Vì sao man hinh bi bầm

Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường khó tránh khỏi những vết thâm tím trên cơ thể. Ða số các vết thâm tím là lành tính và sẽ tự mất đi. Tuy nhiên, cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Vết bầm tím trên da do các mạch máu vận chuyển máu qua lại giữa tim, các mô và cơ quan của cơ thể bị vỡ. Mạch máu bị vỡ do tổn thương hay suy yếu khiến hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch và thoái hóa, gây nên các mảng bầm tím, vàng, xanh dương. Tình trạng này còn gọi là tình trạng xuất huyết trên da.

Thông thường, vết bầm tím dưới da sẽ biến mất sau một vài tuần, tuy nhiên đây cũng có thể dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nguy hiểm.

Bệnh tiểu đường

Nếu thường xuyên xuất hiện những mảng da bầm tím trên cơ thể mà không phải do va đập, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Vết bâmf tím xuất hiện do đường huyết trong máu tăng cao, khiến vì mạch máu, da và thần kinh bị suy yếu gây ra tình trạng xuất huyết mao mạch bên trong. Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường.

Bầm tím trên da thường xuyên là một trong những triệu chứng cảnh báo bệnh tiểu đường

Tập thể dục quá mức

Tập thể dục quá mức cũng có thể gây ra tình trạng bầm tím da. Những bài tập mạnh có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ dưới da gây bầm tím. Việc tập gym quá sức, chơi các môn thể thao cường độ mạnh rất dễ khiến cơ thể bị va đập, chấn thương; dẫn đến những vết rách cực nhỏ trong cơ bắp, đây là lý do làm xuất hiện những vết bầm tím.

Lão hóa

Khi tuổi tác càng cao, việc sản sinh collagen trên da suy giảm, lớp mỡ bảo vệ da cũng ít đi. Sau tuổi 60, con người rất dễ bị các vết bầm tím dù chỉ có tác động nhẹ lên da.

Rối loạn máu

Ở một số bệnh lý, chỉ một sự va chạm nhẹ cũng có thể gây thâm tím một vùng da lớn. Những vết bầm tím không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu ung thư máu hoặc các rối loạn đông máu khác. Do vậy, bạn nên đi khám bác sĩ sớm nếu thường xuyên xuất hiện vết bầm tím bất thường, dày đặc, không rõ nguyên nhân.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc như: aspirin, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu, thuốc có chứa sắt, thuốc chống hen… nếu sử dụng nhiều trong thời gian dài có thể khiến da dễ bị bầm tím.

Bệnh ban xuất huyết

Trong bệnh này, máu thoát ra từ các mao mạch nhỏ dẫn đến hàng ngàn vết bầm tím nhỏ. Bệnh có thể kèm theo ngứa ở những trường hợp nặng.

Thiếu vitamin

Vitamin C đóng vai trò quan trọng để chữa lành vết thương và hình thành collagen. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ khiến các mạch máu nhỏ bị vỡ, kết quả gây bầm tím.

Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ khiến các mạch máu nhỏ bị vỡ, kết quả gây bầm tím

Ngoài ra, thiếu vitamin B12 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất máu; thiếu vitamin K làm giảm đông máu; thiếu vitamin P khiến quá trình sản xuất collagen gặp khó khăn, dẫn đến các mạch máu trở nên mỏng, dễ sinh ra các vết bầm tím thường xuyên.

Mất cân bằng nội tiết

Thiếu estrogen là nguyên nhân làm suy yếu đáng kể các mạch máu và khiến mao mạch dễ bị tổn thương hơn. Theo các chuyên gia, sự mất cân bằng hormone trên có thể là do chị em đang trong thời kỳ mãn kinh, đang sử dụng thuốc kích thích tố hoặc đang mang thai.

Để điều trị vết bầm tím trên da hiệu quả nhất, cần phải xử lý khi nó còn là một vết đỏ. Ngay khi bị va đập vào hãy nhanh chóng chườm đá lên vùng đang đau nhức từ 5 – 10 phút. Nên chườm nhiều lần mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ. Việc chườm đá chỉ có tác dụng trong vòng 72 giờ từ kể từ lúc bị chấn thương.

Chườm đá sẽ giúp các mạch máu, mô chấn thương co rút lại và từ đó giảm tình trạng xuất huyết dưới da và giảm sưng. Việc chườm đá có thể áp dụng với những chấn thương như bong gân, căng cơ, côn trùng cắn và kể cả đau ở các khớp viêm do bệnh gút.

Chườm đá sẽ giúp các mạch máu, mô chấn thương co rút lại và từ đó giảm tình trạng xuất huyết dưới da

Lưu ý: Không chườm đá trực tiếp lên da mà hãy quấn đá vào một chiếc khăn trước khi chườm. Hoặc có thể lấy khăn mặt nhúng vào nước lạnh và sau đó đặt lên chỗ đau.

Sử dụng paracetamol để giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh dùng aspirin hoặc ibuprofen vì chúng làm chậm đông máu và có thể kéo dài thời gian chảy máu.

Nếu vết bầm tím ở chân thì khi ngồi hoặc nằm kê chân cao hơn để giúp máu lưu thông dễ dàng và giảm sưng. Hạn chế vận động ở chân có những vị trí bị bầm.

