Vì sao cá bị cắn o vây

Loài cá có gai thường mang nọc độc ở gai vây lưng, ví dụ như loài cá đuối, bởi khả năng tấn công mạnh mẽ nên cá đuối thường để lại vết rách trên da của nạn nhân.

Trong tình huống thường ngày, bạn cũng có thể bị một số loài cá phổ biến như cá trê, cá ngát đâm phải khi sơ chế. Chẳng hạn, làm sao để xử lý và cách chữa trị khi bị cá trê đâm vào tay? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những cách xử trí khi bị cá có gai độc đâm vào tay. Cũng tìm giải pháp nếu bị cá đâm, làm sao hết nhức. Mời bạn theo dõi bài viết sau đây.

Vậy làm sao để biết mình bị cá có gai độc đâm?

Vết thương thường có màu đỏ và gây đau cục bộ. Chúng cũng có thể làm cho nạn nhân bị suy nhược, đổ mồ hôi, sốt, nôn, chuột rút, tê liệt hoặc thậm chí bị sốc.

Bị cá đâm có độc không?

Theo Đại học Michigan, các tuyến nọc độc của cá da trơn được tìm thấy cùng với các gai xương, sắc nhọn ở các cạnh của vây lưng và vây ngực. Các gai độc này có thể bị kích hoạt khi cá da trơn cảm thấy bị đe dọa. Khi gai đâm vào kẻ thù, màng bao quanh các tế bào tuyến nọc độc bị rách. Do đó, vết thương của bạn có thể bị nhiễm nọc độc.

Bạn phải sơ cứu thế nào khi bị gai của cá đâm

Những trường hợp những loại cá da trơn vô cùng quen thuộc trong đời sống thường ngày như cá trê, cá ngát đâm vào tay. Nếu không sơ cứu kịp thời, bạn có thể gặp nguy hiểm. Chính vì thế, trang bị kiến thức để biết cách xử lý khi bị ngạnh cá đâm vào tay là vô cùng quan trọng.

Nếu bạn hoảng loạn không biết liệu bị cá đâm thì có sao không. Hãy học thuộc các cách sơ cứu khi bị gai của cá đâm để giữ an toàn cho chính mình và những người xung quanh nhé!

Sơ cứu

Trước tiên, điều may mắn là nọc độc từ tất cả các loài cá này có thể được giải trừ bằng nhiệt

  1. Hãy ngâm vết thương trong nước để làm loãng nồng độ nọc độc;
  2. Loại bỏ phần gai còn dính lại trên da;
  3. Ngâm vùng bị trúng độc trong nước nóng vừa phải [từ 43-45 độ C] trong vòng 30 phút. Nước nóng sẽ trung hòa những loại nọc độc từ cá hoặc hải đởm. Nhờ đó giúp xoa dịu được cơn đau.

Chú ý, bạn tuyệt đối không hơ lửa vết thương.

>>> Gợi ý dành cho bạn: Ngộ độc cá nóc: Triệu chứng và cách điều trị

Hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nếu

Đối với vết thương do gai cá đuối gây ra, bạn sẽ gặp trường hợp:

  • Da sẽ bị mở hoác ra;
  • Phần gai còn dính lại cần được lấy ra;
  • Xuất hiện thêm các triệu chứng hoặc triệu chứng ngày một nặng thêm.

Ngay sau khi sơ cứu tạm thời, bạn cần gọi bác sĩ hoặc cấp cứu ngay lập tức để nhận được sự điều trị chuyên môn và giảm thiểu các rủi ro về sức khỏe do nọc độc của cá.

Có cách nào để phòng ngừa không?

Trường hợp bị các loại cá có gai độc đâm, đặc biệt trong các đời sống hàng ngày, là tình huống không mong muốn. Chính vì vậy, cách phòng ngừa hiệu quả nhất chính là luôn cẩn trọng. Nhất là khi bạn chế biến những loại cá da trơn, hãy chú ý đến phần ngạch và gai của cá.

Nếu bạn đang có chuyến đi biển, cách phòng ngừa bị cá có gai độc đâm:

  • Khi bạn đi biển, hãy đọc trước những bảng thông báo hay cảnh báo. Hãy cẩn trọng trước những cảnh báo về sứa hay bất cứ loài nào nguy hiểm nơi đại dương.
  • Tránh xa thuyền đánh cá và đừng xuống nước nếu bạn đang chảy máu. Máu có thể hấp dẫn cá mập từ khoảng cách cả dặm. Nếu bạn nhìn thấy cá mập, hãy ngay lập tức rời mặt nước.
  • Hãy lê chân, đừng bước đi. Nếu bạn đi trong vùng biển nông, hãy đi lê chân để có thể tránh đạp phải các loài động vật. Các loài sống trong nước cũng sẽ nhờ đó mà cảm thấy được bạn đang tới và tránh xa khỏi bạn.
  • Đừng chạm vào các loài sinh vật biển mà bạn không biết. Đừng chạm vào dù đó là một phần cơ thể hoặc dù cho chúng đã chết rồi. Một chiếc xúc tu vẫn có thể trở nên nguy hiểm khi ta đụng vào.
  • Hãy mặc kín đáo. Quần áo có thể bảo vệ bạn khỏi vết chích từ các sinh vật biển và va quẹt với san hô. Các chất trên cơ thể chúng ta có thể kích thích loài sứa. Cho dù là loại quần áo mỏng như quần vớ hoặc kem chống nắng chuyên dụng cũng có thể tạo ra màng bảo vệ da khỏi các loại sứa. Mang giày trong nước cũng là một ý tưởng hay. Tuy nhiên hãy nhớ rằng các loài sinh vật có gai vẫn có thể cắt qua lớp đồ lặn và giày.
  • Hãy cẩn trọng vị trí tay trong nước.

>>> Bạn có thể quan tâm đến: Nguy cơ đột quỵ do động vật cắn

Vết thương do các loại da trơn có nọc độc là một mối nguy hại. Mặc dù, những vết đốt này có vẻ như vô hại. Nhưng nếu bạn không sơ cứu kịp thời, bạn có thể gặp phải di chứng nguy hiểm. Hậu quả có thể xảy ra khi bị cá da trơn như cá ngát đâm, gồm có: đau nhức, bị sót dị vật trong vùng bị đâm, nhiễm trùng, tổn thương đường hô hấp, hạ huyết áp động mạch, rối loạn nhịp tim.

Vì vậy, hãy trang bị kiến thức sơ cứu để biết cách xử trí khi bị cá có gai độc đâm vào tay. Sau khi sơ cứu kịp thời, hãy đến trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra để làm sạch vết thương.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bệnh thối vảy hoặc thôi vây là một trong những loại bệnh gây tử vong hàng đầu cho cá loại cá cảnh đặc biệt là các loại cá vàng

Bệnh thối vây là những vết mầu đen thường xuất hiện đầu tiên ở phần gần đuôi rồi lan dần ra các vẫy kế bên sau đó các vây sẽ bị họai tử và ăn sâu vào phần thịt của cá dẫn đến cá bị nhiễm trùng và chết

  • Hướng dẫn cách nuôi và kỹ thuật chăm sóc cá cảnh
  • Kiến thức chăm sóc cá cảnh


Bệnh thối vảy và cách điều trị

Bệnh thối vây thường xuất là những chấm màu đen hoặc khỏng màu đen xuấy hiện trên mình cá vì thế người nuôi cá hay bị nhầm với màu của cá nhưng thực chất đó là những ổ bệnh đang lây lan trên cá của bạn vì thế khi mua lưu ý chọn cá không nên chọn những con có màu sắc như trên

1. Nguyên nhân gây bệnh

– Cá thường mắc bệnh do bị lây từ các loại cá đã nhiễm bệnh do mua phải cá có mầm bệnh từ các loại cá mới mua về mà thả luôn vào bể cá, từ đó mầm bệnh lây lan ra cá khác – Nhiệt độ nước quá thấp cùng với chất lượng nước trong bể bẩn ,kém là nguyên nhân để mầm bệnh phát triển – Cá bị chầy xước từ đó mà mầm bệnh thâm nhập vào cơ thể của cá

– Do cá bị stress vì chế độ ăn quá toàn dùng thức ăn công nghiệp

2. Cách phòng bệnh

Hiều rõ được nguyên nhân gây ra bệnh bạn có thể tìm ra được phương pháp phòng bệnh cho cá của mình đó là: – Mua cá về nên chọn các loại cá khỏe mạnh không nên mua cá ở những nơi không uy tín hoặc không quen như cá bán rong ngoài đường – Mua cá về nên khử hết mầm bệnh cho cá trước khi cho vào bể cá chính như: Tắm ngâm cá trong nước có pha xanh metylen nồng độ khoảng 10 giọt/ 10l nước trong vòng 2 tiếng – Vệ sinh bể thường xuyên sát trùng nước bằng cách sau khi thay 2/3 lượng nước trong bể còn 1/3 lượng nướccòn lại bạn cho khoảng 50g muối /30l nước hoặc 15 giọt xanh metylen / 30l nước ngâm trong khoảng 1 đến 2 tiếng sau đó cho nước mới vào

– Cải tạo chất lượng nước trong bể bằng cách sử dụng lọc tràn xem click tại đây

3. Cách chữa bệnh cho cá cảnh

1/ Chuẩn bị bể ngâm – Hút nước bể chính ra bể chữa bệnh[ bể nhỏ hơn thể tích khoảng 20l nước] khoảng 50% thể tích của bể  nên lượng nước lúc này khoảng 10L. – Bật sưởi 30oC – Cắm sủi 2/ Cho thuốc – Cho 10 giọt Xanh metylen – Cho 30g muối 3/ Điều trị – Sau 2 tiếng, bơm nước bể cũ sang cho đầy bể [Nồng độ thuốc giảm 50%]. [ hút nước bể chính ra để cá không bị sốc khi vào môi trường khác ] – Ngày hôm sau thay 1/3 nước. [Nồng độ thuốc tiếp tục được giảm] – Ngày hôm sau thả cá về bể chính. [Cá được nghỉ ngơi, ăn bình thường]

– Ngày hôm sau lặp lại việc điều trị

Sau 3 vòng điều trị, bệnh bắt đầu thuyên giảm. Vùng bụng đã đỡ được 60%. 2 bên đã đỡ được 30%. au khoảng 3 vòng điều trị nữa, toàn bộ vùng bụng đã hết bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề