Trình độ chuyên môn cử nhân là gì

Trình độ chuyên môn là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới lợi thế cùng khả năng cạnh tranh của các ứng viên khi xin việc. Vậy trình độ chuyên môn là gì? Cần lưu ý điều gì khi viết trình độ chuyên môn trong CV? Tất cả những thắc mắc này sẽ được JobsGO giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Trình độ là gì? Trình độ là mức độ, khả năng hiểu biết thấp hay cao, nông hay sâu về con người, sự việc hay một lĩnh vực nào đó,… Trình độ là khái niệm có tính bao quát rộng, nó bao gồm cả trình độ chuyên môn.

Trình độ chuyên môn [đào tạo] là gì?

Trình độ chuyên môn [đào tạo] là gì?

Trình độ chuyên môn tiếng Anh là gì? Trình độ chuyên môn [hay trình độ đào tạo] trong tiếng Anh được viết là Professional Qualification. Đây là thuật ngữ được sử dụng để chỉ năng lực, khả năng của bản thân về một lĩnh vực chuyên biệt nào đó chẳng hạn như giáo viên, kiến trúc sư,… Và trình độ chuyên môn cũng được xếp theo cấp bậc từ thấp đến cao như sơ cấp, trung cấp, cử nhân, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ,…

Trình độ chuyên môn không đơn giản là những kiến thức mà bạn tiếp thu trong quá trình đào tạo mà nó còn là khả năng vận dụng các kiến thức đó vào làm việc thực tế. Bởi vậy, mỗi một ngành nghề sẽ có những yêu cầu nhất định về trình độ chuyên môn. Để có thể làm công việc yêu thích thì bạn cần học tập kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực cụ thể, nó được dùng để mô tả khả năng hoặc năng lực cá nhân về một lĩnh vực cụ thể nào đó. 

Yếu tố đo lường trình độ chuyên môn

Hiện nay, có rất nhiều cách để đo lường trình độ chuyên môn và người ta sẽ thường dựa trên các yếu tố sau:

Kỹ năng và kiến thức liên quan

Kiến thức, kỹ năng là tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ của cá nhân xét trên 1 phương diện chuyên môn nào đó. Chẳng hạn như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên sẽ là hệ thống những yêu cầu liên quan tới năng lực nghề nghiệp của mỗi giáo viên tương ứng với từng bậc trình độ đào tạo.

Kỹ năng bổ trợ kèm theo

Yếu tố đo lường trình độ chuyên môn

Bên cạnh những kiến thức và kỹ năng cơ bản thì bạn cần trang bị cho bản thân những kỹ năng bổ trợ cho công việc như tin học văn phòng, phần mềm sử dụng, ngoại ngữ,…. Ngoài ra, mỗi một ngành nghề sẽ có 1 yêu cầu cụ thể khác nhau.

Sức khỏe nghề nghiệp

Có thể nhiều bạn sẽ bỏ qua yếu tố này, nhưng lại có rất nhiều công việc yêu cầu người làm cần có sức khỏe tốt bên cạnh những kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Điển hình như các lĩnh vực như phi công, tiếp viên hàng không,…

?  Xem thêm: Trình độ học vấn trong CV: Viết sao để nhà tuyển dụng đánh giá cao?

Phân biệt trình độ chuyên môn với trình độ văn hóa

Có khá nhiều bạn thường nhầm lẫn giữa trình độ chuyên môn với trình độ văn hóa. Tuy nhiên, đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau:

Hiểu theo nghĩa thông thường

  • Trình độ chuyên môn: Là khả năng và năng lực giải quyết công việc đòi hỏi các kiến thức chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể.
  • Trình độ văn hóa là gì? Đây là khái niệm khá trừu tượng, và rộng lớn bao gồm tất cả các công cụ, vật chất, chữ viết, ngôn ngữ, nghệ thuật,… Là mức độ phát triển về nhận thức văn hóa và văn hóa ứng xử dựa theo chuẩn mực xã hội.

    Phân biệt trình độ chuyên môn với trình độ văn hóa

Trong sơ yếu lý lịch

Những bạn có nhu cầu tìm việc hoặc khai báo hành chính sẽ làm việc với sơ yếu lý lịch thường xuyên. Và trong sơ yếu lý lịch có một phần rất quan trọng và khiến nhiều người nhầm lẫn là mục “trình độ chuyên môn” và “trình độ văn hóa”. Vậy 2 mục này có điểm gì khác nhau?

  • Trình độ chuyên môn: Thể hiện việc bạn đã hoàn thành chương trình đào tạo của 1 chuyên ngành cụ thể nào đó. Chẳng hạn như trình độ chuyên môn của giáo viên là cử nhân Sư phạm Toán Tin/ Hóa Sinh;… hay cử nhân Quản trị kinh doanh,…
  • Trình độ văn hóa: Là việc thể hiện bạn đã hoàn thành các cấp bậc của chương trình giáo dục nào đó. Chẳng hạn như 9/12 [học hết lớp 9]; 12/12, Đại học, Cao đẳng,…

Cách ghi trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch

Trong mẫu sơ yếu lý lịch có sẵn thì các bạn chỉ cần điền các thông tin vào chỗ trống. Điều này giúp tạo sự nhanh chóng và tiện lợi cho người dùng, nhưng nó lại giới hạn số ký tự mà các bạn có thể điền vào các mục cụ thể.

Cách ghi trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch

Trong mục trình độ chuyên môn sẽ giới hạn trong 1 dòng. Vì thế, các bạn hãy ghi thật ngắn gọn mà vẫn bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản sau:

  • Học hàm cao nhất: Tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, bác sỹ, kỹ sư,…
  • Chương trình đào tạo cao nhất như: cao học, đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp,…
  • Chuyên ngành đào tạo: quản trị kinh doanh, marketing, điện tử, tài chính, kế toán,…

Ví dụ: Nếu bạn hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật thì trình độ chuyên môn của bạn chính là Thạc sĩ Luật.

?  Xem thêm: Viết sơ yếu lý lịch như thế nào? Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn 2020

Như vậy, bài viết trên đây của JobsGO đã giúp bạn hiểu rõ hơn về “Trình độ chuyên môn là gì?”, và chắc hẳn các bạn sẽ không còn bị nhầm lẫn khi ghi trình độ văn hóa và chuyên môn của mình phải không nào. Nếu thấy bài viết của JobsGO hữu ích thì đừng quên like và chia sẻ để mọi người cùng biết nhé!

Video liên quan

Chủ Đề