Vì sao nhà trần bị nhà hồ lật đổ

Trong bài trước, chúng tôi đã có phân tích việc Hồ Quý Ly không có đủ thời gian để ổn định cục diện, vỗ về dân chúng trước khi có cuộc chiến với nhà Minh. Từ lúc Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần cho đến khi bị quân Minh bắt sống tại Kỳ La chỉ vỏn vẹn 6 năm, khoảng thời gian quá ngắn để xây dựng quân đội, thu phục nhân tâm.

Năm 1399, Chu Đệ phát động đảo chính khiến nhà Minh chìm trong nội chiến - Ảnh: Internet.

Không ít người cho rằng Hồ Quý Ly thực hiện việc cướp ngôi nóng vội, không quan sát kỹ cục diện để cuối cùng chuốc tai vạ cho dòng họ, đẩy đất nước vào cảnh bị phương Bắc giày xéo. Nhưng trên thực tế thì Hồ Quý Ly đã toan tính rất kỹ và lựa chọn thời điểm chớp thời cơ khá thông minh. Chỉ tiếc là tính khéo đến mấy cũng không thể lường hết dòng chảy lịch sử.

Sau khi thượng hoàng Trần Nghệ Tông năm 1394 qua đời thì quyền hành rơi hết vào tay cha con Hồ Quý Ly. Ngay tháng 2.1395, Quý Ly sai giết tôn thất là Nguyên Uyên, Nguyên Dận và sĩ nhân là Nguyễn Phù. Cùng năm, ép vua Trần Thuận Tông Bổ dụng Quý Ly giữ chức Nhập nội phụ chính thái sư bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên Trung Vệ quốc đại vương. Rồi lại ép phải cho Quý Ly đeo phù hiệu kim lân, lại được ở tại phía hữu sảnh và đài, đặt tên chỗ ở là "Hoạch Lư". Nhân đấy, Quý Ly biên dịch thiên "Vô dật" ra quốc ngữ để dạy quan gia. Mệnh lệnh ban ra thì xưng là phụ chính cai giáo hoàng đế [theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục].

Đầu 1397, Quý Ly sai Lại bộ thượng thư Đỗ Tỉnh đi Thanh Hoá dựng kinh đô mới. Tháng 4, Quý Ly muốn dời kinh đô vào Thanh Hóa, mới đổi Thanh Hóa làm Thanh Đô trấn, lại đổi Quốc Oai lộ làm Quảng Oai trấn, Đà Giang lộ làm Thiên Hưng trấn, Nghệ An lộ làm Lâm An trấn, Trường Yên lộ làm Thiên Quan trấn, Diễn Châu lộ làm Vọng Giang trấn, Lạng Sơn phủ làm Lạng Sơn trấn, Tân Bình phủ làm Tân Bình trấn. Tháng 10, mùa đông. Quý Ly bắt em nhà vua rời kinh đô vào Thanh Hóa và giết hai người cung nữ.

Khâm Định Việt sử cương mục thông giám chép: Nhà vua đi An Sinh để bái yết lăng tẩm, Quý Ly bắt ép xa giá cùng đi đến sông Đại Lại; lúc ấy cung nhân là Trần Ngọc Kỵ và Trần Ngọc Kiểm nói kín với nhà vua là nếu thiên đô, tất nhiên có việc cướp ngôi. Quý Ly nghe biết chuyện cho rằng viên miếu lệnh là Lê Hợp và viên phụ đạo ở Cổ Lũng là Lương Ông đều đồng mưu, nên giết cả mấy người này. Rồi sai Hành khiển Lương Nguyên Bưu dỡ các điện Thụy Chương và Thiên An bắt dân các châu Từ Liêm và Nam Sách chở gạch ngói và gỗ đến kinh đô mới: khi đi đường thủy, gặp gió bão, bị chìm đắm mất quá nửa.

Các biểu hiện như giết tôn thất, đeo phù hiệu kim lân, đặt chỗ ở và đặc biệt là dời đô đã cho thấy dã tâm cướp ngôi của Hồ Quý Ly. Tuy nhiên, Quý Ly có thể chưa dám vì sợ việc thí ngôi của mình tạo cớ cho Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương phát động chiến tranh.

