Vì sao chúng ta phải quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới?

Được viết bởi Thảo Lâm

Thảo Lâm là Giám đốc Điều hành của Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng LIN, một tổ chức phi lợi nhuận địa phương với sứ mệnh thúc đẩy hệ sinh thái thiện nguyện dựa vào cộng đồng thông qua việc vận động, kết nối và cung cấp nguồn lực cho các tổ chức phi lợi nhuận, các nhà tài trợ và tình nguyện viên tại địa phương để đóng góp cho sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Sức Mạnh Của Quan Hệ Hợp Tác dựa trên Tín Nhiệm Trong Lĩnh Vực Thiện Nguyện Cộng Đồng

Muốn đi nhanh, hãy đi một mình; muốn đi xa, hãy đi cùng nhau.

Đây là một câu thành ngữ Phi Châu được biết đến rộng rãi bởi những người làm công tác phát triển cộng đồng và tạo tác động xã hội bởi nó phản ánh rõ nhất triết lý mà chúng tôi theo đuổi trong lĩnh vực thiện nguyện cộng đồng: thúc đẩy sự phát triển bền vững dựa trên nền tảng hợp tác đa phương. Các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường chúng ta đang đối mặt vốn hàm chứa bản chất phức tạp, và sẽ không chỉ đơn giản được giải quyết bằng sự cố gắng đơn phương. Thực tế cho thấy, để hướng đến mục tiêu chung là giải quyết những phần nhức nhối này, chúng ta cần sự cống hiến và hợp tác từ nhiều lực lượng khác nhau, bao gồm các chuyên gia kinh tế, các tổ chức phi lợi nhuận và các học giả giàu chuyên môn.

Mối quan hệ hợp tác đa phương có thể mang lại lợi ích cho tất cả các bên bao gồm khối tổ chức phi lợi nhuận và khối doanh nghiệp: Trên góc độ quan sát, các tổ chức phi lợi nhuận nhận được nguồn tài lực hoặc vật lực từ khối doanh nghiệp để hoàn thành phục tiêu phát triển xã hội, cũng như có cơ hội hợp tác với một mạng lưới hỗ trợ tiềm năng. Nếu khối phi lợi nhuận trở thành đối tác của khối doanh nghiệp, họ cũng sẽ có cơ hội phát triển kế hoạch quảng bá phi lợi nhuận và củng cố uy tín của mình. Doanh nghiệp còn có thể sử dụng chuyên môn để hỗ trợ các nhóm phi lợi nhuận trong củng cố năng lực và đặt ra những sứ mệnh hành động thiết thực cho tổ chức. Mặt khác, lợi ích lớn nhất mang lại cho khối doanh nghiệp khi thiết lập quan hệ đối tác với khối phi lợi nhuận là nâng cao tinh thần gắn bó và giá trị nhân văn trong đội ngũ nhân viên: nhân viên được trao cơ hội nhìn nhận ảnh hưởng của công việc họ đang làm lên cộng đồng, từ đó cảm thấy hạnh phúc và có động lực hơn trong công việc. Tương tự, quan hệ khách hàng- thương hiệu cũng được thắt chặt khi khách hàng cảm thấy được là một phần trong công cuộc xây dựng mục tiêu xã hội đầy ý nghĩa. Mặt khác, hoạt động hợp tác thiện nguyện sẽ chu toàn cả giá trị kinh tế và ý nghĩa về mặt tinh thần yếu tố mà lãnh đạo khối doanh nghiệp luôn tìm kiếm khi sử dụng ngân sách đầu tư vào xã hội.

Chúng ta cần tìm ra những cách thức hợp tác hiệu quả để ứng phó với những vấn đề xã hội. Sự hợp tác chặt chẽ trong việc tạo tác động xã hội cũng tạo điều kiện để lan tỏa kiến thức, cải thiện kết quả, truyền động lực và duy trì tiến độ trong hiện tại và trao quyền để có thể duy trì các tác động lâu dài trong tương lai. Đã qua rồi thời của các phương pháp tiếp cận từ trên xuống [top-down]. Các phương pháp này không thể tác động tốt nhất đến cộng đồng, và đã có rất nhiều câu chuyện thực tế phản ánh rằng cách tiếp cận này không mang lại nhiều thay đổi cũng như không thể đáp ứng những nhu cầu cần kíp của cộng đồng. Trong quá trình tạo tác động xã hội, các cá nhân và cộng đồng đang trực tiếp chịu thách thức khó khăn mới là đối tượng đáng quan tâm. Để tạo nên thay đổi xã hội, xây dựng năng lực trao quyền cho địa phương tiếp tục duy trì những chỉ số thay đổi tích cực đạt được, ta cần cùng nhóm này học hỏi với tâm thế tôn trọng và chọn ra trong vô vàn cách tiếp cận một phương pháp tốt nhất, phù hợp nhất để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Sự thay đổi tỷ lệ thuận với tốc độ niềm tin.

