Video hướng dẫn giải - giải bài 4 trang 78 sgk giải tích 12

Đồ thị hàm số nằm hoàn toàn bên phải trục tung [nhận trục tung làm tiệm cận đứng], cắt trục hoành tại điểm \[[1;0]\] và đi qua điểm \[[\frac{1}{2};1]\], điểm phụ \[[2;-1]\], \[[4.-2]\], \[[\frac{1}{4}; 2]\].

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • LG a
  • LG b

Vẽ đồ thị của các hàm số:

LG a

a] \[y = logx\];

Phương pháp giải:

Các bước khảo sát và vẽ đồ thị hàm số:

Bước 1:Tập xác định.

Bước 2:Sự biến thiên.

- Tính y', tìm các điểm mà tại đó y' bằng 0 hoặc không xác định.

- Xét dấu y' và suy ra các khoảng đơn điệu của đồ thị hàm số.

- Tính các giới hạn đặc biệt: Giới hạn tại vô cực và giới hạn tại các điểm mà hàm số không xác định.

- Tìm các tiệm cận của đồ thị hàm số [nếu có].

- Lập bảng biến thiên.

Bước 3:Đồ thị.

- Tìm giao điểm của đồ thị hàm số với các trục tọa độ [nếu có].

- Vẽ đồ thị hàm số dựa vào các yếu tố ở trên.

Lời giải chi tiết:

Đồ thị hàm số \[y = logx\].

*] Tập xác định: \[D=[0;+\infty]\]

*] Sự biến thiên:

\[y' = {1 \over {x\ln 10}} > 0,\forall x \in D\]

- Hàm số đồng biến trên khoảng \[[0;+\infty]\]

- Giới hạn đặc biệt:

\[\eqalign{
& \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} y = - \infty \cr
& \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = + \infty \cr} \]

Hàm số có tiệm cận đứng là: \[x=0\]

- Bảng biến thiên:

*] Đồ thị:

Đồ thị hàm số nằm hoàn toàn bên phải trục tung] nhận trục tung làm tiệm cận đứng, cắt trục hoành tại điểm \[[1;0]\] và đi qua điểm \[[10;1]\], \[[\frac{1}{10}; -1]\].

LG b

b] y =\[log_{\frac{1}{2}}x\].

Lời giải chi tiết:

Đồ thị hàm sốy =\[log_{\frac{1}{2}}x\].

*] Tập xác định: \[D=[0;+\infty]\]

*] Sự biến thiên:

\[y' = - {1 \over {x\ln 2}} < 0,\forall x \in D\]

- Hàm số nghịch biến trên khoảng \[[0;+\infty]\]

- Giới hạn:

\[\eqalign{
& \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} y = + \infty \cr
& \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = - \infty \cr} \]

Hàm số có tiệm cận đứng \[x=0\].

- Bảng biến thiên:

*] Đồ thị:

Đồ thị hàm số nằm hoàn toàn bên phải trục tung [nhận trục tung làm tiệm cận đứng], cắt trục hoành tại điểm \[[1;0]\] và đi qua điểm \[[\frac{1}{2};1]\], điểm phụ \[[2;-1]\], \[[4.-2]\], \[[\frac{1}{4}; 2]\].

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề