Ví dụ về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

– Tính giá thành nhóm SP A và B và giá thành đơn vị: + Số lượng SP tiêu chuẩn: [ 900 x 1.25 ] + [ 400 x 1.75 ] = 1.825 + Tổng giá thành SP A và B: 600.000 + [ 5.000.000 + 1.500.000 + 1.200.000 ] – 1.000.000 = 7.300.000đ

– Giá thành đơn vị SP gốc: 7.300.000 = 4.000đ

Tổng giá thành SP B: 400 x 7.000 = 2.800.000đ

Tính giá thành theo phương pháp giản đơn hay còn gọi là phương pháp trực tiếp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác [quặng, than, gỗ…].

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp này là từng loại sản phẩm hay dịch vụ.

Công thức tính giá thành sản phẩm:

Tổng giá thành

sản xuất sản phẩm

= Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất

trong kỳ

Chi phí sản xuất kinh doanhdở dang cuối kỳ
Giá thành sản phẩm đơn chiếc = Tổng giá thành sản xuất sản phẩm
Số lượng sản phẩm hoàn thành

Một ví dụ cụ thể để hướng dẫn cách bạn cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn:

Công ty ACC tiến hành sản xuất 2 loại sản phẩm A và B, cuối tháng hạch toán, chi phí được tập hợp như sau:

[Đvị tính: đồng]

1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 5.000.000 2. Chi phí nhân công trực tiếp: 1.500.000 3. Chi phí SX chung: 1.200.000

4. SL Sp hoàn thành trong tháng: SP A Nhập kho 900, SP B hoàn thành gửi bán ngay: 400

Yêu cầu: Tính giá thành từng loại SP biết:

– Chi phí NVL trực tiếp: SP A: 3.200.000; SP B: 1.800.000
– Chi phí SX chung phân bổ theo chi phí NVL trực tiếp

– Chi phí nhân công trực tiếp: SP A: 900.000; SP B: 600.000 – Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ: SP A: 400.000; SP B: 600.000

– Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ: SP A: 768.000; SP B: 232.000

Bài giải – Phân bổ chi phí sản xuất chung: Cho SP A: [1.200.000 / 5.000.000] x 3.200.000 = 768.000đ Cho SP B: 1.200.000 – 768.000 = 432.000đ – Tính giá thành:

+ Sản phẩm A:

Tổng giá thành: 400.000 + [ 3.200.000 + 900.000 + 768.000 ] – 768.000 = 4.500.000đ

4.500.000 Giá thành đơn vị: ————— = 5.000đ

900

+ Sản phẩm B:
Tổng giá thành: 200.000 + [ 1.800.000 + 600.000 + 432.000 ] – 232.000 = 2.800.000đ

2.800.000 – Giá thành đơn vị: ———————– = 7.000đ

400

Tập hợp và phân bổ chi phí phát sinh trong kỳ

1. Quy trình tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

1.1. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

  • Kế toán sử dụng tài khoản 154 [Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang] để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho tính giá thành. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản 155,632…
  • Sơ đồ tập hợp chi phí:

1.2. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

  • Kế toán sử dụng tài khoản 631 [Giá thành sản xuất] để tổng hợp chi phí sản xuất. Phương pháp này thường sử dụng ở những đơn vị như: ngành giao thông vận tải [được hạch toán chi tiết theo từng hoạt động], kinh doanh khách sạn [theo dõi chi tiết từng hoạt động như: ăn uống, dịch vụ buồng nghỉ…], ngành nông nhiệp.
  • Sơ đồ tập hợp chi phí:

2. Đối tượng tập hợp chi phí

2.1.Tập hợp chi phí theo toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm [toàn doanh nghiệp].

– Áp dụng cho các doanh nghiệp chế tạo sản phẩm với quy trình công nghệ giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục. VD: điện, nước, bánh kẹo…

– Áp dụng cho các doanh nghiệp mà trong cùng 1 quy trình công nghệ đồng thời tạo ra sản phẩm chính còn thu được các sản phẩm phụ. VD sản xuất đường…

– Áp dụng cho doanh nghiệp cùng quy trình công nghệ sử dụng 1 loại nguyên vật liệu nhưng thu được đồng thời nhiều loại Sp khác nhau. VD: xí nghiệp hóa chất, hóa dầu.

– Áp dụng cho các doanh nghiệp trong cùng quy trình công nghệ Sx thu được nhóm SP cùng loại với chủng loại phẩm cấp khác nhau. VD: quần áo, chế biến chè…

2.2. Tập hợp chi phí theo tổ, đội sản xuất hay giai đoạn công nghệ

– Áp dụng cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ. VD: dệt, luyện kim…

– DN có quy trình SX phức tạp kiểu song song, sản xuất đơn chiếc hàng loạt nhỏ theo đơn đặt hàng chu kỳ sản xuất dài riêng rẽ.

2.3. Tập hợp chi phí cho từng sản phẩm, công việc hay đơn đặt hàng.

– Áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, yêu cầu sản xuất riêng biệt của từng khách hàng, kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất. VD: doanh nghiệp đóng tàu.

