Vì sao gái thanh hóa bám trai

Thằng Bạn tôi – [Tăng Trí Hùng KM10]

Thời gian qua đi với biết bao sự kiện đã đến với chúng ta  trong cuộc sống, trong công việc và rất nhiều mối giao tiếp. Có cái đến rồi ..đi luôn, có cái đến rồi… ở lại, đuổi mãi vẫn không đi và cũng có cái cứ tần ngần đến rồi đi rồi lại đến… đến chóng mặt. Những “cái” này không tuân theo bất cứ quy luật nào cả, mà cũng không lệ thuộc vào thời gian, không gian hay bất cứ điều gì. Một trong những “cái” mà tôi muốn nói ở đây là “tình bạn” hay “sang” hơn một chút, hòai cổ một chút… người ta gọi đó là “tình bằng hữu”.

Thông thường, một mối quan hệ, một tình cảm thường được xây dựng và vun đắp theo thời gian. Ngày ngày qua đi, một chút, một chút và từng chút một theo tần suất gặp gỡ, những mối quan hệ này được bồi đắp, xây dựng để nó lớn dần lên, vững chắc lên như từng hạt phù sa bồi đắp sự mầu mỡ cho mãnh đất, cho cấy cỏ,…

Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng có những ngoại lệ - như đã nói – không có cái quy luật nào cả trong câu chuyện mà tôi sắp nói dưới đây.

Chúng tôi đã từng cùng nhau học dưới một mái trường. Một ngôi trường mà mọi người đều hãnh diện, tự hào [đôi khi hơi “chảnh” một chút] khi nói với những người chung quanh về cái tên của trường mình và mình là học sinh của ngôi trường đó. Cái tên trường chúng tôi nghe qua cũng đủ biết “chất lượng” của trường: Kiểu Mẫu. Mọi điều về trường của chúng tôi sẽ được đề cập đến trong những lần tiếp theo, các bạn nhé [trong đó có những “thằng bạn tôi”].

Sau sự kiện trọng đại 1975, trường chúng tôi không còn tồn tại trên danh nghĩa mà chỉ còn tồn tại trong ký ức của mỗi chúng tôi. Mỗi đứa một nơi, mỗi đứa một trường. May mắn thay, cũng có nhiều đứa đựơc học chung với nhau và có dịp kết giao với nhau nhiều hơn nữa.

Tôi xa trường tôi và nhiều bạn bè tôi từ lúc đó [mặc dù nơi tôi học cũng có một số bạn cùng lớp, cùng trường cũ], những hồi ức về trường, về bạn cứ ngỡ sẽ không còn tồn tại trong tâm tưởng, đã nhiều năm tôi đã từng nghĩ như vậy. Nhưng không, nó chỉ ngủ và vẫn tồn tại, chỉ chờ có cơ hội thích hợp là trỗi dậy ngay, thật mạnh mẽ.

Nhiều năm trôi qua, vì cuộc sống, tôi “lang bạt giang hồ” không có dịp hội ngộ với những “thằng bạn” tôi [xin lỗi các bạn Nữ nhé, phần các Chị sẽ nói ở những phần sau]. Cho đến một ngày tôi quyết định đi tìm “những thằng này” với một quyết tâm vô cùng hăm hở, hồ hởi và bừng bừng khí thế [sau này mới biết không phải một mình tôi đi tìm “mấy thằng này” mà “mấy thằng bạn tôi” cũng vậy]. Trời cao có mắt ! Tôi gặp lại “tụi nó”. Mừng. Ừ thì mừng nhưng nếu nói “mừng: thì chưa đủ “đô” mà phải nói là “Mừng lắm”. Phải rồi, mừng lắm các bạn ạ.

Tôi ngồi với Lê Hùng Đạt ở một quán café sát nhà bạn tôi. Chúng tôi hỏi thăm về nhau, nhìn nhau thật lâu. Tôi “alô” cho Nguyễn Hữu Thành khi ngồi với Đạt rồi hẹn hò nhau đi tìm “thằng” Dương Hữu Duy. Chuyền tay nhau cái alo để Đạt “nối máy” với Lê Văn Công, Lê Ngọc Bảo. Không hề có một sự e dè hay ngăn cách ở đây. Chúng tôi vẫn xem nhau như hồi mới 12- 13 tuổi, thật hồn nhiên. Ba mươi bốn năm còn gì !

