Vì sao quay phim bằng dslr

Máy ảnh DSLR hiện tại đều tích hợp khả năng quay video HD, tuy nhiên quay phim trên máy thay ống kính không giống như trên máy ảnh.

Chuẩn bị:
Thiết bị: Bất kỳ máy ảnh thay ống kính nào.
Mục tiêu: Nắm vững được các kỹ thuật quay video cơ bản bằng máy ảnh.
Thời gian: 20 phút.

Với lợi thế cảm biến lớn, tương thích nhiều ống kính, các máy ảnh quay phim nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các nhà làm phim cả nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, quay phim trên máy thay ống kính không hoàn toàn giống như chụp ảnh. Tất nhiên, nếu ngại mày mò, giống như chụp ảnh, bạn chỉ việc bật máy về chế độ tự động hoàn toàn, máy sẽ tự động tính toán toàn bộ thông số, còn bạn chỉ việc quay. Nhưng nếu chịu khó khai thác các chức năng trong menu, chắc chắn bạn sẽ có cơ hội quay được nhiều thước phim thú vị.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ có thể giúp người dùng quay video hiệu quả hơn với máy ảnh thay ống kính của mình.

Cài đặt máy ảnh.


Chế độ quay video trên máy ảnh. Ảnh: Cnet.

Hầu hết máy ảnh thay ống kính ngày nay đều được trang bị nút quay video độc lập, vì thế, người dùng có thể bấm là quay phim được ngay mà không cần quan tâm đến máy ảnh đang để ở chế độ nào. Nếu truy cập vào menu, bạn có thể tinh chỉnh một vài thông số như độ phân giải video, chất lượng hình ảnh… Nhưng cũng cần lưu ý rằng càng để chất lượng phim càng cao, bạn sẽ càng tốn không gian thẻ nhớ.

Những định dạng video thông dụng.


Chỉnh máy về định dạng video mong muốn. Ảnh: Cnet.

Full-HD: 1.920 x 1.080 điểm ảnh [1080p]; 1.920 x 1.080 [1080i].

HD: 1.280 x 720 điểm ảnh [720p]; 1.280 x 720 [720i].

WVGA: 854 x 480 điểm ảnh.

VGA: 640 x 480 điểm ảnh.

Hầu hết máy ảnh đều quay phim ở chế độ 30 khung hình/giây. Một số máy cao cấp hơn có thêm các tùy chọn tốc độ khác nhau, chẳng hạn 24 khung hình/giây hay 25 khung hình/giây mà theo các nhà sản xuất, tốc độ này sẽ tạo hiệu ứng giống với phim điện ảnh [phim nhựa] hơn.

Vận dụng các kiến thức nhiếp ảnh.

Nếu như trong nhiếp ảnh, bạn đã được làm quen với cách chỉnh tốc độ cửa trập và độ mở thì với video, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các kỹ thuật đã học này. Chẳng hạn, bạn cũng có thể mở độ mở lớn nhất [số f bé nhất] để thu hẹp độ sâu trường ảnh. Nên nhớ với các máy du lịch thì việc này là không thể do máy có cảm biến nhỏ và ống kính của các máy du lịch cũng không được tối ưu hóa cho quay phim.

Một kiến thức nhiếp ảnh khác cũng có thể được áp dụng là thay đổi tốc độ cửa trập để tạo các hiệu ứng khác nhau. Về cơ bản, khi chụp các đối tượng như đèn huỳnh quang hay màn hình LCD, bạn sẽ thấy có hiện tượng các vạch ngang sẽ chạy liên tục trên màn hình. Vấn đề này là do tốc độ cửa trập của bạn lớn hơn so với tốc độ làm tươi của màn hình. Để khắc phục hiện tượng này, hãy chuyển tốc độ cửa trập về 1/60 hoặc ít hơn.

Ngoài ra, một số nguyên tắc khác như nguyên tắc một phần ba cũng có thể áp dụng cho video để tạo độ hấp dẫn cho mỗi cảnh phim.

Lấy nét.


Cơ chế tự động lấy nét khi quay video. Ảnh: Cnet.

Một trong những điểm hơi bất tiện của máy ảnh thay ống kính lại chính là cơ chế tự động lấy nét. Hầu hết máy ảnh thay ống kính đều hỗ trợ khả năng tự động căn nét khi quay video. Tuy nhiên, chính chế độ lấy nét tự động này đôi khi lại gây phiền phức bởi tốc độ chậm và thiếu chính xác. Thêm vào đó, tiếng của motor điều khiển nét có thể cũng bị thu âm trong quá trình quay phim khiến cho đoạn phim có nhiều những tạp âm không mong muốn. Vì thế, hầu như người dùng đều chọn cách lấy nét tay, vừa nhanh hơn vừa có thể chủ động trong việc lấy nét vào đâu trong khung cảnh.

Âm thanh.

Các máy ảnh thay ống kính mà có chức năng quay phim thường cũng hỗ trợ luôn cả thu âm, ít nhất cũng là đơn kênh, còn thì thường là stereo. Nếu bạn là người thích chất lượng, kể cả phải quay phim với máy ảnh, hãy chọn những máy ảnh có cổng nối với microphone ngoài để có chất âm chuẩn hơn.

Biên tập và chia sẻ.

Thông thường, khâu biên tập video được thực hiện trên máy tính với các phần mềm chuyên dụng. Nếu không quá cầu kỳ, người dùng cũng có thể sử dụng ngay những phần mềm có sẵn trên máy tính như Windows Movie Maker [trên máy chạy Windows] hay iMovie [trên máy Mac]. Còn nếu muốn can thiệp sâu hơn vào quá trình chỉnh sửa, biên tập, các phần mềm chuyên dụng như Final Cut Pro [của Apple] hay Premiere [của Adobe] mới có thể đáp ứng được, nhưng giá bản quyền của các phần mềm này lại không hề rẻ.

Dù là phần mềm đơn giản hay chuyên dụng, bạn cũng có thể thực hiện một số thao tác như thay đổi trình tự các đoạn phim, cắt bỏ những phần thừa để sắp xếp thành một câu chuyện có ý nghĩa. Có thể thêm phụ đề, đặt tiêu đề hay thực hiện các hiệu ứng chuyển cảnh giữa các đoạn phim.

Sau khi biên tập, bạn có thể tải lên các trang chia sẻ video thông dụng cho bạn bè. Các trang này hiện còn hỗ trợ xem độ phân giải cao, vì thế vấn đề chất lượng cũng không còn là điều đáng lo lắng nữa, chỉ phụ thuộc vào nguồn video tải lên mà thôi.

Theo tinnhiepanh

Bạn có thể nhận thấy ngày càng có nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng máy ảnh DSLR quay video. Video có thể là một “thế giới mới lạ” và bạn có thể bỏ qua một số cơ hội tốt. Hầu hết các máy ảnh DSLR hiện đại có đủ chức năng, bạn có thể sử dụng chúng để tạo ra các sản phẩm thương mại như thuyết trình bán hàng, làm video quảng cáo trên YouTube, Intargram… vì vậy đó là cơ hội tuyệt vời để mở rộng dịch vụ của bạn.

=> Lưu ý: Bài viết kèm link giới thiệu nơi bán sản phẩm, hiện bên mình chưa bán những sản phẩm này, mong các bạn ủng hộ.

Sử dụng máy ảnh DSLR quay video có thể phức tạp hơn chụp ảnh tĩnh, nhưng bạn có thể đạt được những kết quả sáng tạo bằng cách làm theo một vài hướng dẫn đơn giản dưới đây. Bạn có thể thêm nhiều thiết bị liên quan đến video hơn theo thời gian, bạn có thể thực hiện một số khoản đầu tư ban đầu khá khiêm tốn và sản xuất những video mà không phải đầu tư quá nhiều kinh phí.

1] Máy ảnh DSLR của bạn có thích hợp cho việc quay video không?

  • Đây là câu hỏi đầu tiên bạn cần phải tự hỏi mình trước khi thực hiện bất kỳ video nào.
  • Sử dụng máy ảnh DSLR quay video khác với máy quay video chuyên nghiệp là khả năng lấy nét tự động. Hầu hết các DSLR quay video lấy nét tự động rất chậm, hơi chật và gây ồn. Cho nên bạn cần lấy nét bằng tay cho quay video.
  • Tiếng ồn từ động cơ lấy nét trong thân máy hoặc ống kính của bạn sẽ truyền tải ngay lên cảnh quay của bạn… và nó có thể là một nỗi đau để lọc ra âm thanh.
  • Ống kính sử dụng trên máy DSLR rất cồng kềnh khi sử dụng trong nhiều cảnh quay.
  • DSLR không phù hợp ghi các video dài, vì chúng bị giới hạn dưới 30 phút trong thời gian ghi clip đơn lẻ.
  • Lợi thế sử dụng máy ảnh DSLR quay video là thay đổi được ống kính, chất lượng video khá tốt. Gọn nhẹ và cơ động.

2] Chọn kích thước khung hình và tốc độ khung hình

  • Máy ảnh DSLR của bạn sẽ có nhiều kích thước khung hình và tỷ lệ khung hình từ đó để lựa chọn. Phần lớn khách hàng tôi thích kích thước 1920 x 1080 ở 24 hoặc 30 khung hình/giây.  Độ phân giải này có mức độ chi tiết cao thích hợp hiển thị trên màn hình lớn hoặc được chiếu tại các cuộc họp và hội nghị
  • Tôi muốn đề xuất tốc độ 30 khung hình/giây vì nó sẽ giúp quay cảnh chuyển động mượt mà hơn ở tốc độ 24 khung hình/giây.
  • Nếu máy ảnh DSLR của bạn có thể ghi hình 1920 x 1080 ở tốc độ 60 khung hình/giây thì càng tốt… Bạn có thể làm hiệu ứng slow motion mượt mà với khung hình cao.
  • Video 4K đang nhanh chóng trở nên thịnh hành hơn và đây xem như là một tính năng tiềm năng với các dịch vụ quay video trong tương lai gần.

3]  Tốc độ màn trập và tốc độ khung hình phù hợp

  • Để có được cảnh quay video mượt mà khi xem bất kỳ chuyển động “tự nhiên” nào bạn cần phải  có tốc độ màn trập và tốc độ khung hình một cách hợp lý.
  • Có nghĩa là sử dụng tốc độ màn trập 1/50 nếu quay ở 24-30 khung hình/giây, hoặc 1/125 khi quay ở 60 khung hình/giây. Bạn cũng có thể sử dụng cài đặt màn trập để đạt được hiệu ứng sáng tạo khác nhau.
  • Ví dụ: Quay ở tốc độ màn trập chậm hơn sẽ làm mờ cảnh và có thể làm cho hình ảnh trông thanh mảnh hơn hoặc “mơ màng”. Trong khi sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn có thể làm cho nó trở nên sắc nét hơn.
  • Panning hoặc di chuyển máy ảnh khi sử dụng tốc độ màn trập chậm / nhanh hơn sẽ có xu hướng khuếch đại hiệu ứng.
  • Đối với phần lớn các video khách hàng của chúng tôi sử dụng một tốc độ màn trập / tốc độ khung hình tiêu chuẩn như trên.

4] Cài đặt thông thường cho quay video

  • Không giống như chụp ảnh tĩnh, khi sử dụng máy ảnh DSLR quay video không có khả năng ghi video dạng RAW. Sẽ khó khăn hơn trong việc điều chỉnh cảnh quay video so với ảnh tĩnh vì có ít thông tin kỹ thuật số hơn so với khi bạn sử dụng tệp RAW.
  • Để cho ra video chất lượng tốt hơn nên cài đặt picture style là “Neutral” , giảm Sharpen và Contrast mức thấp nhất, theo kinh nghiệm của tôi giảm Saturation một chút để xử lý màu cho video dễ dàng hơn.
  • Các cài đặt này giúp bạn xử lý hậu kỳ dễ dàng hơn. Giảm Sharpen làm cho video trông mịn màng giảm hiệu ứng moiré ngoài ra bạn có thể tăng Sharpen dễ hơn trong phần mềm xử lý video, giảm Contrast mục đích giữ lại chi tiết vùng tối.
  • Bạn nên cài máy ở chế độ thủ công [M mode], tránh chế độ tự động. Nguy cơ lớn nhất khi sử dụng cài đặt tự động trên DSLR cho video là độ phơi sáng trong cảnh của bạn có thể thay đổi một phần qua clip nếu có một số thay đổi nhẹ về ánh sáng….

5] Video bị Moiré và làm thế nào để đối phó với nó

  • Moiré là hiệu ứng không mong muốn có thể xuất hiện trong ảnh và video của bạn khi bạn chụp hình có họa tiết cao.
  • Đây không phải là vấn đề lớn khi sử dụng máy ảnh DSLR quay video, vì máy ảnh DSLR tại thời điểm này có một bộ lọc quang thấp [OLPF] được thiết kế để giúp loại bỏ vấn đề này.
  • Một số máy ảnh DSLR Nikon mới, mật độ pixel cao loại bỏ OLPF để đạt được độ sắc nét cao hơn… và thậm chí với những máy ảnh này moiré không phải là một vấn đề nghiêm trọng.
  • Moiré rất có thể xảy ra khi bạn chụp những vật có kiểu dáng cao như tường gạch, rây bằng kim loại, hàng rào, ghế bọc vải,… Nó cũng có khuynh hướng hiển thị nhiều hơn khi chụp bằng ống kính góc rộng.
  • Nếu bạn tìm thấy moiré trong cảnh quay của mình, bạn không thể chỉnh sửa nó trong quá trình hậu kỳ, điều tốt nhất cần làm là điều chỉnh lại khung cảnh của bạn bằng cách di chuyển góc độ máy ảnh của bạn một chút. Đôi khi di chuyển gần hơn hoặc xa hơn đối tượng sẽ loại bỏ moiré.
  • Nếu moiré có mặt trong cảnh nền của bạn, bạn cũng có thể thay đổi khẩu độ lớn hơn [F-stop nhỏ] có tác dụng làm mờ nền giúp tránh moiré.
  • Ngoài ra trong phần cài đặt sử dụng máy ảnh DSLR quay video phía trên tôi đã trình bày, giảm Sharpen xuống thấp nhất cũng làm giảm moiré.

6] Rolling Shutter và “hiệu ứng Jello”

  • Cảm biến có thể đi kèm với global shutter [máy quay video chuyên nghiệp] hoặc rolling shutter [ máy ảnh DSLR] tùy thuộc vào máy ảnh.
  • Global shutter cho thấy toàn bộ khung cảnh cùng một lúc, trong khi rolling shutter thấy cảnh tại các điểm hơi khác nhau trong thời gian.
  • Nhược điểm khi sử dụng máy ảnh DSLR quay video là thời gian trễ với rolling shutter, có thể làm cho các đối tượng lúng túng trong cảnh quay, đôi khi một vật thể thẳng đứng có thể trông giống như nó đang nghiêng.
  • Để chống lại hiệu ứng “jello efect” khi quay bằng máy DSLR, bạn cần làm chậm tốc độ pan[lia máy] lại.
  • Nếu không thể xử lý hiện tại, bạn có thể chỉnh sửa cảnh quay trong quá trình hậu kỳ tùy thuộc vào phần mềm.

7] Lấy nét bằng tay và sử dụng follow-focus

  • Một trong những điều bạn muốn trong các đoạn video là nhất quán, nếu bạn sử dụng lấy nét tự động, máy ảnh của bạn có thể lấy nét không đúng đối tượng và luôn thay đổi điểm nét mà bạn không mong muốn.
  • Tôi khuyên bạn khi sử dụng máy ảnh DSLR quay video nên lấy nét bằng tay. Sử dụng các phụ kiện hỗ trợ lấy nét tay nhanh như follow-focus giúp bạn rất nhiều.
  • Phụ kiện này giúp loại bỏ khả năng rung máy vì bạn sẽ không còn phải trực tiếp chạm vào vòng lấy nét trên ống kính của bạn bằng ngón tay.

8] Sử dụng ống kính zoom

  • Ống kính zoom rất hữu ích khi quay video bằng DSLR. Bạn có có thể phóng to thu nhỏ cảnh, sáng tạo trong góc quay. Đặc rất hữu dụng khi kết hợp với phụ kiện follow-focus như ở trên.
  • Điều quan trọng cần nhớ là khi bạn sử dụng một ống kính zoom khẩu độ biến thiên với video[ ống kính 2 khẩu như Canon 28-135mm F/3.5-5.6 ], độ phơi sáng có thể thay đổi trong một đoạn phim khi zoom.
  • Luôn đảm bảo rằng bạn đang quay video ở một khẩu độ sẽ bao phủ được điểm cuối của dải zoom để tránh bất kỳ thay đổi khẩu độ nào trong cảnh.
  • Tôi thấy rằng Canon 16-35 f/4 IS của tôi và 70-200 f/4 IS là ống kính không đổi khẩu độ khi zoom. IS trên cả hai ống kính này cũng rất hữu ích cho công việc khử rung khi quay video.

9] Cân nhắc ISO và ánh sáng

  • Noise là một yếu tố khi sử dụng máy ảnh DSLR quay video cũng giống như với chụp ảnh tĩnh, bất cứ khi nào bạn nên đặt ở mức ISO thấp nhất có thể.
  • Vì hầu hết thời gian bạn hợp tốc độ màn trập với tốc độ khung hình của mình, bạn sẽ bị giới hạn trong cách bạn thực hiện việc phơi sáng đúng trong đoạn video của mình.
  • Về khía cạnh này, việc phơi sáng đúng trong video khó hơn nhiều so với chụp ảnh tĩnh. Khi quay video, cần mang thêm ánh sáng xách tay như đèn led để đảm bảo đủ sáng cho cảnh quay.
  • Quay phim ngoài trời trong ánh sáng gắt cũng có thể là một thách thức vì bạn vẫn muốn kết hợp tốc độ màn trập với tỷ lệ khung hình cho phù hợp. Bạn thường sẽ thấy rằng ngay cả ở cài đặt ISO thấp nhất ở 1/60 cũng sẽ làm cho cảnh của bạn trở nên quá sáng.
  • Nếu bạn định quay ngoài trời, chắc chắn bạn sẽ cần một bộ lọc ND để giảm ánh sáng đi vào ống kính để phù hợp tốc độ màn trập / tỷ lệ khung hình.
  • Noise trong video rõ ràng nhất ở các vùng tối, chúng xuất hiện các chấm đỏ trên video. Ở một mức độ nhất định, noise có thể được khắc phục trong quá trình xử lý sau, nhưng tốt nhất nên hạn chế càng nhiều càng tốt.
  • Đối với video tốt nhất ở ISO 800 hoặc thấp hơn. Các sử dụng các máy ảnh DSLR quay video cao cấp như canon 5D IV cung cấp dải ISO rộng và khử noise tốt hơn. Hiếm khi tôi sử dụng ISO quá 1600.

  • Nếu bạn đang có kế hoạch quay video trong nhà, bạn sẽ cần phải thuê, hoặc đầu tư vào một số bộ ánh sáng phù hợp.
  • Tôi thích sử dụng bóng đèn huỳnh quang compact cân bằng ánh sáng ban ngày vì chúng ít tốn điện hơn, không nóng và phân tán ánh sáng hơn. Tốt nhất nên sử dụng nhiều bóng đèn kết hợp, cho phép cường độ ánh sáng chính xác hơn hoặc tắt từng bóng khi cần thiết.
  • Bộ đèn quay pphim chính của tôi có 9 bóng đèn huỳnh quang compact 27 watt, cho phép tôi quay ở mức ISO 800 hoặc thấp hơn.

Tôi là Thảo Xù, là người xây dựng website xuconcept.com, là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và là nhà thiết kế đồ họa.

Video liên quan

Chủ Đề