Năm 1398, khi Minh Thái Tổ ốm rồi mất và cháu là Minh Huệ Tông lên ngôi thì trong năm đó, Hồ Quý Ly đã thực hiện việc ép con rể mình là Trần Thuận Tông phải nhường ngôi cho cháu ngoại của mình là Trần Thiếu Đế để đi tu đạo. Sử chép: “Lúc ấy Thái tử mới 3 tuổi, khi nhận tờ chiếu truyền ngôi, không biết lạy. Quý Ly sai Thái hậu [tức con gái của Hồ Quý Ly] lạy đằng trước để Thái tử theo sau. Quý Ly tự xưng là Khâm đức Hưng liệt đại vương”.

Hồ Quý Ly cho cháu ngoại ngồi ngai vàng được gần 2 năm nữa mới ép nhường ngôi. Sử chép: Tháng 2, mùa xuân [1400]. Quý Ly truất nhà vua làm Bảo Ninh đại vương, Quý Ly tự xưng hoàng đế. Tại sao Quý Ly lại chọn đúng 1400 mới chính thức soán ngôi mà không làm sớm hơn hay muộn hơn? Đó là vì Quý Ly nhân lúc Trung Quốc đại loạn khi quân đội triều đình của Minh Huệ Tông đang đánh nhau tưng bừng với quân Yên của Chu Đệ [từ giữa tháng 7.1399]. Hồ Quý Ly muốn tranh thủ lúc đó cướp ngôi thì người Minh đang bận đánh nhau sẽ không có tâm trí nhòm ngó nước ta.

Nhưng tiếc là Quý Ly dù tính toán giỏi nhưng không ngờ được rằng cuộc nội chiến ở Trung Quốc lại kết thúc chóng vánh. Các cuộc nội chiến ở Trung Quốc thời Tam Quốc, Nam Bắc triều hay Ngũ Hồ thập lục quốc, Ngũ đại thập quốc phải mất cả trăm năm hay ít nhất vài chục năm mới kết thúc. Ngay cả Chu Nguyên Chương cũng phải mất hơn 10 năm mới đánh bại được quân Nguyên và các thế lực cát cứ khác để tạo lập nhà Minh. Còn Chu Đệ từ lúc phát động đảo chính tại Bắc Bình cho đến khi tiến quân vào Nam Kinh, lật đổ Kiến Văn hoàng đế, tức Minh Huệ Tông thì chỉ mất có 3 năm.

Cuối 1401, có vẻ như Hồ Quý Ly đã đoán định được cuộc chiến chóng vánh từ Trung Quốc nên đi nước cờ nhường ngôi cho Hồ Hán Thương. Sở dĩ Hồ Quý Ly không truyền ngôi cho con cả Hồ Nguyên Trừng mà truyền ngôi cho con thứ Hán Thương là vì mẹ Hán Thương vốn là con gái vua Trần Minh Tông. Như thế thì việc để Hán Thương nối dòng họ Trần sẽ dễ ăn nói hơn với cả dư luận trong nước cũng như đối phó khủng hoảng ngoại giao, tránh tạo cớ cho nhà Minh bắt bẻ. Thế nên ngay khi Hán Thương lên ngôi thì việc đầu tiên là: Hán Thương sai sứ sang nhà Minh nói dối là dòng dõi họ Trần đã tuyệt tự, xin lấy danh nghĩa là cháu ngoại tạm quản lý công việc trong nước.

Nhưng Chu Đệ cũng cáo già và nuôi dã tâm bành trướng lớn. Sau khi lên ngôi vào 1402 thì Chu Đệ bắt đầu sinh sự với lý do Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Cuối cùng là cuộc chiến không tránh khỏi theo đúng quy luật bang giao giữa ta và các triều đại Trung Quốc phong kiến: Mỗi khi nước ta có việc thay đổi triều đại thì triều đình phương Bắc kiếm cớ can thiệp thô bạo vào nước ta với mục đích cuối cùng là áp đặt nền đô hộ.

Hồ Quý Ly

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Hồ

Hồ Quý Ly [1400-1401] tự là Thánh Nguyên, cháu 16 đời của Trạng nguyên Hồ Hưng Dật, vốn gốc thuộc tộc Việt ở Chiết Giang, phương nam Trung Quốc, đời Hậu Hán [thời Ngũ Qúy] sang làm Thái thú Diễn Châu, sau định cư ở hương Bào Đột [Nghĩa Đàn, Nghệ An].

Nhà Hồ cho đo đạc lại ruộng đất, cải cách chế độ thi cử, mở mang việc giáo dục, tăng cường quân đội thường trực, xây dựng các tuyến phòng thủ, lập xưởng đúc binh khí kỹ thuật để chống giặc phương Bắc. 

Các cải cách của Hồ Quý Ly có tính chất toàn diện, có những cải cách đi trước thời đại, giá trị thực tiễn của nó đến nay vẫn còn hấp dẫn, nhiều nhà kinh tế nước ngoài đã ca ngợi Hồ Quý Ly là một nhà cải cách kinh tế lớn. Nhưng Hồ Quý Ly mắc tội giết vua Thiếu Đế cùng tôn tộc và quan lại nhà Trần, kể cả tướng Trần Khát Chân, gồm hơn 370 người để cướp ngôi nhà Trần. Do vậy bị nhân dân oán hận. Khi quân Minh sang xâm lược nước ta, Hồ Qúy Ly đã không tập hợp được lực lượng toàn dân đánh giặc, bố con Hồ Qúy Ly bị quân Minh bắt đem về Trung Quốc.

Xem thêm: Hồ Quý Ly

Hồ Hán Thương

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Hồ

Hồ Hán Thương [1401-1407]

Cũng như nhà Trần, ngày 12/1/1401, Hồ Qúy Ly nhường ngôi cho con thứ hai là Hồ Hán Thương, còn mình thì tự xưng là Thái Thượng hoàng cùng coi chính sự.

Hồ Qúy Ly nhường ngôi cho Hồ Hán Thương, nhưng vẫn tự mình quyết đoán mọi việc.

Nhà Minh lấy cớ Hồ Qúy Ly cướp ngôi nhà Trần, đem quân sang đánh chiếm nước ta.

Ngày 20 tháng 1 năm 1407, quân Minh hạ thành Đa Bang [Ba Vì], bố con Hồ Quý Ly bỏ chạy vào Thanh Hoá, đến ngày 17/6/1407, quân Minh bắt được cha con Hồ Qúy Ly. Thế là đất nước ta lại bị nhà Minh đô hộ với một chính sự vô cùng hà khắc. Chúng vơ vét của cải, hãm hiếp đàn bà, con gái, giết đàn ông và còn thiến hoạn nhiều con trai nhỏ tuổi, để mong đồng hoá dân ta.

Xem thêm: Hồ Hán Thương

QPTD -Thứ Sáu, 30/06/2017, 10:23 [GMT+7]

Bài học về lòng dân ở triều đại nhà Hồ và mấy suy nghĩ về xây dựng “thế trận lòng dân” hiện nay

Vương triều Hồ được thiết lập vào giai đoạn cuối triều Trần khi mà xã hội Đại Việt đang chìm sâu trong cuộc khủng hoảng trên mọi lĩnh vực, cùng với hiểm họa ngoại xâm. Hồ Quý Ly xuất hiện trên chính trường Đại Việt vào tháng 3 năm Tân Hợi [1371] với chức Khu mật viện đại sứ. Sau gần 30 năm liên tục thăng tiến, Ông được ban tước Hầu, tước Vương, giữ chức tột đỉnh trong triều Trần: Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên trung vệ quốc Đại vương. Tháng 2 năm Canh Thìn [1400], Hồ Quý Ly đã phế truất ngôi nhà Trần, thiết lập vương triều Hồ, đặt quốc hiệu là Đại Ngu, gần một năm sau nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương để làm Thái thượng hoàng nhưng vẫn nắm thực quyền. Nhà Hồ thi hành nhiều chính sách cải cách xã hội, như: hạn điền, hạn nô, phát hành tiền giấy, định lại chế độ thuế khóa, chấn chỉnh việc học hành thi cử, v.v. Đồng thời, đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức lại quân đội, mở xưởng rèn đúc vũ khí, đóng tàu thuyền, xây đắp hệ thống thành lũy, củng cố các nơi hiểm yếu để phòng thủ đất nước. Tuy nhiên, khi nhà Minh tiến hành xâm lược nước ta [1406], chưa đầy một năm chống giặc, mặc dù nhà Hồ đã có nhiều cố gắng xây thành cao, hào sâu, sản xuất nhiều vũ khí,.. để chống lại kẻ thù nhưng vẫn bị sụp đổ; tháng 6-1407, Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt đưa về Kim Lăng [Nam Kinh, Trung Quốc] và chết tại đó. Như vậy, vương triều Hồ tồn tại vỏn vẹn 7 năm.

Cổng phía Nam - cổng lớn và đẹp nhất trong 4 cổng của Thành nhà Hồ.
[Ảnh: TTXVN]

Đánh giá về triều đại nhà Hồ, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Các sử gia thời trung đại ở nước ta theo quan điểm của hệ tư tưởng phong kiến thì đa số ý kiến đều phủ nhận những đóng góp của Hồ Quý Ly dưới triều Trần. Ngày nay, các học giả đã nhìn nhận những đóng góp của vương triều Hồ đối với lịch sử dân tộc Việt Nam một cách công bằng hơn, nhất là về vấn đề cải cách do Hồ Quý Ly tiến hành, khởi đầu trong những năm tháng cuối cùng của triều Trần. Tuy nhiên, khi đánh giá về thất bại của nhà Hồ, tất cả các phái đều thống nhất nguyên nhân thất bại của nhà Hồ là: không được lòng dân. Vì vậy, nên nhà Hồ không phát động được cuộc chiến tranh nhân dân [nhân tố quyết định thắng lợi của mọi cuộc chiến tranh giữ nước ở Việt Nam] khi đất nước bị ngoại bang xâm lược. Mặc dù có quân đội mạnh, thành cao, hào sâu nhưng cuộc kháng chiến chỉ kéo dài được hơn 6 tháng. Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng [con trai cả của Hồ Quý Ly] cũng nhận ra điều này, khi cả quyết: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”1. Đặc biệt, nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, người có công rất lớn trong việc phò tá Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, xây dựng nên triều đại nhà Lê là Nguyễn Trãi [đỗ đạt ở triều Hồ và cùng với cha là Nguyễn Phi Khanh giữ chức trọng, quyền cao tới khi nhà Hồ sụp đổ] đã đánh giá rất sâu sắc trong Bình Ngô đại cáo: “Vì họ Hồ chính sự phiền hà, Để đến nỗi lòng người oán hận”2. Nhận xét của một bậc đại trí, đại hiền từng đỗ đạt và hưởng bổng lộc ở triều nhà Hồ chắc hẳn không sai.

Với tham vọng, hoài bão lớn và tư tưởng cải cách rất mới mẻ, toàn diện, Hồ Quý Ly đã xây dựng Đại Ngu trở thành một quốc gia mạnh về quốc phòng nhưng kết cục mất nước khi ngoại bang xâm lược. Sở dĩ như vậy là vì nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do “lòng dân không theo” bởi chế độ lao dịch nặng nề làm cho nhân dân bất an, sợ hãi. Nhà Hồ tiến hành đồng thời cải cách về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và quân sự với mục đích bảo vệ vương triều, phục vụ chiến tranh là chính, chứ không phải vì đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Cùng với đó, do không làm tốt khâu tuyên truyền nên nhân dân chỉ thấy mặt tiêu cực của cải cách, vô cùng chán ghét khi cuộc sống thường nhật bị thay đổi. Nguy hại hơn, vào giai đoạn cuối của nhà Trần, thế nước đã suy, nguồn lực trong nước cạn kiệt, nhân dân đói khổ, nhưng Hồ Quý Ly không những không “khoan thư sức dân” mà còn tiến hành chiến tranh với Chiêm Thành và tổ chức dời Đô về Thanh Hóa xây thành trì kiên cố khiến cho dân chúng càng thêm lầm than, dẫn tới “nhân tâm ly tán”.

Từ bài học thất bại của nhà Hồ, để xây dựng “thế trận lòng dân” - “chúng chí thành thành” trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, chúng ta có thể rút ra một số vấn đề cơ bản sau:

1. Thường xuyên bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đảng ta khẳng định luôn bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đó là quyền của người dân được làm chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, được pháp luật bảo vệ. Dân chủ cũng là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu vừa là động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhấn mạnh: “Hoàn thiện, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”3. Theo đó, để quyền làm chủ của nhân dân thực sự được bảo đảm và phát huy thì phải thể chế hóa và thực hiện tốt phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát", đảm bảo tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực sự là chủ thể của đất nước. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân, phải khơi dậy được sự đồng tình, hưởng ứng của quần chúng nhân dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Nhân dân được tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện, nhất là, những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân dân. Đồng thời, thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên, nhất là trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XII] của Đảng. Bên cạnh đó, việc phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương và đề cao đạo đức xã hội. Cùng với phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức, cần phải xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ để làm mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và những hành vi vi phạm quyền dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân.

2. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Để thực hiện tốt vấn đề này, cần tập trung phát triển kinh tế, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với pháttriển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, các chính sách xã hội nhằm không ngừngnâng cao đời sống của nhân dân. Đồng thời, cần đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” phát triển ngày càng sâu rộng, tuy nhiên cần chú ý không vì thành tích mà huy động quá sức dân. Trong phát triển kinh tế,cần tạo dựngđược môi trường, điều kiệnsản xuất, kinh doanh ngày càng minh bạch, an toàn, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát huy khả năng sáng tạo, đầu tư, kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, phải tăng cường phát triển hệ thống an sinh xã hội, hỗ trợ người dân có việc làm, thu nhập ổn định, cải thiện điều kiện việc làm; đẩy mạnh phong trào “xóa đói, giảm nghèo”, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; hỗ trợ nguồn lực về sản xuất để giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách về đời sống và tiếp cận dịch vụ xã hội. Xây dựng đời sống văn hóa là vừa bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, vừa kiên quyết loại bỏ dần những hủ tục lạc hậu, phản cảm; tôn vinh và nhân rộng cái đúng, tốt đẹp, tích cực, cao thượng để mọi người học tập; đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác.

3. Thực hiện tốt công tác vận động quần chúng. Thực ra, nhiều vấn đề cải cách của nhà Hồ thực hiện mang tính tích cực, theo hướng có lợi cho người dân, như: thuế đinh, thuế điền, di dân khai khẩn vùng đất mới, chính sách hạn nô, phát hành tiền giấy,... nhưng người dân chỉ thấy phiền phức, không ủng hộ là do nhà Hồ chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện. Đó là một điều vô cùng đáng tiếc! Để hoàn thành thắng lợi công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, chúng ta phải tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về công cuộc đổi mới, làm cho các chủ trương, chính sách của Đảng đều được nhân dân đồng tình, ủng hộ, tạo nên sức mạnh trong tổ chức thực hiện. Đặc biệt cần phải tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận; vận dụng sáng tạo các mô hình dân vận phù hợp với từng lĩnh vực, địa bàn; hướng mạnh về cơ sở, địa bàn, nơi còn nhiều khó khăn, phức tạp. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thật sự tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân thì dân mới tin, mới nghe, mới đồng thuận cả về ý chí và hành động. Mỗi cán bộ, đảng viên tự giác nêu cao trách nhiệm đối với công tác dân vận.Nội dung tuyên truyền giáo dục cần tập trung vào phổ biến sâu rộng các chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo; truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nêu cao ý thức tự giác chấp hành, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân đúng với chính sách và luật pháp. Đồng thời, tuyên truyền cho đồng bào hiểu rõ âm mưu thủ đoạn chia rẽ các dân tộc, tôn giáo của thế lực thù địch; qua đó, đề cao cảnh giác không để bị lừa gạt, kích động, lôi kéo. Cùng với đó, tăng cường phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho nhân dân, nhất là ở những địa bàn nhạy cảm, khu vực trọng điểm về quốc phòng - an ninh.

Hơn 600 năm đã trôi qua, nhưng bài học về “lòng dân” trong triều đại nhà Hồ vẫn còn nguyên giá trị, cần tiếp tục nghiên cứu thấu đáo để vận dụng vào xây dựng “thế trận lòng dân” trong tình hình mới, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đại tá HỒ QUỐC TOẢN
______________

1 - Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Nxb KHXH, H. 1998, tr. 211.

2 - Sđd, tr. 283.

3- ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H. 2016, tr. 79.

Video liên quan

Chủ Đề