài sản trên không được cấp riêng một quyển Sổ đỏ mà được ghi nhận tại trang 02 của Sổ đỏ.

Tài sản gắn liền với đất được cấp Sổ đỏ [Ảnh minh họa]

Điều kiện cấp Sổ đỏ cho tài sản gắn liền với đất

1. Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

Xem chi tiết tại: Điều kiện cấp Sổ đỏ cho nhà ở.

2. Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở

Xem chi tiết tại: Điều kiện cấp Sổ đỏ cho công trình xây dựng không phải nhà ở

3. Chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

Chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng mà vốn để trồng rừng, tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và có một trong các giấy tờ sau đây thì được chứng nhận quyền sở hữu:

* Trường hợp có giấy tờ:

- Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà trong đó xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng rừng sản xuất;

- Giấy tờ về giao rừng sản xuất là rừng trồng;

- Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

- Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đã có hiệu lực pháp luật.

* Trường hợp không có giấy tờ:

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ theo quy định trên mà đã trồng rừng sản xuất bằng vốn của mình thì phải được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;

Lưu ý: Trường hợp chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ để được chứng nhận thì phải có:

- Văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng rừng đã được công chứng hoặc chứng thực;

- Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

4. Chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm

* Cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu

- Loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu gồm:

+ Cây công nghiệp lâu năm;

+ Cây ăn quả lâu năm;

+ Cây dược liệu lâu năm;

+ Cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh quan lâu năm.

- Cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu phải có các đặc tính sau:

+ Cây gieo trồng một lần, cho thu hoạch sản phẩm [mà thân chính vẫn giữ nguyên] hoặc sử dụng làm cây lấy gỗ, cây cảnh quan, cây bóng mát, có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thanh lý trên 05 năm.

+ Thuộc một trong các nhóm cây sau: Cây thân gỗ, cây thân bụi hoặc cây thân leo.

* Điều kiện được chứng nhận quyền sở hữu

Chủ sở hữu cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu khi có một trong các giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà trong đó xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng cây lâu năm phù hợp với mục đích sử dụng đất ghi trên giấy tờ đó;

- Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với cây lâu năm đã được công chứng hoặc chứng thực;

- Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu cây lâu năm đã có hiệu lực pháp luật;

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ thì phải được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;

- Đối với tổ chức trong nước thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư để trồng cây lâu năm theo quy định của pháp luật về đầu tư;

Lưu ý: Trường hợp chủ sở hữu cây lâu năm không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ để được chứng nhận quyền sở hữu thì phải có:

- Văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng cây lâu năm đã được công chứng hoặc chứng thực;

- Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

>> Thủ tục làm Sổ đỏ 2019 - Toàn bộ hướng dẫn mới nhất

Khắc Niệm

Video liên quan

Chủ Đề