Trong trường hợp vết bầm tím có kèm theo các dấu hiệu sốt; vết bầm tím vùng gần mắt; vết bầm sưng lên, chuyển sang màu đỏ và rất đau; không cử động được; vết bầm không biến mất sau 2 tuần; những vết bầm bất ngờ, không rõ nguyên nhân hoặc xuất hiện nhiều lần, thường xuyên không giải thích được…thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

Dân gian thường xoa dầu nóng khi bị sưng bầm tuy nhiên việc xoa bóp với dầu nóng sẽ càng làm tổn thương thêm các mao mạch, chảy máu trong nhiều hơn. Do đó, cần tránh bóp nắn, xoa dầu và đặc biệt là không dùng thuốc tan máu bầm hoặc bôi mật gấu quá sớm [trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị va chạm] vì có thể gây chảy máu nhiều thêm, sẽ làm tăng hiện tượng sưng, bầm.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đây không phải là lỗi thường gặp ở các loại TV LCD, mà nó chỉ xảy ra đối với một số sản phẩm nhất định. "Điểm ảnh chết" dùng để chỉ lượng điểm ảnh [pixel] không còn hoạt động nhưng vẫn hiện hữu trên màn hình vào một thời điểm nhất định nào đó. Nếu số lượng điểm ảnh chết ít, chẳng hạn như chỉ 1 hoặc 2 điểm ảnh chết trên một chiếc TV LCD 20-inch [có tổng cộng 300.000 điểm ảnh] thì không đáng kể, và không ảnh hưởng gì tới chất lượng hình ảnh.

Sau một thời gian sử dụng, màn hình vi tính tinh thể lỏng [LCD] sẽ xuất hiện các trục trặc kỹ thuật, mà người dùng có thể chỉ mất vài trăm nghìn đồng để sửa chữa, nhưng cũng có thể phải chi tiền triệu để thay màn hình mới.

Hiện tượng thường thấy nhất chính là màn hình bị một vết [hoặc một khu vực] có màu đậm hơn các khu vực xung quanh [được gọi nôm na là vết bầm]. Hiện tượng này gây nên do trong quá trình di chuyển màn hình đã để một vật gì có cấn hoặc ấn mạnh vào mặt màn hình. Chỉ cần để một thời gian, vết bầm sẽ nhạt dần và nếu bị cấn trong thời gian ngắn, chưa tổn hại đến bề mặt màn hình thì vết bầm sẽ biến mất hẳn.

Hiện tượng thường thấy thứ hai là màn hình LCD hiển thị các sọc dọc hoặc ngang liên tục trên một phần hoặc toàn bộ màn hình. Nguyên nhân thường là do dây tín hiệu màn hình không gắn chặt vào màn hình hoặc CPU. Nếu đã kiểm tra lại dây mà vẫn còn triệu chứng trên thì là do tiếp xúc của bo mạch [board] xử lý tín hiệu với màn hình bị hở. Việc hở mạch còn gây nên hiện tượng màn hình hiển thị màu không đúng, màu sắc lòe loẹt, chữ lem nhem và hình ảnh trên màn hình chuyển thành màu đỏ, hoặc tệ hơn là mất màu hoàn toàn.

Ngoài những trục trặc nêu trên, màn hình LCD còn có thể gặp phải "bệnh nặng" như hư bo mạch cung cấp nguồn điện, hư bộ phận cao thế cấp điện cho đèn nền, đèn nền bị yếu và màn hình xuất hiện điểm chết.

Việc sửa chữa bo mạch cung cấp nguồn điện hiện nay không còn là vấn đề quá khó khăn với các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Nhưng điều đáng sợ nhất là không có linh kiện thay thế vì các IC trên bo mạch nguồn được xếp vào hàng "đặc chủng". Chính vì vậy, phần lớn các tiệm sửa chữa đồ điện tử và một số trung tâm bảo hành [ngay cả trung tâm bảo hành chính hãng] chỉ khắc phục được lỗi này với tỷ lệ trên dưới 60%. Chi phí khắc phục lỗi của bo mạch nguồn dao động từ 300.000 đến 600.000 đồng, tùy theo số lượng IC được thay thế.

Với lỗi bộ phận cao thế cấp điện cho đèn nền có thể khiến bạn phải trả mức phí từ 250.000 đến 600.000 đồng, tùy theo thương hiệu và kích thước màn hình. Còn với hiện tượng màn hình bị mờ với nguyên nhân là do đèn nền bị yếu thì bạn phải thay linh kiện này với giá 300.000-350.000 đồng.

Cuối cùng, điều được xem là "kinh khủng" nhất đối với màn hình LCD chính là việc làm vỡ lớp kính bảo vệ bên ngoài, đồng thời tác động đến lớp hiển thị bên trong. Màn hình ngay lập tức sẽ xuất hiện các vệt đen rồi lan rộng ra theo các vết nứt và cuối cùng là... bạn phải mua một màn hình mới. Do vậy, hãy hết sức cẩn thận trong việc sử dụng và vận chuyển màn hình LCD.

[Theo E-chip]

Trung tâm TIN HỌC KEY rất hân hạnh được chia sẻ với các bạn kiến thức về phần cứng máy tính. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn đọc.

Nếu bạn quan tâm đến khóa học sửa chữa máy tính bạn vui lòng NHẤP VÀO ĐÂY để xem chi tiết về khóa học và NHẤP VÀO ĐÂY để gửi thắc mắc hoặc đóng góp ý kiến với chúng tôi.

Trung tâm TIN HỌC KEY

ĐC: 203-205 Lê Trọng Tấn – Sơn Kỳ - Tân Phú – TPHCM

ĐT: [028] 22 152 521

Web: //key.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề