Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi sinh học lớp 7

Bài 3 trang 25 SGK Sinh học 7

Đề bài

Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Bệnh sốt rét do trùng sốt rét gây ra.

Lời giải chi tiết

Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì:

- Bệnh sốt rét được lây truyền thông qua đối tượng trung gian là muỗi Anophen. Ấu trùng muỗi [bọ gậy] thường phát triển tốt ở khu vực nước đọng hoặc nước chảy chậm, có ánh sáng mặt trời, có cây cỏ, rong rêu tạo độ ẩm thích hợp [chủ yếu ở rừng núi] chúng đốt các loài linh trưởng và cả con người.

- Đồng bào miền núi thường có trình độ dân trí chưa cao,chưa có hình thành thói quen mắc màn khi đi ngủ, điều kiện sống còn khó khăn, vấn đề môi trường không được đảm bảo. Điều này tạo cơ hội để bệnh sốt rét dễ lây truyền nhanh.

Loigiaihay.com

  • Bài 2 trang 25 SGK Sinh học 7

    Giải bài 2 trang 25 SGK Sinh học 7. Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khoẻ con người ?

  • Bài 1 trang 25 SGK Sinh học 7

    Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau và khác nhau như thế nào ?

  • Thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng sau.

    Thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng sau:

  • Đánh dấu [✓] vào ô trống ứng với ý trả lời đúng cho các câu hỏi sau.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 23 SGK Sinh học 7.

  • Lý thuyết trùng kiết lị

    Trùng kiết lị giống trùng biến hình, chí khác ở chồ chân giả rất ngắn. Bào xác trùng kiết lị [hình 6.1] theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hoá người.

  • So sánh đặc điểm sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng.

    So sánh đặc điểm sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng.

  • Hãy nêu đặc điểm chung của lưỡng cư về: Môi trường sống, da, cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, sự sinh sản, sự phát triển cơ thể, đặc điểm nhiệt độ cơ thể.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 122 SGK Sinh học 7. Hãy nêu đặc điểm chung của lưỡng cư về: Môi trường sống, da, cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, sự sinh sản, sự phát triển cơ thể, đặc điểm nhiệt độ cơ thể.

  • Lý thuyết thằn lằn bóng đuôi dài

    Thằn lằn bóng đuôi dài, ưa sống ở những nơi khô ráo và thích phơi nắng, có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất.

Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi

Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét

Bài 3 trang 25 sgk Sinh 7

Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi?

Lời giải:

Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì đây là nơi có độ ẩm cao, rừng cây rậm rạp là nơi trú ẩn lý tưởng cho muỗi anophen. Bên cạnh đó vệ sinh môi trường ở miền núi kém: nuôi gia súc ở dưới và bên cạnh nơi ở, nhiều nơi tù đọng nước, dụng cụ chứa nước mất vệ sinh, nơi đẻ trứng của muỗi và thói quen ngủ không mắc màn tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh.

Xem toàn bộ Soạn Sinh 7: Bài 6. Trùng kiết lị và trùng sốt rét

1. Trùng sốt rét là nguyên nhân gây nên bệnh sốt rét ở người:

a. Cấu tạo và dinh dưỡng của trùng sốt rét

- Trùng sốt rét thích nghi sống ở trong máu người, trong tuyến nước bọt và thành ruột của muỗi Anôphen.

- Chúng có kích thước nhỏ, không có bộ phận di chuyển và các không bào, hoạt động dinh dưỡng đều thực hiện qua màng tế bào.

b. Vòng đời

- Trùng sốt rét kí sinh ở 2 vật chủ trong vòng đời: một là muỗi Anôphen, hai là động vật có xương sống [ở đây chúng ta xét đến trùng sốt rét kí sinh ở người].

Muỗi Anôphen là trung gian truyền sốt rét cho người.

- Trùng sốt rét do muỗi Anôphen truyền vào máu người. Chúng chui vào hồng cầu để kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới. Sau đó chúng phá vỡ hồng cầu để chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu kì hủy hoại hồng cầu [cứ sau 48 giờ một lần vớitrùng sốt rét thường gặp, gây ra bệnh sốt rét cách nhật]

Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi?

Video liên quan

Chủ Đề