Vị sao phải bảo tồn và phát triển nghề truyền thống ở Thái Nguyên

Biên phòng - Hiện nay, nhiều nghề, làng nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền. Vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề theo hướng  hài hòa giữa giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng với hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi phải có giải pháp toàn diện hơn.

Với việc nghiên cứu thiết kế nhiều mẫu mã mới, nghề dệt thổ cẩm của người Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An đã được khôi phục và phát triển. Ảnh: Bích Nguyên

Khôi phục được nhiều nghề truyền thống

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện cả nước có 165 nghề truyền thống; 1.951 làng nghề đã được công nhận. Trong cơ cấu các làng nghề được công nhận, các làng nghề sản xuất đồ mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ, điều khắc có số lượng nhiều nhất với 935 làng nghề [chiếm 47,9%].

Nói đến làng nghề truyền thống không thể không nhắc tới thực thể cấu thành, giữ gìn và phát triển các làng nghề là các nghệ nhân và thợ làm nghề. Đến năm 2020, cả nước có 672 nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú và 652 thợ giỏi làng nghề được phong tặng.

Việc công nhận nghề, làng nghề truyền thống đã góp phần khôi phục và phát triển được nhiều nghề truyền thống như: Thêu, ren, dệt lụa, gốm sứ, sơn mài, khảm trai, mây tre đan lá, điêu khắc. Đồng thời, phát triển nhanh các nghề mới gắn với quá trình công nghiệp hóa như bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm, gây trồng sinh vật cảnh. Các làng nghề ngoài việc tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, còn giữ vai trò quan trọng trong bảo tồn, gìn giữ không gian, cảnh quan làng nghề, nét đẹp văn hóa truyền thống và có tiềm năng lớn phát triển du lịch, dịch vụ.

Tuy nhiên, thực trạng bảo tồn làng nghề còn gặp nhiều thách thức cần có biện pháp căn cơ để giải quyết. Đó là, mục tiêu quan trọng nhất trong bảo tồn và phát triển làng nghề là phải đảm bảo yếu tố phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. Thế nhưng, đây cũng là điểm nghẽn khó giải quyết nhất. Thực tế hiện nay, các làng nghề đều sử dụng thiết bị công nghệ lạc hậu và sản xuất gây ô nhiễm môi trường, thậm chí ở mức độ trầm trọng. Trong khi đó, hệ thống các ngành sản xuất hỗ trợ, như khai thác và xử lý nguyên vật liệu phục vụ cho các loại ngành nghề còn yếu, chưa đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển. Mặt khác, các làng nghề còn rất thiếu lao động có tay nghề giỏi và không am hiểu về xu hướng thị trường, thiếu ý tưởng thiết kế sáng tạo và phát triển sản phẩm mới, nhất là khu vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống mà đây lại là yếu tố quyết định để làng nghề “sống” được và phát triển.

Phát triển theo các hướng tiếp cận khác nhau

Nhiều địa phương đã ban hành chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống, trong đó, tập trung hỗ trợ rà soát, lập danh mục nghề, làng nghề cần bảo tồn lâu dài, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề gắn với phát triển văn hóa, du lịch; bảo tồn sản phẩm nghề, bảo tồn quan hệ xã hội làng nghề, không gian làm nghề truyền thống và các giá trị di sản văn hóa nghề như nhà thờ tổ nghề...

Một số địa phương đã xây dựng mô hình trung tâm giới thiệu nghề truyền thống như tranh thêu XQ [Đà Lạt]. Doanh nghiệp kết hợp việc lập bảo tàng để thu hút khách du lịch với quảng bá sản phẩm, đồng thời cho ra sản phẩm mới, đẹp nên đã khẳng định được thương hiệu. Mô hình làng lụa Hội An [Quảng Nam] tái hiện được công việc ươm tơ, dệt lụa, mang tính trình diễn giới thiệu cho du khách xem quá trình tạo ra sản phẩm.

Trong khi đó, trước nguy cơ mai một nghề mây tre đan, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập Hợp tác xã mây tre đan Bao La vào tháng 5-2007. Nắm bắt xu thế tiêu dùng, hợp tác xã chuyển sang sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây tre với 40-50 mẫu sản phẩm mới mỗi năm phục vụ trang trí nhà hàng, khách sạn và hàng lưu niệm. Hợp tác xã mây tre đan Bao La đã và đang là hạt nhân trong nỗ lực khôi phục và phát triển nghề thủ công có vai trò kinh tế quan trọng và giá trị tinh thần lớn với người dân ở địa phương này.

Cách làm ở các mô hình trên góp phần bảo tồn và phát triển nghề truyền thống. Tuy nhiên, so với quy mô các làng nghề thì hoạt động này còn nhỏ, chỉ tác động trong một làng nghề hoặc một khu vực. Với không gian trưng bày tranh thêu XQ tuy thúc đẩy nghề thêu truyền thống phát triển nhưng chưa tác động được đến các làng nghề thêu khác. Do đó, bà Vũ Thị Tuệ, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thêu ren Mặt trời xanh cho rằng, nên thành lập Trung tâm bảo tồn và phát triển nghề kim chỉ và giao lưu văn hóa làng nghề Việt Nam theo mô hình xã hội hóa, tự vận hành và hạch toán, nhà nước chỉ hỗ trợ về cơ chế và chính sách. Trung tâm sẽ có vai trò lưu giữ các giá trị về công nghệ, sản phẩm tinh hoa của nghề; đào tạo nguồn nhân lực, thiết kế các sản phẩm mới để tạo ra được các sản phẩm vừa kế thừa truyền thống, vừa thích hợp với cuộc sống đương đại. Trung tâm cũng là nơi giao lưu văn hóa giữa các làng nghề, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, tôn vinh người làm nghề thủ công, phát triển du lịch, dịch vụ.

Trong quá trình bảo tồn và phát triển làng nghề, một số nghề mới như làm tiểu cảnh phát triển rất nhanh. Ảnh: Bích Nguyên

Cùng quan điểm, bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội cho rằng, các làng nghề cần liên kết xây dựng một ngôi nhà chung trong cả nước cho từng ngành hàng để giúp đỡ lẫn nhau.

Ông Tôn Gia Hóa, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho biết, Hiệp hội đề xuất xây dựng “Luật về làng nghề” đảm bảo hiệu lực cho những hoạt động bảo tồn và phát triển làng nghề một cách bền vững trong tương lai. Bên cạnh đó, nên tổ chức các hội thi sản phẩm làng nghề cấp quốc gia để kích thích sự sáng tạo, quảng bá sản phẩm làng nghề.

Nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới với hàng loạt các hiệp định thương mại đã có hiệu lực. Đây là cơ hội vàng mở ra cho ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu mạnh mẽ ra thị trường nước ngoài. Để tận dụng tốt cơ hội này, bên cạnh các yếu tố tự thân của làng nghề, Nhà nước cần có chiến lược thúc đẩy phát triển nghề, làng nghề truyền thống thông qua chính sách ưu đãi, hỗ trợ vốn đầu tư; mở rộng mặt bằng sản xuất; quy hoạch vùng nguyên liệu cho các ngành hàng thủ công mỹ nghệ; đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh xúc tiến thương mại.

Thu Hằng

Tiềm năng phát triển làng nghề ở Thái Nguyên

[ĐCSVN] – Là một tỉnh trung tâm của trung du và miền núi Bắc Bộ, nơi hiện có 220 làng nghề được cấp bằng công nhận làng nghề của tỉnh trong đó có 198 làng nghề chế biến chè, 10 làng nghề chế biến thực phẩm, 5 làng nghề mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng, 4 làng nghề mây tre đan, 4 làng nghề dệt mành cọ…

Thái Nguyên có thế mạnh về chè và gắn phát triển du lịch với sản phẩm này trong thời gian qua khá hiệu quả [Ảnh: Nguyễn San]

Các làng nghề nói trên đã giải quyết việc làm cho trên 21.000 lao động bình quân thu nhập từ 2 triệu đến 5 triệu đồng/lao động/tháng góp phần xây dựng nông thôn mới. Thái Nguyên cũng đã xét công nhận 89 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trong đó có 17 sản phẩm làng nghề; Việc phát triển làng nghề đã mở ra khả năng to lớn cho phát triển du lịch cộng đồng.

Theo ông Bùi Quang Huân, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên, ngoài những chính sách của Trung ương, tỉnh đã đề ra nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề, đã tạo ra chuyển biến rõ rệt. Đặc biệt, Thái Nguyên là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng được nhiều người biết đến như hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, thác khuôn Tát… Đó là gần 800 di tích lịch sử trong đó có khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia cấp đặc biệt an toàn khu [ATK] Định Hóa, đó là khu di tích khảo cổ học Thần Sa nơi phát hiện di tích người tiền sử có niên đại cách đây 23.000 năm. Đó là 80 lễ hội truyền thống hàng năm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân.

Cũng theo ông Bùi Quang Huân, Thái Nguyên còn tự hào là vùng đất “đệ nhất danh trà”; sản phẩm trà Thái Nguyên đã đạt kỷ lục Quốc tế “Top các đặc sản có giá trị tại Châu Á”. Thương hiệu chè Thái Nguyên đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại thị trường Trung Quốc, Tai wan, và Mỹ. Nhắc đến trà Việt người ta nghĩ ngay đến chè Thái Nguyên với vị thơm ngon đặc trưng riêng biệt. Ngoài việc đem lại giá trị kinh tế to lớn còn mang đậm nét văn hóa truyền thống và tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng; Có nhiều vùng chè đặc sản nổi tiếng như Tân Cương, Phúc Trìu, Trại Cài, Sông Cầu, Vô Tranh, Khe Cốc, La Bằng, Phúc Thuận…; Trong đó có 2 sản phẩm chè được lựa chọn làm quà tặng APEC 2017.

Thưởng trà đã trở thành thói quen, nhu cầu tất yếu của cuộc sống hàng ngày được sử dụng như một phương tiện giao tiếp thay lời tri ân, đến bạn bè, người thân, đối tác, mang đậm nét văn hóa giao tiếp của người Việt; Uống Trà là một thú vui tao nhã, pha trà là cả một nghệ thuật, còn mời trà cũng là một nét văn hóa thể hiện sự ân cần trân trọng của người mời và khách; Các chân trà nhân Thái Nguyên rất chú trọng đến nghệ thuật thưởng trà với nhiều loại trà cụ cần thiết, với cách pha trà đặc biệt mang đậm nét văn hóa độc đáo truyền thống của dân tộc, thể hiện qua 4 bước [Ngọc diệp hồi cung, Cao sơn trường thủy, Hạ sơn nhập thủy, Tam long giá ngọc]. Văn hóa trà chính là cái bình dị chất phác cốt ở chất trà và tình người trong nghệ thuật giao tiếp yêu thương, đó cũng chính là thế mạnh cần phát huy của du lịch văn hóa vùng trà;

Thực tế, sau thành công của các Festival trà Thái Nguyên 2011,2013, 2015, 2017 để tạo điều kiện phát triển du lịch cộng đồng làng nghề, tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các địa phương: chỉnh trang chăm cóc vườn chè theo tiêu chuẩn Viêt Gap, UTZ, Biocert, chè hữu cơ, cải tạo nâng cấp các tuyến đường dẫn vào vùng chè, tổ chức các lớp tập huấn du lịch cộng đồng, tập hát các làn điệu hát dân ca, dân vũ, đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa và lợi ích từ việc du lịch làng nghề mang lại, những hoạt động trên được người dân làng nghề chè nhiệt tình hưởng ứng và thực hiện.

Thành phố Thái Nguyên hiện đã có “kế hoạch xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng tại vùng chè đặc sản Tân Cương” kế hoạch được triển khai từ cuối 2012 tại 4 xã là Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Quyết Thắng lấy trọng tâm là các xóm Hồng Thái 2, Khuôn 1, Khuôn 2, Gò Móc, với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch gắn với hộ gia đình [Home stay],du lịch văn hóa, du lịch làng nghề. Các làng nghề chè vùng Tân Cương đã được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, du lịch, xây dựng không gian văn hóa trà. Thành phố đã chỉ đạo thực hiên 5 nội dung chủ yếu như: xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch làng nghề, đào tạo tập huấn nguồn nhân lực du lịch, bảo đảm về vệ sinh môi trường du lịch, quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch làng nghề, nâng cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách. Đáng chú ý, đã triển khai kế hoạch để các hộ dân được đào tạo vể ngoại ngữ, tập huấn kỹ năng marketing du lịch cộng đồng, kỹ năng áp dụng dịch vụ lưu trú tại gia như cách đón tiếp, sắp xếp chỗ ở, lên thực đơn, chế biến bữa ăn, cách hướng dẫn khách 3 cùng “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” du khách tự hái chè, sao chè, lấy hương và thưởng thức sản phẩm do chính tay mình làm ra

Có thể thấy, du lịch làng nghề kết hợp với các tuyến du lịch sinh thái về nguồn với Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam và không gian văn hóa chè Tân Cương như: thăm làng nghề chè Tân Cương; Hồ Núi Cốc, không gian văn hóa chè La Bằng, thăm làng nghề chè La Bằng, di tích đền Đuổm, làng văn hóa du lịch Bản Quyên, thăm mô hình chè Tân Hương, Minh Thu, Tuyết Hương; khu ATK Định Hóa; hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà…Riêng không gian văn hóa trà Tân Cương nơi tôn vinh những giá trị văn hóa trà được xây dựng từ năm 2011 trên diện tích 27.000 m2 tại xã Tân Cương, đó là công trình văn hóa có kiến trúc độc đáo giới thiệu văn hóa trà và sản phẩm chè. Mỗi năm, khu vực này đón hàng ngàn lượt du khách đến tham quan tìm hiểu về chè và văn hóa chè Thái Nguyên;

Tuy nhiên, hoạt động du lịch làng nghề còn là vấn đề mới mẻ đối với Thái Nguyên. Với tiềm năng to lớn về du lịch nói chung và du lịch làng nghề nói riêng, tin rằng: sản phẩm nghề truyền thống của các làng nghề sẽ trở thành sản phẩm văn hóa – du lịch đặc trưng của Thái Nguyên gần gũi thân thiện với thiên nhiên môi trường;

Lê Anh

TIN LIÊN QUAN

  • Chính sách văn hóa cho kỷ nguyên mới
  • Thúc đẩy hỗ trợ chuyển đổi số và tiếp cận tài chính cho DNNVV
  • Thái Bình: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát
  • Ukraine dự kiến ​​giao lô hàng ngũ cốc đầu tiên trong tuần này
  • Thương lắm…Trường Sơn ơi!
  • Xây dựng các mô hình hỗ trợ trường đại học Việt Nam phát triển
  • Phú Thọ: Ban Chỉ đạo PCTN, tiêu cực triển khai nhiệm vụ trọng tâm

Video liên quan

Chủ Đề