Vị giác là gì

Rối loạn chức năng khứu giác là biểu hiện mất cảm giác mùi, không ngửi được mùi, là triệu chứng của một số bệnh như cảm, viêm xoang, viêm mũi… Rối loạn chức năng khứu giác bao gồm: Mất khứu giác, giảm khứu giác, loạn khứu giác/ảo khứu giác

-    Mất khứu giác: [anosmia = loss smell] là tình trạng mất mùi hoàn toàn, người bệnh không thể ngửi được một hoặc nhiều mùi khác nhau. Khi mất khứu giác chỉ xảy ra ở một bên nên thường người bệnh khó có thể tự nhận ra.

-    Giảm khứu giác [hyposmia] là tình trạng mất mùi một phần.

-    Loạn khứu giác/ảo giác khứu giác [parosmia/phantosmia] là tình trạng mà người bệnh ngửi mùi khác với mùi thực tế hoặc mùi hôi mà người khác không thể ngửi thấy. Thường không do nguyên nhân trực tiếp ở mũi, có liên quan đến các rối loạn tâm thần, thần kinh và nội tiết.

Hầu hết bệnh nhân bị mất khứu giác có nhận thức bình thường về các chất mặn, ngọt, chua và đắng nhưng không phân biệt được vị ngon, điều này phụ thuộc chủ yếu vào khứu giác. Do đó, họ thường phàn nàn về việc mất vị giác do không thưởng thức được đồ ăn.
 

Rối loạn chức năng khứu giác là triệu chứng đặc trưng khi mắc COVID-19.Các bệnh nhiễm trùng hô hấp do virus khác như cúm có thể gây rối loạn khứu giác hoặc vị giác sau khi nhiễm;  Còn ở bệnh nhân COVID-19, các rối loạn này thường xuất hiện trước hoặc cùng lúc với các triệu chứng khác, và thường không kèm các triệu chứng khác ở mũi như nghẹt mũi, chảy mũi. Với những thông tin này, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ [CDC] đã thêm dấu hiệu rối loạn khứu giác và/hoặc vị giác mới xuất hiện là triệu chứng của nhiễm COVID-19.

Theo một số nghiên cứu, các bài kiểm tra về khứu giác và vị giác có thể giúp phân biệt COVID-19 và cảm lạnh thông thường, các kết quả nghiên cứu cho gợi ý rằng các xét nghiệm này có thể được sử dụng làm xét nghiệm sàng lọc để xác định những bệnh nhân có khả năng mắc COVID-19. Mặc dù không thể thay thế các công cụ chẩn đoán chính thức như PCR, huyết thanh học hoặc CT ngực, nhưng chúng có thể là một giải pháp thay thế khi các xét nghiệm này không có sẵn hoặc khi cần sàng lọc nhanh, đặc biệt là ở cấp độ chăm sóc ban đầu hoặc tại các khoa cấp cứu. Hơn nữa, triệu chứng rối loạn chức năng khứu giác được xem như một chỉ điểm sinh học để chẩn đoán sớm bệnh nhân mắc COVID-19, điều này thực sự có ý nghĩa đối với người bệnh, sớm tự cách ly với người thân và sử dụng các biện pháp bảo hộ khi chưa có các test nhanh COVID-19 hoặc trong thời gian chờ xét nghiệm PCR COVID-19.

Vì sao bệnh nhân COVID-19 bị mất khứu giác?

Theo các nhà khoa học, Covid-19 có khả năng làm tổn thương hệ thống khứu giác [kết nối giữa mũi và não], nơi nhận biết mùi. Hệ thống khứu giác có thể tự hồi phục nhưng quá trình hồi phục này cần thời gian, có thể mất từ 2 tuần - 2 năm.

Điều trị triệu chứng này như thế nào?

Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng có những phương pháp hỗ trợ có thể giúp ích cho bệnh nhân lấy lại được khứu giác. Tập luyện khứu giác hàng ngày giúp bệnh nhân mau hồi phục hơn. Tập ngửi [Smell training] 4-5 mùi khác nhau mỗi ngày để giúp kết nối các tế bào khứu giác với não. Rửa mũi [Nasal irrigation] sử dụng các sản phẩm rửa mũi có bán trên thị trường và rửa mũi hàng ngày giúp ngăn ngừa nhiễm trùng vùng mũi và làm sạch mũi. Bệnh nhân có thể sử dụng nước muối sinh lý, tinh dầu,... để kích thích khứu giác.

Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 tại Đà Nẵng đang còn phức tạp, khi chưa thể đi đến bệnh viện để khám bác sĩ chuyên khoa, nếu phát hiện triệu chứng rối loạn chức năng khứu giác rất dễ rơi vào cảm giác thấp thỏm, lo âu nên bạn phải thật bình tĩnh, tự đánh giá các triệu chứng của bản thân và liên hệ để được các bác sĩ tư vấn online. 

Tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng có các dịch vụ hỗ trợ mùa dịch: khám bệnh tại nhà, khám bệnh từ xa qua cuộc gọi video, xét nghiệm covid-19, hỗ trợ người bệnh khám, kiểm tra và xét nghiệm sàng lọc Covid-19 khi xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ. 

Liên hệ 0236 3650 676/ số hotline 0905 246 258 [giờ hành chính] để được tư vấn và đặt lịch khám bệnh
    

Khoa Tai – Mũi – Họng Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
 

17/02/2022 12:18 [GMT+7]

Nghiên cứu về sự phổ biến của triệu chứng mất vị giác ở bệnh nhân COVID-19

Hà Nội [TTXVN 17/2]--

Ngày càng có nhiều báo cáo về triệu chứng mất vị giác ở bệnh nhân mắc COVID-19 trong 2 năm qua. Suy giảm chức năng vị giác do COVID-19 xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, bao gồm ageusia [mất vị giác hoàn toàn], hypogeusia [mất vị giác một phần] và dysgeusia [rối loạn vị giác]. 


Trong khi mất vị giác có thể là một trải nghiệm khó chịu đối với người bệnh, các nhà khoa học hoài nghi về độ xác thực của những báo cáo ghi nhận triệu chứng này bởi theo những gì được biết trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, mất vị giác thường hiếm khi xảy ra và có thể bị nhầm lẫn với mất vị khứu giác do hai giác quan này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu đăng tải mới đây trên tạp chí Chemical Senses, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Monel Chemical Senses cho rằng các báo cáo về tình trạng mất vị giác trên thực tế là xác thực và có thể phân biệt được với mất khứu giác. Nghiên cứu này đã xem xét mức độ phổ biến của triệu chứng mất vị giác ở bệnh nhân COVID-19. Đây là nghiên cứu mới nhất chuyên sâu về vấn đề này. 
Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ 241 nghiên cứu trong tổng số 712 nghiên cứu đánh giá tình trạng mất vị giác và được đăng tải trong khoảng thời gian từ ngày 15/5/2020 đến ngày 1/6/2021. Trong số 138.785 bệnh nhân COVID-19 được đề cập trong 241 nghiên cứu trên có 32.918 bệnh nhân xuất hiện triệu chứng mất vị giác ở một số dạng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mất vị giác phổ biến là 37%, đồng nghĩa với việc cứ 10 bệnh nhân mắc COVID-19 thì có 4 người có triệu chứng mất vị giác ở một số dạng. 
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện rằng độ tuổi và giới tính cũng ảnh hưởng tới sự phổ biến của triệu chứng mất vị giác. Những người ở độ tuổi trung niên từ 36-50 tuổi nằm trong nhóm phổ biến mất vị giác nhiều nhất so với các độ tuổi còn lại, trong khi các bệnh nhân nữ có thể mất khứu giác nhiều hơn so với bệnh nhân nam. 
Sau khi xác định rõ ràng mất vị giác là một triệu chứng của bệnh COVID-19, các nhà nghiên cứu cho rằng đến lúc tìm hiểu tại sao bệnh COVID-19 ảnh hưởng tới vị giác và cần bắt đầu nghiên cứu cách thức để khôi phục lại giác quan này./.

Minh Châu 

Lưu ra file

Suckhoedoisong.vn - Một trong những triệu chứng của người nhiễm SARS-CoV-2 là mất khứu giác [anosmia]. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nếu gia tăng tỷ lệ dân số với tình trạng mất khứu giác vĩnh viễn.


Mất khứu giác và vị giác phổ biến hơn ở bệnh nhân COVID-19 trẻ tuổi.

 Mất mùi có liên quan đến COVID-19

Mất khứu giác là chỉ số được báo cáo sớm nhất và phổ biến liên quan đến loại virus này. Đồng thời đây là dấu hiệu để phát hiện người mắc COVID-19 hiệu quả hơn so với các triệu chứng như sốt và ho.

Mất khứu giác hoặc vị giác đột ngột có liên quan đến COVID-19, ngay cả khi không có các triệu chứng khác như sốt và ho dai dẳng. Tình trạng mất khứu giác đối với đa số bệnh nhân nhiễm bệnh có xu hướng diễn ra trong thời gian ngắn [thường dưới 2 tuần] và phục hồi nhanh chóng [trong vòng 10 ngày], mặc dù ở một số bệnh nhân, nó có thể tồn tại lâu hơn, thậm chí không thể phục hồi - đặc biệt với COVID-19 kéo dài.

Không giống như trong các trường hợp cảm lạnh và một số trường hợp cúm mà nguyên nhân mất khứu giác có xu hướng liên quan đến nghẹt mũi [nghẹt mũi do tích tụ chất nhầy], trong COVID-19 mất khứu giác đột ngột có thể liên quan trực tiếp đến nhiễm trùng SARS-CoV-2 trong biểu mô mũi và các tế bào thần kinh khứu giác mà không có bất kỳ tắc nghẽn nào. Do đó, những người bị mất khứu giác đột ngột nên được nghi ngờ là dương tính với COVID-19, cần làm xét nghiệm để xác nhận và bắt đầu cách ly / tự cách ly ngay lập tức.

Tỷ lệ mất khứu giác chính xác ở bệnh nhân COVID-19 thay đổi đáng kể tùy thuộc vào các ước tính nghiên cứu khác nhau và các đặc điểm / nhân khẩu học thuần tập, tuy nhiên, ước tính được cho là mất khứu giác ở khoảng 20-50% tổng số bệnh nhân trên toàn thế giới.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mất khứu giác và vị giác trong COVID-19 phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi so với những bệnh nhân lớn tuổi và không có sự khác biệt lớn giữa nam và nữ, mặc dù một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ trẻ có chỉ số BMI cao hơn thì nguy cơ càng cao.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ mất khứu giác ở các nước phương Tây cao hơn so với các nước Đông Á - mặc dù điều này một phần có thể do báo cáo không đầy đủ về tất cả các triệu chứng, cũng như một số biến thể virus tiềm ẩn hoặc sự khác biệt về gen của vật chủ.

Cơ chế gây mất mùi?

Cơ chế mất mùi cơ bản trong COVID-19 vẫn đang được tiếp tục khám phá khi nhiều nghiên cứu đang được thực hiện. Ttuy nhiên, một số giả thuyết và quan sát ban đầu có thể giải thích tại sao việc mất khứu giác và vị giác xảy ra nhiều ở bệnh nhân COVID-19 ngay cả khi không có các triệu chứng nghẹt mũi khác như với SARS, cảm lạnh và cúm.

Trong một tỷ lệ nhỏ những người bị nghẹt mũi và chảy nước mũi, sự tắc nghẽn vật lý của mũi với chất nhầy sẽ làm giảm mùi. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân COVID-19 bị mất khứu giác thường không bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, và do đó, các cơ chế khác phải liên quan.

Vì vậy, điều gì có thể gây ra mất mùi đột ngột trong COVID-19?  SARS-CoV-2 gây tổn thương tế bào hỗ trợ thần kinh trong mũi, là nguyên nhân mất khứu giác. Có hai loại tế bào liên quan gồm tế bào cảm nhận mùi và tế bào hỗ trợ thần kinh. Các nghiên cứu giai đoạn đầu cho rằng, virus tấn công chọn lọc vào tế bào cảm nhận mùi, những tế bào này có liên hệ với tế bào cảm nhận mùi trên não, điều này gây nên sự lo ngại virus theo đó sẽ lan lên não. Tuy nhiên, giải phẫu bệnh tử thi cho thấy SARS-CoV-2 rất hiếm khi xâm nhập vào não, giả thiết tế bào cảm nhận mùi bị tổn thương cũng không chắc chắn.

Một nghiên cứu của Đại học Harvard, đã phát hiện ra rằng tế bào hỗ trợ thần kinh có rất nhiều thụ thể ACE2, trong khi tế bào cảm nhận mùi thì không. Virus SARS-CoV-2 lại chỉ tấn công vào những tế bào có thụ thể ACE2. Như vậy, giả thuyết virus tấn công các tế bào hỗ trợ thần kinh gây mất khứu giác hoặc rối loạn ở mức độ nhất định, đã dần nhận được sự đồng thuận của giới khoa học.

Khi SARS-CoV-2 liên kết với ACE2 / TMPRSS2 trên các tế bào bền vững trong mũi, các tế bào này sẽ chết dẫn đến mất các lông mao cảm giác trên các tế bào thần kinh thụ cảm khứu giác. Do đó, chất tạo mùi không liên kết được với lông mao của tế bào thần kinh, do đó gây ra chứng thiếu máu. Tất cả những điều này có thể xảy ra rất nhanh chỉ trong 1 hoặc 2 ngày.

Trong khi điều này xảy ra, các tế bào gốc có thể nhanh chóng tái tạo các tế bào trung tâm [thường trong vòng 3-7 ngày], cho phép các lông mao trên tế bào thần kinh khứu giác tái tạo cho phép các chất tạo mùi một lần nữa liên kết với các tế bào thần kinh và khứu giác phục hồi [trong vòng một hoặc hai ngày nữa]. 

Một nghiên cứu trên 202 bệnh nhân COVID-19 trong một tháng cũng cho thấy tỷ lệ hồi phục là 49%. Nhưng một số bệnh nhân cũng bị tổn thương khá nghiêm trọng, thậm chí có những ca mất khứu giác kéo dài, hồi phục không hoàn toàn, hoặc cảm nhận mùi khác so với mùi trong trí nhớ, thậm chí mùi hôi thối, khó chịu.

Cho đến nay, chưa có phương pháp điều trị rối loạn khứu giác hiệu quả, nhưng có thể rèn luyện khứu giác, tức là cho bệnh nhân tập ngửi những mùi nhất định để mũi học lại mùi.

Theo các nhà nghiên cứu, hậu quả của việc mất khứu giác có thể rất nghiêm trọng, ví dụ, người mất khứu giác ít có khả năng phát hiện ra thực phẩm hư hỏng và khói trong các vụ hỏa hoạn. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy người mất khứu giác có nguy cơ gặp phải các biến cố nguy hiểm, chẳng hạn như ăn thức ăn ôi thiu, cao hơn gấp đôi so với những người bình thường.

Nguyễn Minh Anh

[theo Havard Health]

Video liên quan

Chủ Đề