Tại sao con trai ghét con gái khóc

“Người ta yêu nhau ở tính cách, giờ con gái cá tính, con gái ngang bướng đấy, nhưng không là chính mình, thì diễn cho ai xem đây?”.

Từ lúc còn bé xíu, mẹ của con gái vẫn hay bảo: “Con gái à, là con gái phải nhẹ nhàng, dịu dàng, chăm làm, siêng học mới là gái ngoan!”. Thời gian qua đi, con gái lớn dần lên, học hoài, học hoài những bài học không tên. Rồi cái kim chỉ nam ấy đã theo chân gái trên con đường dài, mẹ luôn đúng, và con gái thì sẽ luôn vâng lời mẹ, con gái tự nhủ thế.

Vậy mà, điều gì con gái cũng cố gắng được, nhưng hình như cái dịu dàng dần chạy đâu mất tiêu, không thể gọi về. Con gái thích ầm ĩ, hay khóc nháo, cười đùa vô tư với lũ bạn hâm dở, chẳng thể hiền thục nết na. Cấp ba, con gái là một – thằng – con – trai – chính – hiệu. Ngố tàu, tóc cắt ngắn ngang vai, guốc xếp giỏ xe và tà áo dài vắt ngang hông chạy lông nhông khắp sân trường. Chuyên gia bị cờ đỏ vỗ vai, nằm sổ đầu bài vì cái tội nói chuyện riêng không ngừng nghỉ. Mắt thì ti hí, dòm bài đâu cũng bị giám thị lôi lên đứng cột cờ.


Thỏ thẻ đâu, nhẹ nhàng trốn đâu hết rồi nhỉ? Với con gái, mơn trớn dịu dàng là một điều gì đó rất phi thường, mà con gái thì vốn bất thường, nên mấy thứ ấy quá là xa xỉ! Người ta bảo con gái đẹp nhất khi cười, nhưng thật là vô lí khi con gái cứ phải cười bẽn lẽn mới là xinh tươi.

Nhiều khi nhìn mấy nàng "bánh bèo" lả lướt, được bao bạn nam chở che cưng chiều, con gái cũng muốn lắm chứ, nhưng nếu con gái là họ, thì gái đâu còn là mình nữa đâu… Rồi một ngày, mẹ của con gái lại rỉ tai gái. Mẹ bảo: “Con gái ơi, không được rồi, con phải mềm mỏng ngọt ngào mới được nhiều người thương.” Gái thầm nghĩ: “Người ta yêu nhau ở tính cách, giờ con gái cá tính, con gái ngang bướng đấy, nhưng không là chính mình, thì diễn cho ai xem đây?”.

Lớn hơn, trưởng thành, mọi thứ thay đổi một cách chóng mặt, và rồi con gái biết yêu. Những rung động đầu đời làm con gái bối rối quá, thấy mình khác lạ, hay hay. Con gái thường ngóng chờ những tin nhắn hỏi thăm từ một người khác phái, cái người kia sao ghét quá, sao con gái đợi mãi không thấy hồi âm là sao? Con gái thích ở gần họ, nói chuyện với họ, nghĩ ngợi về họ suốt ngày không biết chán. Con gái dần thích váy xòe bồng, thích tìm công thức các món ăn đủ loại, thích cắm hoa, học thêu thùa, mở lòng mình và kết thêm nhiều bạn bè hơn nữa. Nhưng, và nhưng, con gái vẫn cứ là con gái, ương bướng cá tính một cách khó chiều.


Ai bảo con gái cứ đảm đang là dịu dàng? Con gái cũng là gái đảm, cũng biết làm những việc mà mọi người con gái khác đều biết, duy chỉ có dịu dàng là con gái thua xa. Đúng rồi, không người con trai nào thích con gái cãi lại lời mình cả, có chăng thích chơi thôi, yêu thì tránh xa nhé! Chẳng có ai thương nổi một cô gái quá mạnh mẽ và độc lập, khó nắm bắt và có phần lạnh lùng. Chẳng có ai đủ kiên nhẫn để lôi cho được cái dịu dàng đang lẩn trốn trong lòng gái ra mà tra hỏi cả. Họ đến, và rồi chưa được bao lâu, họ lại vội bỏ đi nhanh như một cơn gió thoảng.

Con gái biết làm gì bây giờ đây? Nên dịu dàng hay lại cá tính như xưa nay vẫn thế? Người ta cứ bảo, con gái có cá tính mới có sức hút riêng, mới khác biệt. Nhưng người ta nói sai hết rồi, đấy chỉ là an ủi nhau thế thôi. Sống đến nhường này, con gái có thấy ai vì con gái mà ở lại đâu. Con gái đợi mãi rồi, chẳng thấy đâu! Thôi thì, con gái lại là mình vậy. Ai đến, yêu những gì thuộc về con gái sẽ ở lại

Tại sao con gái lại phải cứ dịu dàng?

 Nên dịu dàng hay lại cá tính như xưa nay vẫn thế? Người ta cứ bảo, con gái có cá tính mới có sức hút riêng, mới khác biệt. 


1. Có quyền lúng túng, nhưng đừng trở nên vô dụng

Không ít chàng trai rất sợ nước mắt con gái. Khi thấy nàng khóc, con trai bối rối, lúng túng và thoáng chút lo sợ. Chàng không biết làm sao cho phải, chàng sợ con gái khóc to hơn, sợ con gái mong manh dễ vỡ, và sợ cư xử không khéo thì lại khiến nàng thêm buồn. Con trai cũng kiệm lời, không biết khuyên thế nào để nàng nín. Nhưng các chàng càng bảo rằng “đừng khóc nữa mà” thì con gái lại khóc to hơn…

Lời khuyên lúc này là hãy quan sát để tìm cách ứng biến phù hợp. Hãy xuôi theo cảm xúc của nàng. Đừng làm những điều mà bạn nghĩ rằng nàng cần. Việc an ủi, chở che, hay thể hiện yêu thương không đúng lúc, dễ khiến con gái rơi nước mắt gấp đôi và như thế chẳng khác nào bạn thổi bùng lên ngọn lửa cảm xúc nơi nàng.

2. Con gái rất cần những lời khuyên… thừa

Con gái rất hó hiểu, nàng có thể khuyên người khác rất hay, rất logic và quyết đoán. Nàng sẵn sàng là một “chuyên viên tâm lý” cho bạn bè khi cần. Nhưng lúc nàng có chuyện, nàng không thể tự khuyên chính mình. Con gái thường rất yếu đuối khi gặp những vấn đề nhỏ, và trí tưởng tượng của nàng sẽ khiến nàng nghiêm trọng hóa vấn đề và bắt đầu hoang mang. Nàng không tin vào chính mình, không tin vào những gì mình khuyên người khác nữa. Nhưng nàng luôn muốn bạn bè nói cho mình nghe, khuyên mình, cho mình sự lựa chọn đúng đắn nhất. Vì vậy, khi con gái khóc, bạn hãy ở bên cạnh nàng và nói, nói những lời chân thành theo suy nghĩ của riêng mình, để động viên nàng nhẹ nhàng và cổ vũ nàng trở nên mạnh mẽ. Tránh nói những lời tiêu cực hay trách móc nàng, nàng sẽ cảm thấy có lỗi và khó quên được nỗi buồn lắm đấy

3. Im lặng

Khi bạn gái khóc mà bạn không thể tìm ra hay hỏi được lý do, đừng quá lo lắng đến mức chạy ngay lại và hỏi dồn dập về nguyên nhân khiến cô nàng rơi lệ nhé. Trong trường hợp này, hãy nhẹ nhàng đến bên cô bạn, ngồi xuống bên cạnh. Chỉ thế thôi. Để cho cô ấy biết rằng bạn đang ở bên cạnh cô ấy, sẵn sàng lắng nghe mọi chuyện khi cô ấy bình tĩnh trở lại. Đôi khi, im lặng là cách thể hiện tình cảm tinh tế nhất mà không phải ai cũng làm được đâu nhé! Đừng quên lấy khăn giấy lau nước mắt nhé. Lúc này đừng có lải nhải nhiều mà chỉ cần gật đầu, uhm, hay nói ngắn gọn đúng rồi thôi. Nói nhiều là đễ bị ăn cáu lắm

Luôn nhớ rằng, thứ con gái cần khi buồn là một bớ vai, một ai đó để nghe họ tâm sự dãi bày, chứ không phải một người dạy họ phải làm gì

4. Kể chuyện cười

“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Trong trường hợp này thì chỉ cần cô bạn của chúng ta mỉm cười thôi cũng là tốt lắm rồi. Sau khi cô nàng đã bớt thút thít rồi, sao chúng mình không làm cô ấy giảm stress bằng cách kể những câu chuyện cười thật đặc biệt nhỉ? Chẳng hạn như trong lúc hai đứa đang chờ cô bán hàng mang một cơ số thứ như chè, sữa chua, nem chua rán, khoai tây chiên... tới, hãy khéo léo chèn những mẩu truyện cười mà bạn chắc chắn rằng cứ...nghe là cười vào câu chuyện của hai bạn. Lúc ấy, chẳng phải là cười mỉm, mà biết đâu, cô bạn của chúng mình còn cười ha ha ấy.

5. Rủ họ đi ăn hay đi chơi đâu đó

Đúng chất con gái, họ gần giống con nít vậy. Chỉ cần ăn là họ quên đi tất cả vì vậy hãy rủ họ đi ăn món mà họ thích nhé. Cách này rất hữu ích đó nhé, có thể ko làm hết được nhưng cũng nguôi ngoai phần nào.

Sự cô đơn, hay buồn bã gì thì đi đâu đó ngấm phố hay chơi trò chơi gì đó , sẽ giúp cô ấy quên đi và nguôi ngoai phần nào.

6. Trở nên nghiêm khắc

Thay vì lo lắng, vuốt ve nàng như thể nàng là một mèo con yếu đuối, hãy ngồi bên cạnh, im lặng, lắng nghe những lời từ tiếng lòng nàng. Để nàng trình bày, rồi bạn hãy tìm giải pháp thích hợp

Thay vì cầm khăn lau nước mắt cho nàng, hãy chìa khăn để nàng tự lau. Nếu bạn cứ vỗ về an ủi nàng, thì nàng sẽ càng cảm thấy muốn được yêu thương, và nàng sẽ không thể ngừng khóc [vì quá cảm động đấy]

Ngồi khuyên nàng nhưng không nên tỏ ra rằng đây là một cảnh phim buồn. Nói một cách nghiêm túc, bình thường, đơn giản hóa vấn đề hết sức có thể. Thậm chí có quyền hài hước và lấy bản thân bạn làm ví dụ nữa. Như thế sẽ rất thiết thực và cô nàng cũng dễ “ngấm” hơn. Khi khuyên đừng dỗ dành gì cả, hãy tạo một khoảng cách nhất định để nàng tập trung và nghiêm túc lắng nghe bạn nói, và quên đi việc đang khóc

7. Phân tích nguyên nhân

Điều này là khi những điều trên đã được thực hiện và bạn gái của bạn cũng đã bắt đầu...xuôi xuôi rồi, khi đó hãy bắt đầu đi ngược lại và phân tích xem nguyên nhân cô ấy khóc có đáng không? Hãy an ủi và vẽ ra những viễn cảnh tươi đẹp để làm cô ấy bớt buồn nếu lý do cô ấy khóc là nghiêm trọng. Ngược lại, nếu chỉ vì những lý do ngốc nghếch thì hãy khéo léo chỉ ra lỗi cho cô bạn, và nghiêm khắc răn đe để lần sau cô nàng không “mau nước mắt” vậy nữa

Bài viết có sử dụng một số từ ngữ, hình ảnh nhạy cảm. Bạn đọc cân nhắc trước khi xem!

Khi con trai khóc là một trong những tình huống ít gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hoàn toàn không xảy ra. Khóc là một hành động biểu hiện cảm xúc của con người, không phân biệt giữa nam và nữ. Chính vì vậy, nam giới cũng có thể khóc như nữ giới.

Vậy thì những lúc nam giới khóc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Qua bài viết sau đây, YouMed xin giải đáp thắc mắc này để bạn đọc tham khảo.

1. Khóc là hành động như thế nào?

Trước khi tham khảo vấn đề khi con trai khóc thì chúng ta nên biết qua khái niệm về “khóc”. “Khóc” là tình trạng chảy nước mắt tùy vào một cảm xúc nhất định của con người. Hầu hết các trường hợp khóc là thể hiện nỗi buồn nhưng cũng có thể là niềm vui.

Khóc là phản xạ tự nhiên của con người.

Hành động khóc được khái niệm là một quá trình vận tiết [secretomotor] phức tạp. Nó được đặc trưng bởi sự chảy nước mắt từ bộ máy tiết lệ. Đồng thời, không hề có tình trạng dị ứng nào ở mắt cũng như bất cứ bệnh lý nào gây chảy nước mắt.

2. Vì sao con người lại khóc?

Không chỉ riêng nữ giới mà nam giới, thậm chí là người trưởng thành cũng sẽ có hành động khóc. Khóc không phân biệt giới tính, tuổi tác, chủng tộc. Các nhà khoa học nhận định  nhận định khóc là một phản xạ do sự thay đổi tức thời của hệ thần kinh giao cảm.

>> Xem thêm: Mộng tinh và một số điều căn bản cần biết

Con người có thể khóc vì nỗi buồn, khóc vì hạnh phúc. Hoặc cũng có thể khóc vì rất nhiều lý do khác nhau có liên quan chặt chẽ với cảm xúc. Hầu hết chúng ta đều ghét khóc và cảm thấy mệt mỏi khi khóc. Tuy nhiên, có đến 80% các trường hợp cảm thấy nhẹ lòng hơn sau khi khóc.

Khóc giúp giải tỏa tâm lý.

Đặc điểm này được xem là tác dụng tích cực của hành động khóc. Con người thường khóc khi một vấn đề nào đó xảy ra trong cuộc sống. Khi sự lo lắng và những cơn đau dâng cao. Và sau đó là những giây phút bình tâm, nhẹ nhõm. Vì vậy, có thể nói khóc giúp cân bằng cảm xúc.

3. Những con số đầy thú vị

Giáo sư Ad Vingerhoets – nhà Tâm lý học thuộc trường Đại học Tilburg [Hà Lan] đã nghiên cứu hơn 5000 người tại 37 quốc gia. Kết quả thu được là:

  • Phụ nữ thường khóc khoảng 30 đến 64 lần trong 1 năm. Trong khi con số này ở nam giới chỉ nằm trong khoảng 6 – 17 lần trong 1 năm.
  • Đối với đàn ông, 66% số người cho rằng họ khóc trong không đầy 5 phút mỗi lần. 24% khóc trong khoảng 6– 15 phút. Đối với phụ nữ, 2 tỉ lệ này lần lượt là là 43% và 38%.
  • Số phụ nữ khóc kéo dài đến 16 – 30 phút mỗi lần [11%] cao hơn hai lần nam giới [5%].

Theo ông Vingerhoets, sự khác biệt nói trên giữa 2 giới được lý giải thuyết phục bằng tình hình thực tế. Nguyên nhân là vì nữ giới thường xuyên xem phim bi kịch và đọc những áng văn ủy mị nhiều hơn nam giới.

Nam giới ít khóc hơn nữ giới.

4. Vì sao nam giới thường khóc ít hơn nữ giới?

Nhiều thống kê nhận thấy rằng: sau tuổi dậy thì, nữ khóc nhiều hơn nam gấp 4 lần. Tình trạng này gắn liền với hormon như prolactin, đây là hormon góp phần sản xuất ra sữa mẹ sau khi sinh nở.

Hormon prolactin chủ yếu gây nên hiện tượng khóc.

Sau mỗi lần sinh nở, nồng độ prolactin lại tăng cao. Hiện tượng sinh lý này giải thích vì sao sau khi sinh, phụ nữ rất dễ khóc. Ngược lại, từ 40 tuổi trở đi, nồng độ prolactin trong máu hạ thấp. Chính vì vậy nên phụ nữ lại ít khóc hơn nam giới.

Nhà tâm lý học Georgia Ray giải thích rằng bên cạnh hormon prolactin thì định kiến xã hội cũng làm cho nam giới khóc ít hơn nữ giới. Theo đó, nam giới là biểu tượng cho phái mạnh. Chính vì vậy, sự kiềm chế cơn khóc, kìm nén nỗi đau tốt hơn nữ giới.

Bên cạnh đó, dường như có một truyền thống cho đến nay rằng đàn ông có nhiều việc phải gánh vác, lo toan. Vì vậy nên trong bất cứ tình huống đau khổ nào, họ cũng không để cho mình rơi nước mắt. Khóc làm cho các chàng trai trở nên yếu đuối, kém nam tính trong mắt phái nữ.

5. Điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Tiến sĩ William Frey tại Trung tâm Y tế Ramsey thuộc bang Minneapolis, Mỹ, cho rằng:

  • Khóc là một phản xạ tự nhiên của cơ thể.
  • Hành động khóc giúp làm giảm căng thẳng. Thông qua cơ chế giải phóng các hóa chất giảm stress có khả năng gây hại đến cơ thể.
  • Những giọt nước mắt cảm xúc chứa nhiều protein hơn nước mắt do kích ứng, dị ứng.

Tùy vào những tình huống cụ thể mà nam giới có thể khóc. Từ rơm rớm nước mắt, nước mắt chảy thành dòng cho đến khóc òa thật to. Tuy nhiên, chính bản lĩnh đàn ông đã làm cho họ cố kiềm chế nỗi đau để mình không khóc. Chứ không phải đàn ông không biết khổ đau.

Khi con trai khóc thì sẽ tác động đến sức khỏe qua những vấn đề sau:

  • Giảm bớt căng thẳng, stress.
  • Giải tỏa nỗi lo lắng, buồn phiền, đau khổ.
  • Nhẹ bớt gánh nặng tâm lý.
  • Thư giãn bớt niềm vui, niềm hạnh phúc đang chất chứa trong lòng.
  • Ổn định huyết áp, ổn định nhịp tim.
  • Giải phóng các độc tố tích lũy.
  • Ổn định tâm trạng.
  • Tâm lý trở nên bình tĩnh hơn.
  • Khóc có công dụng giảm đau. Nguyên nhân là do hành động khóc giúp cơ thể giải phóng các chất oxytocin và endorphin có tác dụng giảm đau.
  • Chữa chứng khô mắt.
  • Hỗ trợ giấc ngủ. Khóc giúp ngủ ngon hơn.

6. Khi con trai khóc là biểu hiện của những bệnh lý gì?

Theo các nhà khoa học, nam giới trước tuổi dậy thì [trẻ em] sẽ có tỷ lệ khóc tương tự nữ giới. Tuy nhiên, sau tuổi dậy thì đến trước 40 tuổi, nam giới sẽ thường ít khóc hơn so với nữ giới.

Con trai khóc trong những tình huống phù hợp, chẳng hạn như:

  • Đau khổ do mất mát người thân.
  • Mất việc làm, thất nghiệp.
  • Hỏng kỳ thi.
  • Chia tay bạn gái.
  • Hạnh phúc vì được làm cha.
  • Vui mừng vì được chấp nhận lời cầu hôn.
  • Có được số tiền lớn,…

Những trường hợp này thì khóc là hiện tượng sinh lý rất bình thường. Nó là biểu hiện của một trạng thái cảm xúc nhất thời. Song song với những tình huống ấy, cơn khóc sẽ vơi dần đi khi cảm xúc đã qua.

Con trai khóc trong những tình huống bất thường như:

  • Khóc khi mọi người cười.
  • Không rõ nguyên nhân khóc.
  • Khóc kéo dài, khóc lớn tiếng.
  • Khóc trong những tình huống không phù hợp,…

Đó là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý. Một số bệnh có thể gặp bao gồm:

  • Trầm cảm.
  • Rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm.
  • Rối loạn lưỡng cực.
  • Loạn thần cấp.
  • Tâm thần phân liệt.
  • Rối loạn stress sau san chấn.
Khóc do bệnh trầm cảm.

7. Làm gì khi con trai khóc?

Khi con trai khóc, với vai trò là người bạn, bố mẹ, người vợ,… chúng ta nên:

  • An ủi, xoa dịu nỗi đau.
  • Chia sẻ niềm vui.
  • Động viên tinh thần.
  • Đưa ra những hướng giải quyết tích cực hơn, lạc quan hơn.
  • Im lặng và đồng cảm.
An ủi và động viên khi con trai khóc.

Những điều mà chúng ta không nên làm khi con trai khóc:

  • Chê cười, la mắng.
  • Cô lập họ một mình.
  • Cố gắng truy tìm nguyên nhân khiến họ khóc.
  • Liên tục tra hỏi, dò xét.
  • Cằn nhằn.
  • Trách móc,…

8. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Trong những trường hợp nam giới khóc nhiều, khóc một mình, khóc thường xuyên và kéo dài thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa. Tốt hơn hết là người nhà nên đưa họ đi khám. Bởi vì chính họ không biết mình đang bị bệnh hoặc đang gặp một vấn đề tâm lý cần được giải quyết.

Một khi bạn đã dùng mọi cách an ủi, động viên mà vẫn không có tác dụng thì sẽ cần đến sự trợ giúp của các chuyên gia. Đó có thể là bác sĩ chuyên khoa tâm thần, bác sĩ tâm lý, chuyên viên tâm lý.

Phương pháp được áp dụng có thể bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Sử dụng thuốc ổn định khí sắc.
  • Uống thuốc chống lo âu.
  • Tâm lý liệu pháp.
  • Thuốc chống loạn thần.

Nói chung, khi con trai khóc, người thân, bạn bè nên quan tâm nhiều hơn. Bởi vì nam giới rất khó rơi lệ. Chúng ta nên an ủi, đồng cảm, động viên, chia sẻ buồn vui với họ. Đồng thời đưa họ đi khám bệnh trong những tình huống bất thường để được các bác sĩ điều trị kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề