Tỷ lệ an toàn vốn là gì

Phân tích Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là gì? Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn là chủ đề trong content hôm nay của Sen Tây Hồ. Theo dõi nội dung để biết đầy đủ nhé.

Nắm bắt xu thế của thị trường kinh tế đặc biệt là các tổ chức tín dụng cho vay vốn như ngân hàng là điều mà ai cũng quan tâm. Tuy nhiên bạn sợ những rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể  gặp phải làm bạn không dám vay hay gửi tiền. Một số khách hàng cực kỳ thích gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng vì họ nắm rõ các quy định về tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu được các ngân hàng áp dụng. Vậy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là gì, cùng tìm hiểu kỹ hơn các thông tin liên quan trong bài viết dưới đây.

Tỷ lệ an toàn vốn được viết tắt là CAR- đây được xem là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa tài sản có thể điều chỉnh rủi ro của ngân hàng và vốn tự có.

Nắm rõ các nhân tố ảnh hưởng dưới đây để có cái nhìn chuẩn xác hơn về điểm tốt và điểm xấu của tỷ lệ an toàn vốn[CAR]:

Nhân tố này có tác động khá quan trọng đối với hệ số tỷ lệ an toàn vốn. Hệ số vốn có một mối quan hệ tương quan với hệ số tỷ lệ an toàn vốn. Khi hệ số vốn tăng thì hệ số CAR[tỷ lệ an toàn vốn] cũng sẽ tăng và ngược lại.

Tùy thuộc vào mức độ tăng trưởng kinh tế cao hay thấp đều sẽ có ảnh hưởng đến hệ số ROA. Ví dụ khi khả năng sinh lời của tài sản được niêm yết cao hơn, các nguồn chi phí dự phòng mang tính rủi ro của ngân hàng sẽ thấp đi, kéo theo hệ lụy các hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng tồn tại ngầm nhiều rủi ro hơn. Bên cạnh đó còn là giảm đi chất lượng tài sản có, tỉ lệ nợ xấu tăng, các tín dụng cũng có nguy cơ tăng trưởng nóng.

Khi quy mô của các ngân hàng thương mại cổ phần càng lớn thì hệ số CAR sẽ càng nhỏ đi

Khi tình trạng nguồn tiền cần cho vay khách hàng tăng, ngân hàng không đủ nguồn cho vay sẽ phải sử dụng nguồn vốn dự trữ để phục vụ nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Ngân hàng thương mại thu hút nhiều khách hàng gửi tiền hơn thì ngân hàng sẽ có hệ số tỷ lệ an toàn vốn giảm. Hiểu một cách ngắn gọn rằng khi tỉ lệ tổng tài sản tăng thì tỷ lệ an toàn vốn giảm.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xem là thước đo của mức độ vốn an toàn của ngân hàng. Nó được tính theo tỷ lệ % tổng vốn cấp 1[ vốn nòng cốt] và vốn cấp 2[vốn bổ sung] so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng trong từng giai đoạn.

Công thức tính tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu

CAR = [[Vốn cấp I + Vốn cấp II] / [Tài sản đã điều chỉnh rủi ro]] * 100%

  • Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thường được dùng để bảo vệ quyền lợi của những người gửi tiền trước những rủi ro có thể xảy ra của ngân hàng. Điều này tăng tính an toàn, ổn định của ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính toàn cầu nói chung.
  • Bên cạnh đó bằng tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu này người ta cũng có thể xác định được khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn hoặc không thời hạn của ngân hàng và những trường hợp rủi ro tín dụng hay rủi ro vận hành mà ngân hàng có thể gặp phải.
  • Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu tăng độ uy tín của ngân hàng lên mức độ cao nhất, thu hút khách hàng sử dụng những dịch vụ của ngân hàng như dịch vụ tín dụng, gửi tiền, chuyển tiền…v..v..
  • Mỗi ngân hàng có tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu như đang tạo ra một tấm chắn để ngăn ngừa những cú sốc tài chính. Nói cách khác ngân hàng vừa có thể tự bảo vệ mình vừa có thể bảo vệ những người gửi tiền tại ngân hàng.

Trên thế giới hiện nay, các nước đều áp dụng chuẩn mực tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu theo Basel. Basel được biết đến với vai trò ủy ban phụ trách việc giám sát các ngân hàng, nắm giữ chức trách vô cùng quan trọng trong các ngân hàng thanh toán quốc tế. Là hệ thống đo lường vốn được áp dụng hầu hết ngân hàng các nước trên thế giới.

Hiện nay theo chuẩn mực của Basel tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được áp dụng là 8%, ngoài ra để đảm bảo cho CAR từ các ngân hàng phải đảm bảo tổng vốn bổ sung không được vượt quá 100% tổng vốn nòng cốt.  Các ngân hàng ở các nước luôn phải có định hướng rõ ràng, giám sát và duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Ở thời điểm nền kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng bởi cuộc suy thoái kéo dài, nhiều ngân hàng trên thế giới rơi vào tình trạng phá sản và sụp đổ thì một số ngân hàng đã áp dụng theo chuẩn mực Basel, đưa tính rủi ro và tỷ lệ an toàn vốn ở mức có thể xoay sở cho các ngân hàng.

Năm 1999, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được bắt đầu áp dụng tại Việt Nam theo quyết định của hội đồng pháp lý có thẩm quyền. Quyết định này giúp các ngân hàng ổn định, bảo đảm an toàn trước những rủi ro tín dụng có thể gặp phải. Trong điều khoản quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%.

Hy vọng những thông tin trên đây đã có thể giải đáp câu hỏi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là gì của các bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại comment và đừng quên ghé Sen Tây Hồ thường xuyên để cập nhật những thông tin tài chính bổ ích nhé!

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là gì, mà được dùng nhiều cho ngân hàng để đo lường rủi ro liên quan đến việc giải ngân khoản vay đến vậy? Tỉ lệ vốn này có tầm quan trọng như thế nào, thực chất nó là gì và công thức tính ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay!

1. Tỷ lệ an toàn vốn CAR là gì?

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu [Capital adequacy ratio – CAR], còn được gọi là hệ số an toàn vốn trên rủi ro [CRAR]. Tỉ lệ này là thước đo vốn khả dụng của ngân hàng thương mại, được thể hiện tỷ lệ phần trăm rủi ro tín dụng với rủi ro ngân hàng.

Một tỷ lệ an toàn vốn tốt là một tỷ lệ cao [được tính bằng đơn vị phần trăm – %] sẽ đảm bảo ngân hàng có thể xử lý mọi khoản lỗ tiềm ẩn và giảm nguy cơ mất khả năng thanh toán. Do đó, hệ số này mang ý nghĩa đảm bảo rằng ngân hàng thương mại được chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ để bảo vệ tiền của người gửi tiền trước những thách thức, rủi ro tài chính.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR là gì?

2. CAR được tính như thế nào?

Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu sẽ đo lường 3 loại vốn như sau:

2.1. Vốn cấp 1

Nói một cách đơn giản thì đây là tài sản gắn liền với ngân hàng có thể giúp ngân hàng chịu bất kỳ cú sốc nào mà không phải dừng hoạt động. Vốn cấp 1 phản ánh sức mạnh tài chính của ngân hàng. Vốn cấp 1 bao gồm:

  • Thu nhập giữ lại
  • Vốn chủ sở hữu

2.2. Vốn cấp 2

Vốn cấp II là là tài sản mà ngân hàng có thể chịu lỗ trong trường hợp ngân hàng đóng cửa. Vốn cấp II của ngân hàng được tạo thành từ các khoản dự trữ đánh giá lại, và.Vốn cấp 2 được coi là loại vốn kém an toàn hơn Cấp 1 và là một lớp bổ sung cho bảo mật do Cấp 1 cung cấp. Bậc 2 bao gồm:

  • Dự trữ đánh giá lại: Một ví dụ về vốn này là giá trị của bất động sản ngân hàng, có thể tăng lên theo thời gian và phải được định giá lại
  • Các công cụ vốn hỗn hợp [hybrid capital instruments]
  • Nợ thứ cấp

2.3. Vốn cấp 3

Đây là sự kết hợp giữa vốn cấp II và các khoản vay ngắn hạn thứ cấp. 

Các thành phần vốn để tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong ngân hàng thương mại.

Ngoài ra bạn cần lưu ý thêm các tài sản có trọng số rủi ro. Chúng được tính toán bằng cách xem xét các khoản cho vay của ngân hàng và ấn định trọng số cho rủi ro mà những khoản này đại diện. Các khoản cho vay sẽ có tỷ trọng khác nhau tùy thuộc vào nhận thức về rủi ro tín dụng đối với khách hàng vay của họ.

Ví dụ:

  • Khoản vay của chính phủ có mức rủi ro là 0% do chính phủ bảo lãnh.
  • Còn một khoản thế chấp có mức rủi ro có thể từ 35-200% vì chúng không được đảm bảo.
  • Một khoản vay bằng tín dụng sẽ được xếp hạng là rủi ro hơn một khoản vay được bảo đảm bằng tài sản thế chấp.

Một ngân hàng A có thể có ít tài sản hơn một ngân hàng B khác. Tuy nhiên, giả sử những tài sản A đó ít rủi ro hơn. Trong trường hợp đó, thế chấp bằng tài sản đảm bảo thì ngân hàng A có ít tài sản hơn sẽ được coi là an toàn hơn và có tỷ lệ an toàn vốn cao hơn ngân hàng B chỉ cho vay khách hàng không có tài sản đảm bảo.

Ý tưởng về tài sản có trọng số rủi ro đã được đưa ra bởi Basel III, còn được gọi là Tiêu chuẩn Basel – một khuôn khổ pháp lý chịu trách nhiệm về tỷ lệ bao phủ thanh khoản. Nói một cách đơn giản thì ý tưởng đằng sau các tài sản có trọng số rủi ro là: giúp củng cố các ngân hàng toàn cầu sau các sự kiện của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008, khi người ta phát hiện ra nhiều ngân hàng không đủ khả năng chống chịu để tồn tại. Khuôn khổ này yêu cầu các ngân hàng phân nhóm tài sản theo loại rủi ro. 

3. Cách tính tỷ lệ an toàn vốn

Quy trình đảm bảo an toàn vốn có tính đến cả vốn cấp 1 và cấp 2 bằng cách sử dụng công thức CAR như sau:

CAR = [Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3 [nếu có]] / Tài sản có trọng số rủi ro

Khi sử dụng công thức tính toán tỷ lệ an toàn vốn này, bạn sẽ biết rằng nếu một ngân hàng có 50 tỷ đồng trong Vốn cấp 1 và 20 tỷ đồng trong Vốn cấp 2 và Tài sản có trọng số rủi ro được tính toán là 200 tỷ đồng, thì cách tính tỷ lệ an toàn vốn như sau :

CAR = [50 tỷ đồng + 20 tỷ đồng] / 200 tỷ đồng = 0,35

Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng này là 35%.

Kể từ năm 2019, theo Basel III, vốn cấp 1 và cấp 2 của ngân hàng ít nhất phải bằng 8% tài sản có trọng số rủi ro. Còn tỷ lệ an toàn CAR này, bao gồm cả vùng đệm bảo toàn vốn, phải từ 10,5%. Chính vì thế, hệ số CAR 35% được tính trên là mức đánh giá cao đối với một ngân hàng, khiến ngân hàng này trở thành một tổ chức an toàn.

4. Mục đích của tỷ lệ an toàn vốn

Basel đưa ra các tỷ lệ an toàn vốn cho các ngân hàng để ngăn họ sử dụng quá mức đòn bẩy và trở nên nợ nần chồng chất hơn trong quá trình này. Rồi sau đó không có đủ thanh khoản trong trường hợp có bất kỳ sự căng thẳng nào về tiền tệ.

Mục đích đằng sau và ý nghĩa của việc tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Bằng cách đưa ra tỷ lệ này, các cơ quan quản lý ngân hàng như Basel có thể thực thi kỷ luật tài chính giữa các ngân hàng một cách đồng nhất. Hơn nữa họ còn có thể duy trì sự lành mạnh chung của hệ thống ngân hàng, do đó, bảo vệ khoản đầu tư của người gửi tiền.

Việc duy trì tỷ lệ tài sản có trọng số vốn trên rủi ro giúp các ngân hàng có khả năng chống chịu tốt hơn trong các trường hợp bất ổn về tài chính như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay cuộc khủng hoảng tài chính phi ngân hàng địa phương gần đây vào năm 2019.

5. Tỷ lệ vốn tối thiểu năm 2021

Theo Basel III, tính đến năm nay thì như đã nói trên các ngân hàng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn CAR là ở mức 8%, không có gì thay đổi so với 2019. Tất nhiên, tỷ lệ an toàn vốn, bao gồm cả vùng đệm bảo toàn vốn là 10,5% như cũ. 

Theo tiêu chuẩn Basel III, tỷ lệ an toàn vốn cao hơn mức yêu cầu tối thiểu theo hiệp định Basel II. Hiệp định Basel I là hiệp định Basel đầu tiên được ký kết vào năm 1988. Hiệp định Basel II, được công bố vào năm 2004. Và các yêu cầu về đòn bẩy Basel-III được đặt ra trong nhiều giai đoạn hơn, bắt đầu từ năm 2013.

6. Kết

Mặc dù tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn sẽ cho phép các ngân hàng cho vay nhiều hơn, với đòn bẩy cao hơn, nhưng nó cũng sẽ khiến các ngân hàng này gặp rủi ro cao hơn, và khách hàng của ngân hàng cũng gặp những rủi ro đáng lo ngại tương tự. 

Ngược lại, nếu tỷ lệ vốn tối thiểu này của một ngân hàng cao sẽ hạn chế khả năng cho vay của ngân hàng đó, tuy nhiên nó sẽ giúp các ngân hàng này đảm bảo được sức mạnh tài khóa. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là gì trong ngân hàng, cách tính toán, các thành phần trong công thức và quan trọng nhất là ý nghĩa của nó. Chúc bạn tìm được cho mình một ngân hàng có tỷ lệ vốn tốt, nhằm đảm bảo tài sản của bạn và bạn có có thể an tâm đầu tư các khoản tiền của mình.

Tổng hợp: toptradingforex.com

Video liên quan

Chủ Đề