Ví dụ về cơ quan quản lý nhà nước

Sự khác nhau giữa Cơ quan Nhà nước và Đơn vị sự nghiệp [Công lập]

Phân biệt Cơ quan Nhà nước và Đơn vị sự nghiệp. Đều gắn liền với sự hiện diện của các cơ quan hành chính nhà nước, Cơ quan Nhà nước và Đơn vị sự nghiệp được phân biệt thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

Cơ quan Nhà nước và Đơn vị sự nghiệp khác nhau thế nào?

Hiện nay, Cơ quan Nhà nướcĐơn vị sự nghiệp [công lập] là hai khái niệm khá dễ để gây sự nhầm lẫn. Đây không phải là điểu quá ngạc nhiên bởi vì trước đây, hai loại hình cơ quan này có cơ chế tài chính cơ bản là giống nhau, hơn nữa đội ngũ các bộ trong hai loại hình tổ chức này cũng như nhau về chế độ tiền lương, tiền thưởng và các chế độ đãi ngộ.

Ngoài những đặc điểm giống nhau như: Gắn liền với chức năng quản lý Nhà nước, nguồn thu từ Ngân sách Nhà nước thì hai loại cơ quan này cũng cần được phân biệt bằng:

Cơ quan Nhà nước

Đơn vị sự nghiệp

Ví dụ:

Ủy ban Nhân Dân

Tòa Án Nhân Dân

Bệnh viện Công lập

Trường Đại học Công Lập

Khái niệm:

Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ chức [cá nhân] mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.

Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước

Đặc điểm:

- Mang tính quyền lực Nhà nước;

- Nhân danh Nhà nước để thực thi quyền lực Nhà nước;

- Trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan Nhà nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng pháp luật;

- Giám sát thực hiện các văn bản mà mình ban hành;

- Có quyền thực hiện biện pháp cưỡng chế khi cần thiết;

- Thẩm quyền của các cơ quan nhà nước có những giới hạn về không gian [lãnh thổ], về thời gian có hiệu lực, về đối tượng chịu sự tác động. Thẩm quyền của cơ quan phụ thuộc vào địa vị pháp lý của nó trong bộ máy nhà nước. Giới hạn thẩm quyền của cơ quan nhà nước là giới hạn pháp lý vì được pháp luật quy định.

- Mỗi cơ quan nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do pháp luật quy định.

- Không mang quyền lực nhà nước, không có chức năng quản lý nhà nước như: Xây dựng thể chế, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính… Các đơn vị sự nghiệp công lập bình đẳng với các tổ chức, cá nhân trong quan hệ cung cấp dịch vụ công.

- Được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định;

- Là bộ phận cấu thành trong tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

- Có tư cách pháp nhân;

- Cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước;

- Viên chức là lực lượng lao động chủ yếu, bảo đảm cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Phân loại:

Căn cứ vào hình thức thực hiện quyền lực:

- Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất; HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương;

- Cơ quan hành chính Nhà nước: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các UBND cấp tỉnh, huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.

- Cơ quan tư pháp: Tòa án, Viện kiểm sát;

Căn cứ vào trình tự thành lập:

Cơ quan Nhà nước do dân bầu ra;

Cơ quan Nhà nước không do dân bầu ra.

Căn cứ vào tính chất thẩm quyền:

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chung;

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn.

Căn cứ vào cấp độ thẩm quyền:

Cơ quan Nhà nước ở Trung ương;

Cơ quan Nhà nước ở địa phương.

Căn cứ vào quyền tự chủ:

- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự;

- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự .

Căn cứ vào cơ quan

Căn cứ vào vị trí pháp lý:

- Đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Đơn vị thuộc Tổng cục, Cục;

- Đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Căn cứ vào lĩnh vực:

- Đơn vị hoạt động Y tế;

- Đơn vị hoạt động Giáo dục;

- Đơn vị hoạt động Thông tin báo chí;

- Đơn vị hoạt động Nghiên cứu ứng dụng;

-…

2.Thành lập, tổ chức đơn vị sự nghiệp

Việc Thành lập, giải thể đơn vị sự nghiệp được quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.

Các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập mới phải tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư [trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu]. Riêng đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập mới phải tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư.

Về khung số lượng cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập

Cụ thể, đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ được bố trí bình quân không quá 03 người trên một đơn vị; các đơn vị khác được thực hiện theo Đề án thành lập [trong trường hợp thành lập mới] hoặc Đề án tự chủ của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ được bố trí bình quân không quá 03 người trên một đơn vị; các đơn vị khác được bố trí không quá 03 người.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:

Số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ được bố trí bình quân không quá 03 người trên một đơn vị.

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ [bao gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ và đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài]; [trừ các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ], đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan thuộc Chính phủ [bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài] và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có từ 20 người làm việc là viên chức trở xuống được bố trí không quá 02 cấp phó; có trên 20 người làm việc là viên chức được bố trí không quá 03 cấp phó.