3. Phân bổ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

– Bên cạnh những chi phí phát sinh xác định trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí còn có những chi phí có liên quan tới nhiều đối tượng tập hợp chi phí. Vì vậy cần phải đưa ra những tiêu chuẩn phân bổ chi phí cho phù hợp.

– Căn cứ vào hệ số phân bổ và tiêu chuẩn phân bổ sẽ tính được chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng. Những chi phí cần phân bổ thường áp dụng là chi phí sản xuất chung, nhưng nếu các chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công có liên quan đến nhiều đối tượng cần phải phân bổ gián tiếp.

Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất chế biến, đang nằm trên dây truyền, hoặc chưa đến kỳ thu hoạch.

1. Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính [trực tiếp]

Theo phương pháp này chỉ tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phần chi phí NVL trực tiếp, hoặc NVL chính còn các chi phí khác tính cả cho thành phẩm

Công thức:

CPSPDDCK = CP NVL của SPDD Dk + CP NVL PS trong kỳ x KL SP dở dang cuối kỳ
KL SP hoàn thành + KL SP dở dang cuối kỳ

Ví dụ 1:

Chi phí sản phẩm dở dang đầu tháng : 1.700.000 đ

Chi phí SX trong tháng tập hợp được bao gồm:

+Chi phí NVL trực tiếp : 7.900.000 đ

+Chi phí nhân công trực tiếp :1.464.000 đ

+Chi phí SX chung :1.068.000 đ

Kết quả sản xuất: Cuối tháng nhập kho thành phẩm 100 sp hoàn thành còn 20 sp dở dang

Kế toán đánh giá spdd cuối kỳ:

CPSPDDCK = 1.700.000 + 7.900.000 x 20 =1600.000
100 + 20

2. Phương pháp ước lượng sản phẩm tương đương

Theo phương pháp này SPDD cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành.

Phương pháp tính:

– Đối với những chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quá trình sản xuất như NVL trực tiếp, NVL chính:

CPSPDDCK = CP của SPDD đầu kỳ + CP phát sinh trong kỳ x KL SP dở dang cuối kỳ
KL SP hoàn thành + KL SP dở dang cuối kỳ

– Đối với những chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì tính cho SPDD cuối kỳ theo mức độ hoàn thành:

CPSPDDCK = CP của SPDD đầu kỳ + CP phát sinh trong kỳ x KL SPDD cuối kỳ tương đương SPHT
KL SP hoàn thành + KL SPDD cuối kỳ tương đương SPHT

[1]

Trong đó :

[1] = Khối lượng SPDD * Tỷ lệ chế biến đã hoàn thành cuối kỳ

Ví dụ 2: Có số liệu sau:

CP SPDD đầu tháng gồm:

+CP NVL trực tiếp :700.000 đ

+CP nhân công trực tiếp :124.000 đ

+CP sản xuất chung :186.000đ

CP sản xuất trong tháng tập hợp được:

+CP NVL trực tiếp :163000.000 đ

+CP nhân công trực tiếp :5.276.000 đ

+CP sản xuất chung :6.114.000 đ

Cuối tháng hoàn thành nhập kho 160 thành phẩm , còn 40 sản phẩm dở dang mức độ hoàn thành 50%

Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:

+ Chi phí NVL trực tiếp của sản phẩm dở dang cuối kỳ:

CPSPDDCK = 700.000 + 163.000.000 x 40 = 3.400.000
160 + 40

+ Chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm dở dang cuối kỳ:

CPSPDDCK = 124.000 + 5.276.000 x [40*0.5] =600.000
160 + [40 x 0.5]

+ Chi phí sản xuất chung :

CPSPDDCK = 186.000 + 6.114.000 x [40 * 0.5] = 700.000
160 + [40 x 0.5]

Cộng = 4.700.000 đ

3. Phương pháp đánh giá theo chi phí định mức [kế hoạch]

Theo PP này kế toán căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và chi phí sản xuất định mức cho 1 đơn vị sản phẩm ở từng giai đoạn để tính ra chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Ví dụ 3:

Có số liệu về sản phẩm A như sau:

Chi phí sản xuất định mức cho 1 đơn vị sp như sau:

+ CP nguyên vật liệu trực tiếp :12.000 đ

+ CP nhân công trực tiếp : 2.500 đ

+ CP sản xuất chung : 1.500 đ

Kết quả sản xuất trong tháng: hoàn thành 60 thành phẩm, còn lại 10 SPDD, mức độ hoàn thành 50%

Kế toán tính chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau:

+ CP NVL trực tiếp trong sản phẩm dở dang : 12.000 * 10 = 120.000

+ CP nhân công trực tiếp : 2.500*[10*0,5]=12.500

+ CP sản xuất chung : 1.500*[10*0,5]=7.500

Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ Winerp.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.

Hữu Đệ – Tổng hợp và Edit 

Video liên quan

Chủ Đề