Vì sao khí hậu trên Đà Lạt lạnh và mát mẻ hơn vùng đồng bằng

Answers [ ]

  1. *Vì Đà Lạt ở trên cao[ núi], mà khi ở trên núi, không khí sẽ loãng ra và lạnh, còn TP.HCM ở Đồng bằng sông Cửu Long[ ở dưới thấp] nên nóng hơn.

    – Vì vậyở TP Đà Lạt không khí mát mẻ hơn ở TP.HCM.

  2. Bởi vì Đà Lạt ở trên núi, mà thường trên núi cao nhiệt độ lại thấp hơn những vùng đồng bằng như TP HCM.

    mik cx k chắc lắm [nhưng mik nghĩ là đúng]

    Chúc bạn học tốt ! 🙂

Mục lục

Tên gọiSửa đổi

Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem.

Địa danh Đà Lạt được bắt nguồn từ chữ Đạ Lạch, tên gọi của con suối Cam Ly. Khởi nguồn từ huyện Lạc Dương, dòng suối Cam Ly chảy qua khu vực Đà Lạt theo hướng Bắc – Nam, trong đó đoạn từ khoảng Hồ Than Thở tới thác Cam Ly ngày nay được gọi là Đạ Lạch.[4] Theo ngôn ngữ của người Thượng, Da hay Dak có nghĩa là nước, tên gọi Đà Lạt có nghĩa nước của người Lạt, hay suối của người Lạt [người Cơ Ho]. Trong một bài phỏng vấn đăng trên tạp chí Revue Indochine tháng 4 năm 1944, công sứ Cunhac, một trong những người tham gia xây dựng thành phố từ ngày đầu, đã nói: "Cho mãi tới những năm sau này, khung cảnh ban sơ vẫn không có gì thay đổi. Ở tại chỗ của cái hồ nước trước đó, con suối nhỏ của bộ lạc người Lát đã chảy qua và người ta đã gọi suối này là Đà Lạt".[5] Vào thời kỳ đầu, các bản đồ cũng như sách báo thường chỉ nhắc đến địa danh Dankia hay Lang Biang. Nhưng sau khi Đà Lạt được chọn làm nơi nghỉ dưỡng thay vì Dankia, và đặc biệt từ khi nơi đây trở thành một thành phố, địa danh Đà Lạt mới xuất hiện thường xuyên.[5]

Những người có công kiến thiết thành phố còn sáng tạo một câu cách ngôn khéo léo bằng tiếng La Tinh: Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem, có nghĩa Cho người này nguồn vui, cho kẻ khác sức khỏe. Tác giả André Morval đã viết câu cách ngôn chiết tự này ở đầu một bài báo nhan đề Dalat: Cité de la Jeunesse với nội dung: "Những người khai sinh ra nơi nghỉ mát trên miền núi danh tiếng của chúng ta đã xác định một cách rất hợp lý những nét hấp dẫn và những đặc tính tốt bằng một câu cách ngôn ghép chữ đầu rất khéo léo để liền theo huy hiệu thành phố".[6] Năm 1937, khi xây dựng chợ Đà Lạt mới thay cho ngôi chợ cũ bằng gỗ bị cháy, người ta đã đề dòng chữ Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem trên tường đầu hồi của công trình, phía trên là huy hiệu thành phố hình tròn, tạc hình một đôi thanh niên nam nữ người dân tộc cùng với hình núi đồi nhấp nhô và hình hiệu một con cọp[7] Với khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và những di sản kiến trúc Pháp phong phú, Đà Lạt còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như "Thành phố mù sương", "Thành phố ngàn thông", "Thành phố ngàn hoa", "Xứ hoa Anh Đào" hay "Tiểu Paris".[8]

Địa lýSửa đổi

Thành phố Đà Lạt có diện tích 394,64 km², nằm trên cao nguyên Lâm Viên, nơi có độ cao khoảng 1.500 mét so với mực nước biển.[1][9] Thành phố có tọa độ địa lý 11°48′36″ đến 12°01′07″ vĩ độ bắc và 108°19′23″ đến 108°36′27″ kinh độ đông, cách Thành phố Hồ Chí Minh 300 km về phía đông bắc, cách thủ đô Hà Nội 1.500 km về phía nam và cách Đà Nẵng 658 km về phía nam.

Thành phố có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Đơn Dương
  • Phía tây giáp huyện Lâm Hà và huyện Lạc Dương
  • Phía nam giáp các huyện Đức Trọng, Đơn Dương và Lâm Hà
  • Phía bắc giáp huyện Lạc Dương.