Thật khó nói hết cái cảm xúc khi “về lại trường xưa”. Một cái gì đó thật lâng lâng khó tả, mặc dù tôi đã “chinh chiến” nhiều quá rồi nhưng sao vẫn có cái cảm giác ấy. Cũng phải thôi, hơn ba mươi năm rồi. Đến đây thì từng “thằng bạn tôi” xuất hiện. Mỗi “thằng” một kiểu, đúng nghĩa của nó.

“Thằng” đầu tiên mà tôi muốn nói là Dương Hữu Duy. Ngày xưa, lớp 7/4 gọi “nó” là Duy “Tè”. “Tè” đây không phải là “tè” mà là biến thể của chữ “Tuyền”. Số là vầy… [khi nào Duy cho nói tôi sẽ nói sau, các bạn nhé]. “Hắn” hăm hở lắm, “hắn” khởi hành cho cuộc “về lại trường xưa” sớm lắm. “Hắn” lanh lẹ lắm nhưng khi không thấy bạn thì “hắn” không biết mượn cái loa phóng thanh để “bố cáo” trong khi các bạn của “hắn” đang đi “thị sát” ngôi trường cũ. Không tìm được ai, buồn quá, “hắn” về. Và Dương Hữu Duy đã về nhà [Quận 10 – Tp. Hồ Chí Minh].

“Hắn” về nhà “hắn” thì “mắc mớ” gì mà tôi phải nhắc đến “hắn” trước tiên, phải không các bạn.? Cái gì thì cũng có ngọn, có ngành. “Hắn” xứng đáng, phải nói là rất xứng đáng để tôi phải nhắc đến “hắn” đầu tiên trong danh sách, cái được gọi là những “thằng bạn tôi”. Có 2 lý do để tôi nêu tên “hắn” ra đầu tiên – Một là, “hắn” là người mà chúng tôi phát hiện ra sau cuối [đến bây giờ] trong số những nhân vật mà chúng tôi đang tìm kiếm. Về điều này, xin cám ơn “Cô bạn tôi” – Bích Hạnh – đã báo cho tôi biết “nơi trú ẩn” của Dương Hữu Duy [sẽ kể sau]. Hai là, sau khi “tan họp” chúng tôi [khóa 10 Kiểu Mẫu] cùng nhau về nhà của một “Cô bạn tôi” – Tuyết Loan [ở Thủ Đức]– để tiếp tục hàn huyên. Tại nhà “Cô bạn tôi”, chúng tôi nhắc đến Dương Hữu Duy và tôi gọi cho “hắn”. Tôi và “hắn” nói nhiều lắm nhưng tôi chỉ nhớ một câu, chỉ một câu thôi cũng đủ ấm lòng. “Chờ đi, tao lên liền…”. Không phải ai cũng nói được câu đó đâu, các bạn ạ. Qua giọng nói, tôi hiểu cái tình cảm bạn bè trong “hắn” như thế nào. Có những cái mà tôi không thể diễn tả hết được ý nghĩa của nó qua trang giấy nhưng tôi cảm nhận được những tình cảm chân thành của Duy, của một trong những “thằng bạn tôi” qua giọng nói của “hắn”. Cái tình cảm mà Lê Ngọc Bảo nhắn tin cho tôi “…hảy giữ mãi tình bằng hữu này, Hùng nhé!”.

Và “hắn” – Dương Hữu Duy – lên nhà “Cô bạn tôi” thật. Tôi ra đón Duy. “Hắn” to cao rất nhiều so với ngày xưa. Nhưng “hắn” giống Lê-Nin quá. Tôi muốn nói đến cái trán của “hắn”. Phong trần, mạnh mẽ, bản lĩnh - đó là điểm nổi bật của “hắn” khi tiếp xúc với “hắn”. Rồi thì đủ chuyện ngày xưa được “hâm” lại. Vui lắm.

Duy thân, nếu mày có đọc những dòng này thì đừng có gọi điện thọai “chửi” tao nha. Bởi vì mày mà làm như vậy thì tao sẽ viết về mày nữa [tao có quyền của Admin mà]. Viết những dòng này để khơi thông những ngại ngần và để cho “thằng bạn” tôi và các bạn cùng chia xẻ những suy nghĩ, những tình cảm thật sự, trong sáng trong mỗi chúng ta khi nghĩ về nhau. Để tôn vinh và cũng cố tình bằng hữu. Và trên hết, cùng nhau ngồi lại với nhau.

Tao muốn mày đọc những dòng này lắm Duy ạ. Mong lắm đó. Tao với “thằng” Thành sẽ ngồi với mày vào một ngày khi nhận được tin nhắn/alo của mày. Hảy cứ “phong trần – mạnh mẽ và bản lĩnh” Duy nhé, một trong những “thằng bạn tôi”.

Tôi đã định sẽ không viết tiếp về “Thằng bạn tôi” nhưng sự đời thật trớ trêu. Muốn mà không được đành phải viết. Như là một trách nhiệm, một hồi tưởng về một người bạn viết chữ in hoa.

Những dòng cuối về “thằng bạn tôi” - Ừ, thôi thì cứ xem như “những dòng cuối” dù biết rằng khi viết tiếp những dòng chữ này tôi và các bạn khoá 10 Kiểu Mẫu Thủ Đức và nhất là lớp “Bảy bốn” chúng tôi vẫn còn đọng lại những nỗi buồn. Thật là buồn vì Dương Hữu Duy – “Thằng bạn tôi” đã vĩnh viễn rời xa gia đình, bạn bè vì căn bệnh nan y.

“Thằng bạn tôi” ra đi lúc 20 giờ ngày 02 tháng 05 năm 2010. Cách Bạn tôi ra đi cũng như cách mà “Nó” đến với bạn bè. Chúng tôi đã đến với nhau, thương mến nhau như thế nào thì Bạn tôi ra đi cũng để lại những nổi niềm như vậy.

Bạn tôi phát hiện ra bệnh của mình sau buổi đi thăm Thầy Bùi Quang Nhự về. Sau buổi ăn trưa cùng các bạn, về đến nhà Duy bị ngất. Sau khi đi khám bệnh, “Nó” đã “điều” tôi từ Bình Dương về Saigon. Qua điện thoại, “Nó” chỉ nói:”Mầy rảnh thì gặp tao một chút”. Từ giọng nói, tôi đã linh cảm một điều gì đó bất an. Tôi cũng chỉ nói ngắn gọn:”Nếu mày cần thì tao về Saigon liền”. Tôi phóng về Saigon. Hai đứa ngồi trong quán. Im lặng. Nhìn nhau. Khói thuốc. Vị đắng café.

-          “Tao nhờ mày một chuyện và mày hứa sẽ không nói với ai”

-          “Ừ, tao hứa!”. Tôi nói ngay, không phải “lăng tăng” gì cả.

Giọng Duy đều đều, mắt nhìn xa xa. “Tao đang chờ kết quả sinh thiết. Chưa biết điều gì sẽ đến. Chuyến đi Vũng Tàu sắp tới tao không đi nổi. Mày nói với các bạn sao thì nói nhưng không nói tao bệnh như vậy”. Choáng! Không choáng sao được khi nghe hai từ “sinh thiết”. Hai đứa tôi buồn lắm. Tôi chỉ nói được:”Tao nghĩ không có gì đâu. Mày cứ bình tỉnh chờ kết quả”. Nó cười. Nụ cười “ba chấm”. Nhìn nụ cười “ba chấm” của nó, tôi hiểu. Chúng tôi chia tay nhau mà trong tôi tồn tại những cảm giác khó tả. Tôi gọi Nguyễn Hữu Thành [Thằng mà ngày xưa đi xe cùng trạm với Duy và khi xe lên cầu Saigon, hai đứa “tụi nó” cãi nhau về hai xà lan đang “chạy” dưới dòng song. Thằng nói “xà lan kéo” - Thằng kia nói đẩy], báo cho Thành về tình trạng của Duy. Kể từ hôm ấy, Duy không tham gia bất kỳ buổi sinh hoạt nào của Khoá 10 vì sức khoẻ của “Nó” ngày một yếu dần đi.

Tôi và Thành có may mắn hơn các bạn khác là còn ngồi được với Duy được vài lần. Lần sau cùng là ở nhà Duy. Tôi năn nỉ nó, nó mới đồng ý. Lúc này diện mạo của “Nó” đã thay đổi nhiều do ảnh hưởng của những lần hoá trị. Trong suy nghĩ của “Nó” như thế nào chúng tôi không biết nhưng biểu hiện bên ngoài của nó là một sự lạc quan, một nỗi khát khao về cuộc sống.

Dần dần tôi không thể gọi cho bạn tôi được nữa. “Nó’ không nghe điện thoại. Cũng có khi “Nó” gọi lại – “Tao không sao, mệt thôi” – Tôi hiểu.

Rồi một buổi chiều, Duy gọi cho tôi. “Mày gửi tất cả những hình của các bạn cho tao”. Tôi cảm thấy “lạnh người” rồi gọi cho Thành. Thành động viên lại tôi “Nhiều khi nó khoẻ nên nó muốn xem hình”. Về đến nhà, tôi thực hiện ngay yêu cầu của bạn.