Dù chưa rõ ai là tác giả của câu này, nhưng một câu với ý nghĩa tương tự có thể được tìm thấy trong cuốn sách Tốc độ của niềm tin xuất bản năm 2006 của Stephen Convey. Dù vậy, không thể phủ nhận rằng có một thỏa thuận chung xuyên suốt chiều dài lịch sử nhân loại: rằng niềm tin đóng vai trò cốt lõi trong bất kì mối quan hệ hợp tác thành công và có sức ảnh hưởng nào. Hơn nữa, những khoảnh khắc của vô vàn bất định và biến động là những khoảnh khắc cho thấy ta cần lòng tín nhiệm trong quan hệ hợp tác đến thế nào, nhất là khi dịch bệnh và thiên tai đưa xã hội vào cơn khủng hoảng.

Lấy ví dụ về đại dịch Covid-19 vừa qua, Liên Hợp Quốc đã kết luận rằng đây không chỉ đơn thuần là cuộc khủng hoảng về y tế mà còn tác động sâu rộng đến cộng đồng và nền kinh tế. Tuy những quốc gia khác nhau sẽ có đánh giá tác động khác nhau, nhưng không thể phủ nhận thực tế rằng đại dịch này sẽ làm gia tăng đói nghèo và bất bình đẳng xã hội trên cấp độ toàn thế giới. Khi đại dịch nổ ra, chúng ta buộc phải dành niềm tin cho các nhà lãnh đạo cộng đồng và các tổ chức phi lợi nhuận từ đó thừa nhận sự tín nhiệm như một phần của công tác thiện nguyện. Thực tế, 800 tổ chức đã ký một cam kết toàn cầu về việc thực hành thiện nguyện tín nhiệm thứ sẽ cho phép đẩy nhanh tốc độ chuyển tiền và nới lỏng những ràng buộc và cản trở trong thực hành thiện nguyện. [Nguồn: Council on Foundations]. Tùy theo hoàn cảnh, các tổ chức phi lợi nhuận và cộng đồng địa phương cần được trao nhiều hơn quyền tự do hành động, để công tác hỗ trợ cộng đồng không bị ngăn trở bởi các giới hạn pháp lý, các điều khoản và điều kiện nằm trong ngân sách; điều này sẽ giúp các tổ chức thích ứng tốt với trạng thái Bình Thường Mới, đồng thời thực hiện tốt công tác hỗ trợ các nhóm đang gặp khó khăn.

Hay như khi miền Trung oằn mình dưới trận lụt đã phá hủy sinh kế và lấy đi nhân mạng, chúng ta chứng kiến hàng nghìn nhiệm vụ kinh tế và xã hội được khởi xướng bởi các động đồng địa phương nhằm phản ứng nhanh với cuộc khủng hoảng hiện thời; chúng ta cũng được nghe những câu chuyện ấm lòng về tinh thần đùm bọc được khơi dậy bởi tính tương thân tương ái. Những tổ chức địa phương tưởng chừng nhỏ lẻ này đã chứng tỏ hiệu năng tức thời bằng cách huy động các lực lượng hỗ trợ phản ứng nhanh, nhờ vậy kịp thời đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thực phẩm, thuốc men và thông tin cho người ở vùng chịu thiên tai. Các mạng lưới địa phương không chính thức mọc lên nhanh chóng, sử dụng mạng xã hội để điều phối các hoạt động, giữ liên lạc với những người dễ bị tổn thương. Các nhóm và mạng lưới địa phương thường đứng ở tuyến đầu, chịu trách nhiệm phản ứng nhanh cho đến khi các kế hoạch hỗ trợ được chính thức thông qua, họ cũng đã ở đó khi các nỗ lực triển khai lực lượng tình nguyện cấp quốc gia thất bại. Trong tình huống ngàn cân treo sợi tóc như lũ lụt ở miền Trung, vốn hiểu biết địa phương là vô giá. Đây cũng là điểm trọng yếu cần khai thác khi xử lý những khoảng trống để lại trong công tác thiện nguyện và đồng thời góp phần ngăn chặn sự cô lập xã hội. Các mạng lưới kết nối cộng đồng đã được hình thành trong khủng hoảng vẫn có thể trường tồn sau khủng hoảng, từ đó góp phần thúc đẩy sự ra đời của các hình thức tự tổ chức hoạt động cộng đồng mới. Các nền tảng mạng xã hội trực tuyến như nhóm Facebook và Zalo đã trở thành cứu cánh khi gặp mặt trực tiếp trở nên bất khả. Những hình thức này hiện đã được biết đến rộng rãi, và dự đoán sẽ được sử dụng như một công cụ hữu ích trong giai đoạn tiếp theo của công tác tổ chức hoạt động cộng đồng.

Các tổ chức phi lợi nhuận địa phương sẽ không thể thực hiện nỗ lực giải cứu nhanh chóng như thế nếu không nhận được sự hỗ trợ về tinh thần và trao quyền về tài chính đến từ khối doanh nghiệp và công chúng. Không cần nói gì hơn, chúng ta có thể đồng lòng rằng quan hệ đối tác tín nhiệm đã giúp xây dựng khả năng phục hồi từ nghịch cảnh cho các cộng đồng địa phương, giúp họ vượt qua khó khăn và tiếp tục phấn đấu để đạt được những tác động tốt hơn.

Quan Hệ Hợp Tác dựa trên Tín Nhiệm hướng tới Tác Động Xã Hội

Sự Tín nhiệm ở đây khác hẳn niềm tin mù quáng, vốn phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc con người. Thực tế, quan hệ hợp này dựa trên sự thực hành nghiêm ngặt được việc xây dựng quan hệ, học hỏi lẫn nhau, tuân thủ nguyên tắc giải trình rõ ràng giữa các bên. Tất cả những động tác này được thực hiện để hình thành một cam kết chung trong nhìn nhận và phân bổ lại quyền lực giữa các bên liên quan. Điều này đòi hỏi sự liên tục tự đánh giá, biết đặt mình vào vai trò một nhà tài trợ hay thành viên cộng đồng, hay thành viên của nhóm yếu thế nào đó trong xa hội.

Chúng ta không thể phủ nhận trong mối quan hệ với các nhà hảo tâm/nhà tài trợ, sự mất cân bằng quyền quyết định giữa các bên đang tồn tại như một vấn đề cố hữu, hay còn được biết đến dưới tên gọi bên cho tài trợ và bên nhận tài trợ. Bên cho tài trợ nắm quyền quyết định trong phân bổ và phân phối nguồn tài lực và vật lực, trong khi các tổ chức phi lợi nhuận cần những nguồn lực này để thực hiện công việc của họ. Dù cho tất cả đều xuất phát từ động cơ tốt, hoạt động thiện nguyện truyền thống cùng cơ chế xin-cho của nó đã kìm hãm năng lực của bên nhận tài trợ bằng cách gán cho họ vai trò những người thực hiện hoạt động cho bên tài trợ thay vì đối tác. Một nghiên cứu gần đây từ Open Road Alliance cho thấy: các khó khăn nhà tài trợ tạo ra chiếm gần một nửa các rào cản mà những tổ chức phi lợi nhuận gặp phải trong quá trình đạt được tác động mong muốn như đã đề ra trong mục tiêu hành động của mình.

Rất nhiều chuyên gia đã đưa ra một số nguyên tắc cho Mối quan hệ Hợp tác Tín nhiệm như sau:

    • Điều hướng Tư duy: Định nghĩa lại các quan điểm đã cũ về rủi ro trong hợp tác, các bên cần xem lòng tin là yếu tố then chốt trong xây dựng quan hệ hợp tác tín nhiệm thay vì chọn thái độ nghi ngờ.
    • Công minh và Cởi mở trong Giao tiếp: Chúng ta có thể chiến thắng sự phức tạp trong công việc và môi trường xung quanh nếu dành ưu tiên phát triển mối quan hệ hợp tác cởi mở, trung thực, lành mạnh.
    • Hợp tác với lòng khiêm nhường và tính ham học hỏi: Đứng trước những vấn đề xã hội, không có câu trả lời nào là hoàn hảo, do vậy lắng nghe và học hỏi lẫn nhau là hai điều kiện cần thiết để có thể đạt đến mục tiêu chung.
    • Trao quyền: Để làm tốt hơn công tác hỗ trợ, các nguồn lực cũng cần được san sẻ cho đối tác nhận tài trợ và những cộng đồng đang trực tiếp chịu ảnh hưởng của vấn đề xã hội.
    • Chung sức cải thiện tính công bằng: Chúng ta nhận thức được đằng sau sự bất bình đẳng về chủng tộc, kinh tế và chính trị là nỗ lực triển khai và thực thi của các bên để ngăn ngừa những tác nhân này gây tổn hại thêm lên đời sống xã hội.

Hội Nghị Đa Phương Thường Niên do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng LIN [LIN Center] Tổ chức và Sứ mệnh Thúc đẩy Quan hệ hợp tác Tín nhiệm

Theo quan sát của chúng tôi, những nhân tố cản trở sự tiến triển của quan hệ đối tác tín nhiệm trong hoạt động thiện nguyện cộng đồng xoay quanh ba trọng tâm:

  • Tác động xã hội [ví dụ: thiết lập mục tiêu chung, các chỉ số d0 lường tác động, hệ thống phân phối và giám sát và đánh giá, tinh thần học hỏi giữa các bên và tính bền vững]
  • Cân bằng quyền lực giữa các bên [ví dụ: thương lượng giá trị đóng góp của các bên, ra quyết định và vận hành bằng cách sử dụng các phương pháp / hệ thống khác nhau]
  • Tính minh bạch [tài chính, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết xung đột, xây dựng báo cáo tác động và quan hệ công chúng]

Hiểu được cả tầm quan trọng và thách thức của việc xây dựng Quan hệ Hợp tác Tín nhiệm trong công tác Thiện nguyện Cộng đồng, LIN đã đề ra chuỗi Chương trình Hội Nghị Đa Phương Thường Niên, hướng đến mục tiêu kết nối các bên dựa trên tiền đề hợp tác cùng tạo ra tác động xã hội tốt vì một Việt Nam khởi sắc.

Hội Nghị Đa Phương Thường Niên là nền tảng độc đáo do LIN kiến tạo nhằm đào sâu hiểu biết chung về thiện nguyện cộng đồng và kiến tạo cộng đồng qua lăng kính đa phương. Thông qua chuỗi hội thảo, thảo luận và workshop diễn ra xuyên suốt, hội nghị đặt mục tiêu mang các nhà lãnh đạo từ các lĩnh vực khác nhau đến để chia sẻ về câu chuyện, chia sẻ kiến thức chuyên môn về cách họ đã thành công xây dựng tầm nhìn, đặt ra mục tiêu và thiết lập tư duy cho một quan hệ Hợp tác Tín nhiệm. Hội nghị cũng mang đến những câu chuyện đầy cảm hứng về Hợp tác Tín nhiệm thông qua bàn tròn thảo luận, nơi đại diện từ tất cả các bên cùng nói về những thách thức, đặt ra câu hỏi của riêng họ, chia sẻ những khoảnh khắc được khai mở trong hành trình trao quyền, cũng như những nhân tố cần có trong xây dựng văn hóa hợp tác dựa trên lòng tín nhiệm; phương thức các tổ chức, cách các doanh nghiệp có thể sử dụng nhằm tiếp cận, tìm kiếm đối tác tạo tác động xã hội; phương thức đàm phán, sử dụng ngân quỹ trong báo cáo sao cho không phương hại đến quan hệ giữa nhà tài trợ và đối tác hoạt động xã hội.

Học hỏi thông qua lắng nghe câu chuyện người thật việc thật là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất, những người thực hành công tác xã hội sẽ chia sẻ về các bước cơ bản trong kiến thiết quan hệ hợp tác tín nhiệm. Đừng bỏ qua cơ hội tham dự Hội Nghị Đa Phương Thường Niên: Nối Dài Tác Động, nơi tạo ra môi trường để kết nối và tìm kiếm những cộng sự và và những tổ chức phi lợi nhuận có cùng chí hướng trong trong hệ sinh thái thiện nguyện và hoạt động vì cộng đồng.

KẾT THÚC

Video liên quan

Chủ Đề