Dân số Đà Lạt từ kết quả Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là 226.578 người. Đây là đô thị miền núi đông dân đứng thứ hai cả nước, chỉ sau thành phố Buôn Ma Thuột.

Quang cảnh Đà Lạt với những dãy núi phía xa bao bọc khu vực trung tâm thành phố
Quang cảnh Đà Lạt nhìn từ trên cao

Địa hìnhSửa đổi

Địa hình Đà Lạt được phân thành hai dạng rõ rệt: địa hình núi và địa hình bình nguyên trên núi.[10] Địa hình núi phân bố xung quanh vùng cao nguyên trung tâm thành phố. Các dãy núi cao khoảng 1.700 mét tạo thành một vành đai chắn gió che cho khu vực lòng chảo trung tâm.[11] Từ thành phố nhìn về hướng bắc, dãy Lang Biang như một tường thành theo hướng đông bắc – tây nam, kéo dài từ suối Đạ Sar đến hồ Dankia. Hai đỉnh cao nhất của dãy núi này có độ cao 2.167 mét và 2.064 mét.[10] Án ngữ phía đông và đông nam Đà Lạt là hai dãy Bi Doup và Cho Proline. Về phía nam, địa hình núi chuyển tiếp sang bậc địa hình thấp hơn, đặc trưng là khu vực đèo Prenn với các dãy núi cao xen kẽ những thung lũng sâu.[12] Trung tâm Đà Lạt như một lòng chảo hình bầu dục dọc theo hướng bắc – nam với chiều dài khoảng 18km, chiều rộng khoảng 12km. Những dãy đồi đỉnh tròn ở đây có độ cao tương đối đồng đều nhau, sườn thoải về hướng hồ Xuân Hương và dần cao về phía các vùng núi bao quanh.[12] Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là dinh Nguyễn Hữu Hào trong Bảo tàng Lâm Đồng với độ cao 1.532 mét, còn điểm thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương, độ cao 1.398 mét.[13]

Trên địa phận thành phố Đà Lạt, xen giữa vùng đồi thấp trung tâm thành phố và các dãy núi bao quanh, có thể thấy hơn 20 dòng suối có chiều dài trên 4km, thuộc các hệ thống suối Cam Ly, Đa Tam và hệ thống sông Đa Nhim. Đây đều là những con suối đầu nguồn thuộc lưu vực sông Đồng Nai, trong đó hơn một nửa là các con suối cạn, chỉ chảy vào mùa mưa và cạn kiệt vào mùa khô.[14] Suối Cam Ly dài 64,1km, bắt nguồn từ huyện Lạc Dương, chảy theo hướng bắc – nam và đổ vào hồ Xuân Hương. Đây chính là hệ thống suối lớn nhất Đà Lạt, có vai trò quan trọng trong việc tạo cảnh quan cho khu vực đô thị trung tâm.[15] Đà Lạt còn nổi tiếng là thành phố của hồ và thác với khoảng 16 hồ lớn nhỏ phân bố rải rác, phần nhiều là các hồ nhân tạo.[16] Hồ Xuân Hương nằm ở trung tâm thành phố, rộng khoảng 38 ha, được tạo lập năm 1919 trong quá trình xây dựng Đà Lạt.[17] Trước năm 1986, hồ Xuân Hương cùng hồ Chiến Thắng và hồ Than Thở là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thành phố. Ngày nay, nguồn nước sinh hoạt được dẫn về từ hồ Dankia thuộc huyện Lạc Dương, cách Đà Lạt khoảng 17km.[16]

Khí hậuSửa đổi

Hồ Xuân Hương nằm ở trung tâm thành phố, một trong những biểu tượng của Đà Lạt

Do nằm ở độ cao 1.500 mét và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng, đặc biệt là rừng thông bao quanh, nên đối lập với khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền trung và khí hậu nhiệt đới xavan ở miền nam, thành phố Đà Lạt có một khí hậu miền núi ôn hòa dịu mát quanh năm.[18]

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xavan, Đà Lạt có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Còn mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Vào mùa khô, Đà Lạt chịu ảnh hưởng của khối không khí biển Đông, mang lại thời tiết nắng ấm, ít mây, không mưa, nhiệt độ hạ thấp về ban đêm và biên độ nhiệt lớn. Trong những tháng mùa mưa, gió mùa đông bắc hầu như không còn ảnh hưởng đến Đà Lạt, thay thế bởi khối không khí xích đạo từ phía nam tràn lên phía bắc. Gió mùa tây nam mang lại nguồn ẩm chủ yếu cho những trận mưa lớn và những đợt mưa kéo dài nhiều ngày.[18] Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của khối không khí nhiệt đới Thái Bình Dương, trong mùa mưa vẫn có những thời kỳ thời tiết tạnh ráo.[19]

Nhiệt độ trung bình tháng ở Đà Lạt luôn dưới 20°C, ngay cả trong những tháng nóng nhất. Tuy vậy, Đà Lạt cũng không phải là nơi có nhiệt độ trung bình tháng thấp nếu so với các tỉnh thành phố miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới. Trong những tháng mùa đông, nhiệt độ trung bình tháng vẫn trên 15°C.[19] Theo số liệu thống kê từ năm 1964 tới năm 1998, nhiệt độ trung bình năm ở Đà Lạt là 17,9°C, trong đó năm 1973 có nhiệt độ trung bình cao nhất lên đến 18,5°C, còn năm 1967 nhiệt độ trung bình xuống thấp nhất, 17,4°C.[19] Nếu so sánh với Sa Pa, thị xã nghỉ dưỡng ở miền Bắc ở độ cao 1.581 mét so với mặt biển và nằm trong vùng cận nhiệt đới, thì nhiệt độ trung bình năm ở Đà Lạt cao hơn 2,6°C. Vào tháng 12 thời điểm cuối năm, Đà Lạt hạ nhiệt vào ban đêm từ 6°C đến 8°C thậm chí xuống 4°C. Buổi sáng vào mùa đông, Đà Lạt có mưa phùn và trời ít khi có nắng.[20] và nếu xét riêng các tháng mùa đông thì nhiệt độ trung bình của Đà Lạt cao hơn Sapa đến 7°C [tuy nhiên về mùa hè Sapa thường ấm hơn khoảng 2°C đến 3°C so với Đà Lạt không đáng kể].

Biên độ nhiệt độ ngày đêm ở Đà Lạt rất lớn, trung bình năm đạt 11°C, cao nhất trong những tháng mùa khô, lên tới 13 – 14°C, và thấp nhất trong những tháng mùa mưa, chỉ khoảng 6 – 7°C. Ngược lại, biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm lại nhỏ, tháng ấm nhất và tháng lạnh nhất cũng chỉ chênh lệch 3,5°C.[21] Độ dài ngày trong các mùa ở Đà Lạt không có sự chênh lệch lớn, trung bình khoảng từ 11 đến ít hơn 12 giờ vào mùa đông và trên 12 giờ vào mùa hè.[18] Tổng số giờ nắng trong năm ở đây tương đối cao, khoảng 2.236 giờ một năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 12, 1, 2 và 3 của mùa khô.[22] Tổng lượng bức xạ thu nhập ở Đà Lạt khoảng 140 kCalo/cm²/năm, nhiều nhất vào tháng 4 và ít nhất vào tháng 8.[18] Nếu so với các vùng lân cận, lượng bức xạ Mặt Trời của Đà Lạt không cao, nhưng đây là nguồn năng lượng chủ yếu cho các quá trình trao đổi nhiệt, mang lại nền nhiệt độ thấp và tương đối ôn hòa.[23]

Mùa mưa ở Đà Lạt thường bắt đầu vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 và kết thúc vào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11. Tuy hàng năm, thời điểm bắt đầu và kết thúc của mùa mưa có thể thay đổi, nhưng mùa mưa ở đây thường kéo dài khoảng hơn 6 tháng.[24] Trung bình, một năm Đà Lạt có 160 ngày mưa với lượng mưa 1.768mm, tập trung nhiều nhất vào ba tháng 7, 9 và 10, ba tháng có sự hoạt động mạnh của trường gió mùa tây nam. Nếu lấy trung bình từ tháng 5 tới tháng 10, tổng lượng mưa trong mùa mưa ở Đà Lạt chiếm đến gần 80% lượng mưa của cả năm.[24] So với vùng đồng bằng, Đà Lạt có số ngày mưa trong năm nhiều hơn, nhưng lượng mưa lại thấp hơn.[25] Ở Đà Lạt còn có một hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác là sương mù, trung hình 80 đến 85 ngày trong một năm, nhưng xuất hiện nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 2 tới tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10. Phổ biến hơn cả là loại sương mù bức xạ được hình thành khi mặt đất bị lạnh đi nhiều do bức xạ vào lúc trời quang, lặng gió. Sương mù dày ít xảy ra hơn, thường gặp vào tháng 9 và tháng 10, trung bình mỗi tháng có tới 4 đến 5 ngày sương mù dày.[14]

Dữ liệu khí hậu của Da Lat [1964–1998] Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cao kỉ lục °C [°F] Trung bình cao °C [°F] Trung bình ngày, °C [°F] Trung bình thấp, °C [°F] Thấp kỉ lục, °C [°F] Giáng thủy mm [inch] %độ ẩm Số ngày mưa TB Số giờ nắng trung bình hàng tháng
30.0 31.0 31.5 31.2 30.6 30.0 29.2 29.3 29.7 30.0 29.2 29.4 31,5
22.3 24.0 25.0 25.2 24.5 23.4 22.8 22.5 22.8 22.5 21.7 21.4 23,2
15.8 16.7 17.8 18.9 19.3 19.0 18.6 18.5 18.4 18.1 17.3 16.2 17,9
11.3 11.7 12.6 14.4 16.0 16.3 16.0 16.1 15.8 15.1 14.3 12.8 14,4
−0.1 −0.6 4.2 4.0 10.0 10.9 10.4 10.6 10.0 8.1 4.4 2.6 −0,6
11
[0.43]
24
[0.94]
62
[2.44]
170
[6.69]
191
[7.52]
213
[8.39]
229
[9.02]
214
[8.43]
282
[11.1]
239
[9.41]
97
[3.82]
36
[1.42]
1.768
[69,61]
82 78 77 84 87 88 90 91 90 89 85 84 85
2 2 5 11 18 20 23 22 23 19 10 5 160
255 234 255 202 190 147 157 136 133 140 172 215 2.236
Nguồn #1: Địa chí Đà Lạt[26][27]
Nguồn #2: Vietnam Institute for Building Science and Technology [nắng][28]

Điều thú vị với thời tiết ở Đà Lạt mà ít ai biết

Thời tiết Đà Lạt vào mùa xuân

Mùa xuân ở Đà Lạt kéo dài trong 3 tháng, từ tháng 1 đến giữa tháng 4.Thời tiết của Đà Lạt vào mùa này rất ổn định, ít mưa và có nắng nhẹ.Nhiệt độ trung bình thường dao động trong khoảng từ 14 đến 22 độ C.Vào ban ngày, có thể có sương mù và ánh nắng nhẹ.Tuy nhiên, trời sẽ lạnh vào ban đêm nên khi đi du lịch Đà Lạt bạn cần lưu ý đêm thêm áo ấm nhé.

Thờitiết xấu nhất ở Đà Lạt trong mùa xuân là thời gian mưa dài.Tuy nhiên, điều này khá hiếm và thường chỉ có vào những ngày lạnh.Mưa sẽ khiến thời tiết ở Đà Lạt trở nên lạnh hơn.Do đó, sẽ hơi khó khăn khi tham gia các hoạt động ngoài trời tại Đà Lạt trong khi gặp mưa.

Vào đầu mùa xuân, thời tiết ở Đà Lạt có nhiệt độ khá thấp, từ 12 – 15 độ C.Hơn nữa, trời hơi nhiều mây, đôi khi có mưa nhỏ.Thời tiết ở Đà Lạt mùa này ấm hơn nhiều so với mùa đông.Tuy nhiên, trẻ em và người già vẫn nên giữ ấm.Đặc biệt vào ban đêm, nhiệt độ Đà Lạt đôi khi sẽ giảm xuống khoảng 12, 13 độ.

Bạn đừng quên tham khảo: Các điểm du lịch Đà Lạt ít người biết nhưng rất đẹp

Hoa đào bao phủ hoàn toàn dọc hai bên đường

Một lượng lớn du khách đến Đà Lạt vào tháng Giêng.Vào thời điểm này, thời tiết Đà Lạt khá thuận lợi và cảnh quan rất đẹp.Một số điểm nổi bậc của thời gian này là thời tiết lạnh, sương mù và những cánh đồng hoa tuyết.Mặc dù trời không mưa như những tháng trước, tháng 1 vẫn là tháng lạnh nhất trong năm ở Đà Lạt.Bên cạnh đó, tháng giêng cũng là mùa dâu tây.Nếu bạn đến Đà Lạt lần này, đừng quên nếm thử những quả dâu tây tuyệt vời ở đây nhé.

Video liên quan

Chủ Đề