Nói về các bạn khoá 10 – Các bạn luôn hỏi tôi về Duy:

-          Sao Duy nhiệt tình với các bạn như vậy mà sao tham gia có 1 lần rồi thôi.

-          Hùng dấu điều gì phải không?

-         

-          Tại vì nó bận công việc làm ăn, nên không tham gia. Từ từ rồi nó hẹn gặp mà.

Và nó hẹn gặp tất cả các bạn thật, phải không các bạn? Có điều nó hẹn thông qua Tôi.

Sáng thứ hai, khi tôi xách vali để đi dạy thì chuông điện thoại reo. Số của “Bạn tôi”. Tôi nghĩ đến chuyện không lành. Thật vậy!

-          Hùng hả em, chị Duyên đây, chị Hai của Duy đây.

-          ….

-          Duy nó đi hồi tối hôm qua rồi em.

-          Dạ, em xuống liền!

Tôi nhắn tin cho tất cả các bạn thông báo “10g có mặt ở nhà Duy”.

Đến giờ này, tôi vẫn chưa hiểu sợi dây nào đã liên kết chúng tôi lại như vậy. Bích Hạnh đã lên xe đưa rước để đi làm. Xe chạy đến Quận 7, Bích Hạnh xuống xe, đón xe Bus trở về. Tuyết Loan, Tuyết bỏ việc từ Thủ Đức chạy xuống. Phượng, Kim Anh, Nguyệt, Xuân Mai, Thành, Liêm,..bỏ việc kéo đến. Chúng tôi đến thăm bạn tôi lần cuối. Di ảnh nó vẫn phong trần như khi mới gặp. Lại một lần nữa, cái cách nó từ giã bạn bè và mang theo hình ảnh, tình cảm bạn bè của nó làm chúng tôi rưng rưng.

Theo lời anh Lộc [anh Duy] và em của Duy kể lại. “Nó” nhờ người nhà mở email/Web Khoá 10 để “Nó” xem hình bạn bè. Nghe những lời này chúng ta có cảm giác ra sao, hở các bạn? “Mẹ! mới gặp lại bạn bè chưa đi chơi được gì hết lại bệnh. Chán thiệt!”. Tôi luôn nhớ câu nói ấy của nó!

Ngày đưa nó về Bến Tre. Tuyết Loan khóc nức nở. Chúng tôi ai nấy đều ngậm ngùi nhớ về một người bạn Kiểu Mẫu. Loan nói:”Thương cái cách Duy đến với các bạn và từ giả các bạn”

Hôm nay, Bạn tôi, bạn chúng ta đã ra đi hơn trăm ngày. Chúng tôi viếng “nhà mới” Duy khi Duy đi được trăm ngày. Bạn tôi yên nghĩ trong khu đất của gia tộc. Hai hàng dừa rũ bóng như che mưa nắng cho Bạn tôi. Bạn tôi yên giấc trong nỗi niềm luyến tiếc và thương yêu của gia đình, bạn bè trong đó có Kiểu Mẫu khoá 10. Ba lăm năm gặp nhau chỉ 1 lần rồi chia tay mãi mãi! Buồn.

Trong mỗi chúng ta, ai có thể giải thích vì sao chúng ta có những tình thương yêu với nhau như vậy dù chỉ cùng nhau học chung 2 năm, thậm chí chỉ cùng khoá? Chúng ta có rất nhiều bạn bè, có rất nhiều mối quan hệ trong cuộc sống nhưng trên tất cả vẫn là Kiểu Mẫu. Từ lâu, tôi cũng thường tự hỏi, rồi suy ngẫm câu hỏi ấy. Phải chăng mối quan hệ của chúng ta là mối “quan hệ kiểu mẫu”. Phàm đã là kiểu mẫu thì đó cũng chính là kiểu mẫu [viết hoa], không thay thế được phải không các bạn? Cái kiểu dùng để làm mẫu thì đúng là Kiểu Mẫu.

Duy, hảy ngủ yên nhé. Tụi tao luôn nhớ về mày như cái kiểu được làm mẫu. Như cái kiểu mà mày đã làm

Thay lời kết – Hảy thông cảm cho nhau nếu khi đọc những dòng này có những lúc “văn phong” quá thô thiển, các bạn nhé. Suy cho cùng, tất cả cũng vì “tình bằng hữu”.

Video liên quan

Chủ Đề