Vì sao test nhanh dương tính nhưng pcr lại âm tính

- Lý giải từ chuyên gia về tình trạng kết quả xét nghiệm COVID-19 “lúc âm, lúc dương” được nhiều người quan tâm.

Chia sẻ cùng phóng viênBáo Sức khỏe & Đời sống, chị N.T.V.A [ở Phú Nhuận, TP.HCM] là trường hợpF0đã được cách ly, điều trị tại nhà cho biết: Trong thời gian điều trị COVID-19 tại nhà chị thường xuyên tự thực hiện test nhanh, có trường hợp buổi sáng cho kết quả âm tính nhưng buổi chiều khi test lại thì lại cho kết quả dương tính. Hoặc kết quảtest nhanhâm nhưng PCR lại dương.

Giải đáp cho trường hợp chị V.A cũng như nhiều trường hợp thắc mắc khác về những nguyên nhân khiến kết quảxét nghiệm nhanh kháng nguyêntrên cùng một người "lúc âm, lúc dương",TS. BS Lê Nguyễn Thanh Nhàn - Bệnh viện Nhi đồng 1đã chia sẻ, một người thực hiện xét nghiệm hai lần ở hai thời điểm khác nhau cho kết quả không đồng nhất có thể do ảnh hưởng một hay nhiều yếu tố.

Các yếu tố này bao gồm: vị trí lấy mẫu, điều kiện bảo quản mẫu bệnh phẩm, thời gian từ lúc bệnh khởi phát đến khi lấy mẫu, người bệnh có triệu chứng hay không triệu chứng và nồng độ virus trong mẫu bệnh phẩm ảnh hưởng đến độ nhạy [khả năng cho kết quả dương tính trong số những người mắc bệnh] của xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19.

Cách đọc kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19.

Đơn cử đối với yếu tố vị trí lấy mẫu, khi đưa que lấu mẫu vô trùng vào thẳng phía sau một bên mũi [không hướng lên trên], dọc theo sàn mũi tới khoang mũi hầu sẽ có khả năng phát hiện tác nhân gây bệnh cao hơn các vị trí khác.

Yếu tố thời gian từ lúc khởi phát đến khi lấy mẫu có ảnh hưởng lớn đến kết quả xét nghiệm. Theo kết quả nghiên cứu, thời gian này dưới hoặc bằng 7 ngày thì độ nhạy là 86,2% [81,8-89,7] trong khi trên 7 ngày là 70,8% [60,7-79,2]. Ngoài ra, nếu vào thời điểm lấy mẫu người bệnh có triệu chứng thì khả năng test dương tính cũng cao hơn so với không triệu chứng [80,1% vs 54,8%].

Nồng độ virus trong bệnh phẩm cũng là yếu tố quyết định khả năngdương tínhcủa xét nghiệm. Cụ thể nếu CT ≤ 25 thì độ nhạy là 96,4% [94,3-97,7] trong khi CT ≤ 30 độ nhạy là 89,5% [85,3-92,5]. Tuy nhiên, nếu CT>30 thì độ nhạy giảm còn 18,7% [12,9-26,3].

Ngoài các yếu tố trên, nếu khoảng cách giữa hai lần lấy mẫu gần nhau và cùng lấy một vị trí [một bên mũi] thì khả năng xét nghiệm dương tính cũng giảm do lượng mẫu bệnh phẩm lần 2 đã giảm.

Thao tác lấy mẫu là một trong những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Liên quan vấn đề kết quả xét nghiệm "lúc dương, lúc âm", BS. Trương Hữu Khanh cũng từng chia sẻ: "Có nhiều trường hợp test nhanh thì dương nhưng mua loại test khác lại thấy âm, xét nghiệm PCR cũng cho kết quả âm tính. Khi đó việc khẳng định test đầu tiên cho kết quả sai là không chính xác vì đầu tăm bông lấy mẫu lần sau không có virus chứ không chắc lần 1 sai. Ngay cả xét nghiệm PCR cũng có khi nơi này dương, nơi khác âm [nhất là dương với CT cao] vì đầu tăm bông của que quẹt lấy 2 lần khác nhau".

Trong làn sóng dịchCOVID-19, xét nghiệm nhanh kháng nguyên hay xét nghiệm RT-PCR đã không còn là vấn đề xa lạ với nhiều người, nhiều địa phương đã triển khai hướng dẫn người dân tự thực hiện xét nghiệm test nhanh tại nhà, nhiều trường hợp người dân tự đến các đơn vị cung cấp dịch vụ xét nghiệm để tự thực hiện xét nghiệm… Có nhiều nguyên nhân có thể khiến kết quả xét nghiệm COVID-19 "lúc âm, lúc dương" điều này có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực nhất là tâm lý hoang mang ở người bệnh.

Các chuyên gia khuyến cáo, dù kết quả xét nghiệm là âm hay dương cũng cần lắng nghe cơ thể, lắng nghe sức khỏe của bản thân, cầntiêm vaccine phòng COVID-19, tuân thủ thực hiện 5K kể cả kết quả xét nghiệm âm tính hay dương tính để bảo vệ những người xung quanh./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Sáng test nhanh âm, chiều test PCR dương, vì sao?

Tại sao lại có dương tính giả trong xét nghiệm COVID -19?

[ĐCSVN] - Bạn Hoàng Anh hỏi: Vừa qua tôi đã bị cách ly tại nhà do tiếp xúc với F0. Trong thời gian cách ly tôi tường xuyên tự thực hiện test nhanh. Tuy nhiên kết quả sau mỗi lần test thường không đồng nhất. Có thể buổi sáng cho kết quả âm tính nhưng đến chiều lại cho kết quả dương tính. Hoặc test nhanh âm tính nhưng kết quả PCR lại dương. Vậy tôi muốn biết nguyên nhân do đâu xảy ra hiện tượng như trên?.

Cách đọc kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19. Ảnh TL

Trả lời:

Để lý giải cho hiện tượng trên TS. BS Lê Thanh Hà - Bệnh viện Nhi đồng 1 đã chia sẻ, một người thực hiện xét nghiệm hai lần ở hai thời điểm khác nhau cho kết quả không đồng nhất có thể do ảnh hưởng một hay nhiều yếu tố.

Các yếu tố này bao gồm: vị trí lấy mẫu, điều kiện bảo quản mẫu bệnh phẩm, thời gian từ lúc bệnh khởi phát đến khi lấy mẫu, người bệnh có triệu chứng hay không triệu chứng và nồng độ virus trong mẫu bệnh phẩm ảnh hưởng đến độ nhạy [khả năng cho kết quả dương tính trong số những người mắc bệnh] của xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19.

Theo kết quả nghiên cứu, yếu tố thời gian từ lúc khởi phát đến khi lấy mẫu có ảnh hưởng lớn đến kết quả xét nghiệm. Thời gian này dưới hoặc bằng 7 ngày thì độ nhạy là 86,2% [81,8-89,7] trong khi trên 7 ngày là 70,8% [60,7-79,2]. Ngoài ra, nếu vào thời điểm lấy mẫu người bệnh có triệu chứng thì khả năng test dương tính cũng cao hơn so với không triệu chứng [80,1% vs 54,8%].

Ngoài ra, Nồng độ virus trong bệnh phẩm cũng là yếu tố quyết định khả năng dương tính của xét nghiệm. Cụ thể nếu CT ≤ 25 thì độ nhạy là 96,4% [94,3-97,7] trong khi CT ≤ 30 độ nhạy là 89,5% [85,3-92,5]. Tuy nhiên, nếu CT>30 thì độ nhạy giảm còn 18,7% [12,9-26,3].

Hay đơn cử đối với yếu tố vị trí lấy mẫu, khi đưa que lấy mẫu vô trùng vào thẳng phía sau một bên mũi [không hướng lên trên], dọc theo sàn mũi tới khoang mũi hầu sẽ có khả năng phát hiện tác nhân gây bệnh cao hơn các vị trí khác.

Hơn nữa, nếu khoảng cách giữa hai lần lấy mẫu gần nhau và cùng lấy một vị trí [một bên mũi] thì khả năng xét nghiệm dương tính cũng giảm do lượng mẫu bệnh phẩm lần 2 đã giảm.

Các yếu tố trên đều có thể là một trong những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến kết quả xét nghiệm COVID-19 "lúc âm, lúc dương" điều này có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực nhất là tâm lý hoang mang ở người bệnh.

"Có nhiều trường hợp test nhanh thì dương nhưng mua loại test khác lại thấy âm, xét nghiệm PCR cũng cho kết quả âm tính. Khi đó việc khẳng định test đầu tiên cho kết quả sai là không chính xác vì đầu tăm bông lấy mẫu lần sau không có virus chứ không chắc lần 1 sai. Ngay cả xét nghiệm PCR cũng có khi nơi này dương, nơi khác âm [nhất là dương với CT cao] vì đầu tăm bông của que quẹt lấy 2 lần khác nhau". BS. Trương Hữu Khanh cũng từng chia sẻ.

Do vậy, dù kết quả xét nghiệm thế nào thì cũng cần lắng nghe cơ thể, để ý đến sức khỏe của bản thân, nên tiêm phòng vaccine COVID-19 đầy đủ và thực hiện tốt 5K kể cả khi xét nghiệm cho kết quả âm hoặc dương tính. Đó là cách để bảo vệ chính bản thân và những người xung quanh./.

Ban Bạn đọc - Cộng tác viên

Vì sao dương tính COVID-19 kéo dài dù không còn triệu chứng?

[ĐCSVN] - Báo nhận được câu hỏi của nhiều bạn đọc thắc mắc về các trường hợp mắc COVID-19 trên 20 ngày dù không còn triệu chứng nhưng vẫn có kết quả test PCR dương tính COVID-19. Vậy việc dương tính kéo dài như trên có nguy hiểm không?

Nồng độ virusCOVID-19trong cơ thể không tăng cao thì cũng không đáng lo ngại. Nếu nồng độ tăng cao sẽ gây nguy hiểm đến cơ thể. [Ảnh: CTV]

Theo thông báo của WHO, hội chứng COVID-19kéo dài [hậu COVID-19] là tình trạng bệnh nhân mặc dù đã hồi phục khỏi COVID-19cấp tính nhưng các triệu chứng vẫn còn kéo dài trên 4 tuần kể từ lúc khởi phát nhiễm trùng. Các triệu chứng này có thể đã có từ đợt bệnh cấp hoặc xuất hiện sau khi hồi phục.

Theo các chuyên gia, mất hơn 10 ngày để cơ thể đào thải virus nên F0 vẫn có khả năng nhận kết quả xét nghiệm dương tính sau khi đã khỏi bệnh. Bệnh nhân có thể dương tính với virus trong nhiều tuần, thậm chí vài tháng [xét nghiệm PCR tìm kiếm các mảnh virus trong cơ thể] ngay cả khi khỏi bệnh, không còn triệu chứng. Bởi, xét nghiệm vẫn phát hiện các phần tử virus trong cơ thể, tuy nhiên, ít khả năng biết virus đang hoạt động hay người đó có thể lây nhiễm không.

TS.BS Hoàng Thanh Tuấn - Phó Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và tái tạo, Viện Bỏng quốc gia - cho biết: Trong quá trình tư vấn cho F0, bác sĩ khảo sát trên nhóm tư vấn ghi nhận có khoảng 20% bệnh nhân COVID-19 gặp tình trạng dương tính kéo dài đến 3 tuần. Tùy thuộc tình trạng lâm sàng, nhiều người triệu chứng nhẹ, không triệu chứng nhưng vẫn dương tính COVID-19 kéo dài.

Điều quan trọng không phải là tình trạng dương tính COVID-19 kéo dài bao lâu, mà là nồng độ virus trong cơ thể thế nào. Mặc dù dương tính COVID-19 nhưng nồng độ thấp, không tăng lên cao thì cũng không đáng lo ngại. Nếu nồng độ nhiều, tốc độ nhân lên tăng cao sẽ gây nguy hiểm đến cơ thể.

Một số trường hợp cần chú ý theo dõi như những người có hệ miễn dịch suy giảm, có bệnh lý nền. Với đối tượng này có thể chủ động dùng thuốc kháng virus sớm, tránh tình trạng dương tính kéo dài làm suy giảm sức khỏe. Cơ thể luôn phải chống chọi với virus trong thời gian dài có thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác của người bệnh.

Việc mắc COVID-19 kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, giảm sức đề kháng của cơ thể gây tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bội phát cho người bệnh. Bên cạnh đó, những người có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng có thể chủ quan gây lây lan dịch bệnh.

Để hạn chế tình trạng mắc COVID-19 kéo dài, người bệnh phải giữ tinh thần thoải mái, ăn uống thêm hoa quả, đặc biệt phải bổ sung dinh dưỡng để cơ thể tăng đề kháng, tập luyện thể thao nhẹ nhàng. Cơ thể khỏe mạnh mới có thể nhanh chóng hồi phục. Ngoài ra, người bệnh sau khi đã âm tính nên test lại sau 4 ngày để chắc chắn mình đã khỏi bệnh./.

Ban Bạn đọc - Cộng tác viên

Video liên quan

Chủ Đề