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc Bộ [Bộ]; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục, thuộc chi cục thuộc cục thuộc Bộ; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng thuộc Bộ; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục thuộc tổng cục thuộc Bộ; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh [sở]; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chi cục và tương đương thuộc sở; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương [cấp huyện] được bố trí không quá 02 cấp phó.

Hoa Tiêu vừa giúp các bạn tìm hiểu điểm khác nhau giữa Cơ quan Nhà nước và Đơn vị sự nghiệp. Cơ quan Nhà nước có lẽ sẽ dễ hiểu và dễ hình dung hơn với mọi người so với đơn vị sự nghiệp công lập. Điểm khác biệt dễ nắm bắt nhất chính là cơ quan nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, thực hiện chức năng quản lý nhà nước [điều tra, thanh tra, xét xử,...] trong khi đơn vị sự nghiệp công lập lại không có tính quyền lực nhà nước và không tham gia vào quản lý nhà nước mà chỉ cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước [ví dụ: Trường học công lập, bệnh viện công,...]

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Mức tiền thưởng danh hiệu thi đua, bằng khen, giấy khen mới

Cập nhật: 02/10/2021 Sưu Tầm

Cơ quan hành chính nhà nước là gì? Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước? Đặc điểm chung của cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan nhà nước? Đặc điểm riêng của cơ quan hành chính nhà nước? Phân loại cơ quan hành chính nhà nước?

Khi nghiên cứu về địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước chúng ta cần nhớ và trình bày được định nghĩa cơ quan hành chính nhà nước, phân tích được những đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước, phân loại cơ quan hành chính nhà nước và xác định chính xác các cơ quan hành chính nhà nước trong bộ máy hành chính nhà nước.

Chúng ta còn phải phân tích được chức năng, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước. Với các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành người học phải lý giải được sự kết hợp giữa phương thức lãnh đạo theo nguyên tắc tập thể với phương thức lãnh đạo cá nhân. Bài viết dưới đây sẽ phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước. Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định.

1. Cơ quan hành chính nhà nước là gì?

Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao những quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một phần những nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phân hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng hành pháp [quản lý hành chính nhà nước]. Nghiên cứu địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước nhằm xác định vai trò của cơ quan hành chính nhà nước với tư cách là chủ thể của pháp luật hành chính và chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính trong quản lý hành chính nhà nước.

Khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, tùy từng trường hợp cụ thể mà cơ quan hành chính nhà nước sẽ là chủ thể quản lý hành chính nhà nước tức là chủ thể mang quyền lực nhà nước hay là đối tượng quản lý hành chính nhà nước tức chủ thể không mang quyền lực hành chính. Tuy nhiên, dù ở tư cách nào thì cơ quan hành chính nhà nước cũng là chủ thể chủ yếu, quan trọng nhất trong quan hệ pháp luật hành chính.

2. Đặc điểm chung của cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan nhà nước:

Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận của bộ máy nhà nước nên cũng có các đặc điểm chung của cơ quan nhà nước như sau:

– Cơ quan hành chính nhà nước cơ quyền nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiên các quyền và nghĩa vụ pháp lý với mục đích hướng tới lợi ích công. Biểu hiện của tính quyền lực nhà nước đó là: Cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản pháp luật như nghị định, quyết định, chỉ thị và có thể được áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước nhất định.

– Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Nói cách khác, cơ quan hành chính nhà nước có tính độc lập tương đối về cơ cấu – tổ chức [có cơ cấu bộ máy và quan hệ công tác bên trong của cơ quan được quy định trước hết quy định trước hết nhiệm vụ, chức năng, thể hiện vai trò độc lập]… Cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật như Luật tổ chức Chính phủ 2015, Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015,…

– Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động dựa trên quy định của pháp luật, có chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền riêng và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước mà quan hệ đó được quy định bởi thẩm quyền nhất định do pháp luật quy định – đó là tổng thể những quyền, nghĩa vụ chung và những quyền hạn cụ thể mang tính quyền lực – pháp lý mà nhà nước trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan không phải của nhà nước vì những cơ quan, tổ chức đó không có thẩm quyền được quy định trong pháp luật.

– Nguồn nhân sự chính của cơ quan hành chính nhà nước là đội ngũ cán bộ, công chức, được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008.

Ngoài những đặc điểm chung với cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước có các đặc điểm riêng được quyết định bởi chính bản chất hoạt động chấp hành – điều hành thông qua các đặc trưng này và có thể phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với các cơ quan nhà nước khác.

3. Đặc điểm riêng của cơ quan hành chính nhà nước:

– Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành [đó là những hoạt động được tiến hành trên cơ sở Luật và để thi hành Luật] nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Như vậy, hoạt động chấp hành – điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước.

Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện những hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng đó không phải là phương diện hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành chức năng cơ bản của cơ quan nhà nước đó như: Chức năng lập pháp của Quốc hội, chức năng xét xử của tòa án nhân dân, chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục… Việc thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước là nhằm hoàn thành chức năng quản lý hành chính nhà nước.

– Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ Trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

– Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành.

– Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.

– Các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc từ Trung ương đến địa phương. Ví dụ: Các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổng công ty, công ty, nhà máy trực thuộc các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng…; các đơn vị quân đội, công an trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an…

4. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước:

– Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, cơ quan hành chính nhà nước được chia thành hai loại là cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương bao gồm: Chính Phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, điều hành các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Phần lớn các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương ban hành có hiệu lực trong cả nước.

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, gồm: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã. Những cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có chức năng quản lý hành chính nhà nước trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trên phạm vi lãnh thổ tương ứng được giới hạn bởi sự phân chia địa giới hành chính. Các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ban hành thường chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ thuộc quyền quản lý hành chính nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước địa phương đó.

– Căn cứ vào thẩm quyền, cơ quan hành chính nhà nước được chia thành cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn.

Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, gồm: Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp. Các cơ quan hành chính nhà nước này có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, có phương thức lãnh đạo kết hợp giữa lãnh đạo tập thể với lãnh đạo thủ trưởng cá nhân đứng đầu. Ví dụ: Chính phủ quản lý hành chính nhà nước theo phương thức lãnh đạo kết hợp sự lãnh đạo chung của Chính phủ với lãnh đạo của Thủ tướng Chính phủ.

– Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc, cơ quan hành chính nhà nước được chia thành cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng tập thể lãnh đạo và cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng cá nhân đứng đầu lãnh đạo.

Kết luận: Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành – điều hành, cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

Được đăng bởi:

Chuyên mục:

Tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước là gì? Nguồn tài chính

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 1991/VP-THKH chia cụm, khối và phân công lãnh đạo, cán bộ phụ trách cụm, khối thi đua Văn phòng cơ quan hành chính nhà nước thành phố năm 2013 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 4996/UBND-ĐT năm 2020 về thực hiện giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa đối với cơ quan hành chính nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố Hà Nội theo Chỉ thị 33/CT-TTg

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 3530/VPCP-HC của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống Văn phòng cơ quan hành chính nhà nước

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 301/BXD-QLN chủ trương đầu tư xây dựng công sở cơ quan hành chính nhà nước do Bộ Xây dựng ban hành

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 1986/BXD-QLN báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 213/2006/QĐ-TTg về Quy chế quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước do Bộ Xây dựng ban hành

Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước là gì? Đối tượng quản lý?

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 1981/BXD-QLN gửi Hồ sơ trích ngang công sở cơ quan hành chính nhà nước do Bộ Xây dựng ban hành

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 1846/LĐTBXH-PC năm 2015 triển khai thực hiện Quyết định 09/2015/QĐ-TTg về Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 8380/SLĐTBXH-VP năm 2015 triển khai Nghị định 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Thế nào là đơn vị dự toán cấp I, II, III? Quy định của Luật ngân sách về các đơn vị dự toán cấp I, II, III? Khái niệm, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị dự toán ngân sách theo Luật ngân sách.

Công an huyện Ba Vì ở đâu? Địa chỉ liên hệ công an huyện Ba Vì, TP Hà Nội? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của công an Ba Vì mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Đăk Glei? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Đăk Hà? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Phú Quốc? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Tân Hiệp ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Tân Hiệp? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Tân Hiệp mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Giồng Riềng ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Giồng Riềng? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Giồng Riềng mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Hòn Đất ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Hòn Đất? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Hòn Đất mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện An Minh ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện An Minh? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện An Minh mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thuận ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Vĩnh Thuận? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thuận mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Kiên Lương ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Kiên Lương? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Kiên Lương mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện An Biên ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện An Biên? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện An Biên mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Kiên Hải ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Kiên Hải? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Kiên Hải mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Gò Quao ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Gò Quao? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Gò Quao mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện U Minh Thượng? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Châu Thành? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành mới nhất.

Mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng là gì? Mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng mới nhất năm 2022? Hướng dẫn làm mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng?

Điều khiển xe không có gương chiếu hậu, cảnh sát giao thông có quyền dừng xe kiểm tra không? Lỗi điều khiển xe không gương phạt bao nhiêu tiền? Đi xe không gương có bị tạm giữ phương tiện không?

Biên bản bắt người phạm tội quả tang là gì? Mẫu biên bản bắt người phạm tội quả tang mới nhất năm 2022 và hướng dẫn cách lập? Quy định về bắt người phạm tội quả tang?

Xử phạt hành vi mua bán và sử dụng giấy tờ giả? Mua bán, sử dụng giấy khám sức khỏe giả có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Mức phạt đối với hành vi mua bán và sử dụng giấy khám sức khỏe giả?

Video liên quan

Chủ Đề