Cic trong ngân hàng là gì

CIC là gì? Tôi muốn kiểm tra CIC cá nhân của mình có được hay không?

Bạn hiện là chủ doanh nghiệp, hay là nhân viên văn phòng, hay làm nghề tự do,…hay bạn đang làm bất cứ công việc nào đi chăng nữa… Và cho dù bạn là ai, mà ít nhất bạn đã từng “giao dịch với ngân hàng” để phát triển công việc kinh doanh, mua nhà trả góp để an cư lập nghiệp, mua hàng trả góp, tiêu dùng….

Thì ít nhiều cũng nên quan tâm đến kiến thức “CIC ngân hàng“. Bởi vì, khi giao dịch với ngân hàng [vay vốn, phát hành bảo lãnh,…] thì tốt nhất bạn nên làm quen với các khái niệm cơ bản này ngay từ bây giờ. Hôm nay KIENBANK chia sẻ với bạn về kiến thức: CIC là gì? Cic bao lâu cập nhật một lần?

CIC là gì

CIC là gì?

CIC là thuật ngữ viết tắt của Credit Information Centre, tức Trung tâm Thông tin tín dụng Việt Nam. CIC là một tổ chức trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có chức năng nhiệm vụ liên quan đến hoạt động về cung cấp thông tin tín dụng bao gồm:

Cung cấp thông tin tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Xử lý, lưu giữ, bảo mật dữ liệu thông tin tín dụng; Khai thác, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin tín dụng…

Chức năng và hoạt động của CIC là gì?

CIC là nơi đăng kí tín dụng, vì vậy mọi hoạt động tín dụng từ các ngân hàng thương mại đều bắt buộc phải đưa lên trung tâm thông tin này.

Nhiệm vụ của CIC là mỗi tháng yêu cầu các ngân hàng, tổ chức cho vay vốn tín dụng gửi hồ sơ lên cho CIC để họ cập nhật danh sách những khách hàng có vay vốn, tín dụng, thông tin về các khoản vay tiền, tên người vay, tổ chức vay và quá trình thanh toán khoản vay đó.

Từ nguồn thông tin này, CIC sẽ tiến hành tổng kết, phân loại và sắp xếp vị trí cũng như cho điểm tín dụng với từng cá nhân, tổ chức doanh nghiệp.

Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam – CIC là gì?

CIC là đơn vị thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. CIC đã được thành lập 20 năm và vừa kỷ niệm 20 năm thành lập vào tháng 9 vừa rồi.

Trung tâm CIC là cầu nối để ngân hàng và như tổ chức tín dụng có căn cứ để xác thực tín dụng của cá nhân hoặc tổ chức.

Anh em có thể hiểu là trước khi bạn thực hiện vay vốn, đề nghị vay vốn, mở thẻ tín dụng thì các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng [TCTD] sẽ kiểm tra thông tin của bạn xem bạn đủ yêu cầu để được vay vốn, đủ yêu cầu để được cấp thẻ tín dụng hay không.

Nhiệm vụ của CIC là mỗi tháng yêu cầu các ngân hàng, tổ chức cho vay vốn tín dụng gửi hồ sơ lên cho CIC để họ cập nhật danh sách những khách hàng có vay vốn, tín dụng. Từ nguồn thông tin này, CIC sẽ tiến hành tổng kết, phân loại và sắp xếp vị trí cũng như cho điểm tín dụng với từng cá nhân, tổ chức doanh nghiệp.

CIC vô cùng quan trọng với ngân hàng cũng như khách hàng vay. Nhờ CIC mà ngân hàng có cơ sở dữ liệu đánh giá tín dụng của khách hàng. Và với khách hàng thì việc kiểm tra CIC giúp hiểu về đánh giá tín dụng bản thân, qua đó quản lý tài chính tốt hơn.

Tôi muốn kiểm tra CIC cá nhân của chính mình có được hay không?

Câu hỏi: Tôi có thể tự kiểm tra [Check CIC] của chính cá nhân tôi, hoặc trong trường hợp tôi muốn kiểm tra xem thông tin tín dụng của người khác để cho họ mượn tiền thì có được hay không?

KIENBANK tư vấn:

Căn cứ theo Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/01/2013 của Ngân hàng nhà nước, các khách hàng được phép khai thác thông tin tín dụng CIC bao gồm:

• Cơ quan quản lý nhà nước khai thác sản phẩm thông tin tín dụng phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiệp vụ về thanh tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; điều tra, thống kê xã hội và các mục đích khác theo quy định của pháp luật [Thanh tra nhà nước,…].

• Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước khai thác sản phẩm thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

• Các ngân hàng thương mại, công ty tài chính ….[tổ chức tín dụng] khai thác dịch vụ thông tin tín dụng phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng khác [MSB, Agribank, VIB,…].

• Các tổ chức tự nguyện khai thác dịch vụ thông tin tín dụng phục vụ cho mục đích đánh giá khách hàng và các mục đích khác theo quy định của pháp luật  [Qũy nhà ở xã hội, quỹ tín dụng nhân dân,…]

• Khách hàng vay khai thác dịch vụ thông tin tín dụng để kiểm tra thông tin về bản thân và phục vụ mục đích khác theo quy định của pháp luật.

• Ngoài các khách hàng là tổ chức [hoặc cá nhân] được nêu trên, các tổ chức [hoặc cá nhân] khác khi muốn khai thác dịch vụ thông tin tín dụng về khách hàng vay phải có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng đó.

=> Như vậy bạn có thể kiểm tra thông tin CIC của chính mình bằng cách Cách đăng ký tạo tài khoản CIC, để biết được dư nợ tín dụng của mình và cách kiểm tra làm sao biết mình có nợ xấu hay không?

Còn việc có thể xem được thông tin CIC của người khác hay không thì hoàn toàn không thể thực hiện được, trừ khi: Người đó đồng ý [hoặc có thể cung cấp số điện thoại, số CMND và cả địa chỉ email cho bạn…]

Tuy nhiên theo cách tự tra cứu CIC thể nhân này, bạn cũng chưa xem hết thông tin về lịch sử quan hệ tín dụng của người đó.

Lý do là: Thông tin CIC mà cung cấp cho Khách hàng vay [do bạn tự tra cứu] sẽ có nội dung rất khác biệt so với thông tin CIC mà Tổ chức tín dụng tra cứu

=> Những thông tin và nội dung trong “báo cáo CIC” mà Tổ chức tín dụng [Ngân hàng tra cứu] sẽ thể hiện một cách đầy đủ và chi tiết hơn.

Tìm hiểu thêm kiến thức  nợ xấu là gì? Giúp bạn tránh nợ xấu và vay vốn dễ dàng

Đăng ký thể nhân cic là gì

Đăng ký thể nhân cic là gì?

Đăng ký thể nhân CIC là việc đăng ký tài khoản để tra cứu thông tin CIC cá nhân của chính bạn [diễn giải cho dễ hiểu là cách tạo một tài khoản [User] tại Trung tâm CIC và dùng để tra cứu CIC xem lịch sử nợ xấu của cá nhân bạn].

Như thông tin đã nêu trên, việc tra cứu CIC bằng user cá nhân của bạn sẽ bị giới hạn các thông tin: Bạn không xem được chi tiết về lịch sử dư nợ, diễn biến dư nợ tăng hay giảm trong quá khứ, cụ thể số tiền bao nhiêu, diễn ra vào thời gian nào,…

Điều mà chỉ có khi dùng User của Ngân hàng tra cứu thì CIC mới trả về báo cáo thể hiện đầy đủ và chi tiết. Nhưng:

Làm cách nào để dùng User của Ngân hàng tra cứu?

Hiện nay, việc tra cứu CIC của người khác mà chưa có sự đồng ý của người đó => Đang là hành vi trái pháp luật, bị nghiêm cấm thực hiện.

[Mách bạn: Bạn có thể nhờ người thân làm ở Ngân hàng, hoặc làm hồ sơ vay vốn tại bất kỳ Ngân hàng nào, rồi nhờ họ cung cấp báo cáo CIC…]

Tuy nhiên thực tế: Rất hiếm có khách hàng nào được cung cấp báo cáo CIC của ngân hàng, mà ngân hàng thường trả lời thông tin lịch sử quan hệ tín dụng bằng miệng cho khách hàng [vì vậy bạn cần thêm hỗ trợ có thể gọi cho chúng để được tư vấn].

Thông tin CIC thường thể hiện những nội dung gì?

Thông tin CIC thường được thể hiện bằng hình thức với những tên gọi như: Báo cáo quan hệ tín dụng thể nhân [cá nhân] chi tiết hoặc pháp nhân [tổ chức, doanh nghiệp] chi tiết, báo cáo về tài sản đảm bảo của pháp nhân hoặc thể nhân,…

Những nội dung thường được thể hiện trong báo cáo CIC này :

♦ Lịch sử nợ xấu trong vòng 05 năm gần nhất: Thời gian phát sinh, và giá trị khoản vay, nợ cần chú ý trong vòng 12 tháng gần nhất, diễn biến dư nợ tăng hoặc giảm, ngày ký hợp đồng tín dụng…

♦ Các thông tin trong báo cáo tài sản bảo đảm thường có nội dung: Giá trị tài sản bảo đảm, loại tài sản, ngày thế chấp,….

Như vậy qua những thông tin của khách hàng thể hiện qua báo cáo CIC mà dùng User của Ngân hàng tra cứu sẽ thấy được hết những thông tin và tất tần tật về các khoản nợ của mình trong quá khứ có phải là nợ xấu hay không.

cic bao lâu cập nhật một lần

CIC lưu lại những thông tin gì của khách hàng

Tổ chức CIC lưu lại những thông tin của khách hàng như sau:

  • Thông tin khoản vay hoặc số tiền còn lại mà cá nhân, tổ chức còn nợ ngân hàng.
  • Hợp đồng vay vốn tín dụng giữa các cá nhân, tổ chức được ký với ngân hàng nào?
  • Thời gian vay vốn và thời gian phải tiến hành trả nợ khoản vay cũng như thời gian hoàn trả món nợ đã vay của khách hàng là bao lâu?
  • Việc trả nợ của cá nhân và tổ chức diễn ra như thế nào?
  • Nhóm nợ mà doanh nghiệp hoặc cá nhân là gì?
  • Khi vay cá nhân và tổ chức đã dùng tài sản nào để thế chấp?

Như vậy ở trên là những thông tin mà cic sẽ lưu giữ của khách hàng có nhu cầu vay vốn

Cic bao lâu cập nhật một lần?

Tôi vừa vay vốn tại ngân hàng Agribank, số tiền 2 tỷ đồng vào ngày 08/04/2019. Đến ngày 20/04/2019 tôi có tra cứu thông tin CIC để xem dư nợ vay của mình, tuy nhiên CIC trả về là tôi hiện không có dư nợ ở bất kỳ ngân hàng nào hết. Tôi tự tìm hiểu thì được biết là do CIC chưa cập nhật tình hình dư nợ của Agribank vào ngày 20/04/2019 nên khi tra cứu CIC chưa hiển thị dư nợ.

Như vậy thì để hiển thị hết toàn bộ thông tin về dư nợ vay của tôi trên CIC, thì thời gian: CIC bao lâu cập nhật 1 lần? Và nếu ngày 26/04/2019 tôi tiếp tục làm hồ sơ vay vốn tại VIETCOMBAK 5 tỷ, thì khi làm hồ sơ xét duyệt vay: Thông tin đã vay tại AGRIBANK của tôi có hiển thị khi tra cứu CIC?

Kienbank tư vấn cho bạn:

Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/01/2013 của Ngân hàng nhà nước, tại khoản 2, điều 8:

Thì các tổ chức tín dụng [Ngân hàng, công ty tài chính,…] phải  báo cáo lên CIC [TT Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam]  về các thông tin như sau:

Thông tin quan hệ tín dụng của khách hàng vay [tình hình dư nợ vay]; Thông tin bảo đảm tiền vay;…chậm nhất là sau 05 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của tháng liền kề trước đó.

Như vậy trường hợp của bạn: Vay vốn tại AGRIBANK vào ngày 08/04/2019 thì Phải đến ngày 05/05/2019 [chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của tháng 4 thì thông tin vay vốn của bạn tại AGRIBANK mới hiển thị trên CIC.

Không có thông tin dư nợ khi tra cứu CIC do CIC chưa cập nhật?

Tiếp tục tình huống trên, Nếu như đến ngày 25/04/2019, bạn làm hồ sơ vay vốn tại VIETCOMBANK thì khi đó thông tin nợ vay tại AGRIBANK chưa hiển thị khi tra cứu CIC.

Nguyên nhân: Do AGRIBANK lúc này [ngày 20/04/2019] chưa có báo cáo thông tin dư nợ vay của bạn lên CIC và giả sử như bạn tiếp tục nhận nợ vay tại VIETCOMBANK vào ngày 26/04/2019 với số tiền là 5 tỷ đồng,

=> Thì sau ngày 05/05/2019: Toàn bộ thông tin dư nợ vay tại AGRIBANK [2 tỷ đồng]  và VIETCOMBANK [5 tỷ đồng] mới đều hiển thị khi tra cứu CIC, với tổng dư nợ tại 02 ngân hàng lúc này sẽ là 7 tỷ đồng.

Việc thể hiện tất cả các thông tin về tổng dư nợ [bao gồm nợ vay, nợ vay tín chấp, nợ thẻ tín dụng….] của khách hàng khi tra cứu CIC thường gây bất lợi cho khách hàng khi có nhu cầu vay thêm khi còn nợ,…

KIENBANK đã tư vấn cho các bạn về những kiến thức liên quan đến CIC là gì. Và Cic bao lâu cập nhật một lần? Trong trường hợp cần thêm thông tin và cần giải đáp vướng mắc, bạn có thể liên hệ cho chúng tôi tại đây để được hỗ trợ tốt nhất.

Nguồn: //www.kienbank.com/

Video liên quan

Chủ Đề