Viêm dạ dày chữa bao lâu

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến nhất. Khi được phát hiện sớm, bệnh có thể dễ dàng chữa khỏi, nhưng nếu để lâu ngày mà không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng và có thể dẫn đến biến chứng. Theo BS.CKI Huỳnh Văn Trung – Trung tâm Nội soi & Phẫu thuật nội soi tiêu hóa – BVĐK Tâm Anh, viêm loét dạ dày, đặc biệt là viêm loét có nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày.

Việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của bệnh sẽ giúp người bệnh chủ động thăm khám, điều trị và phòng ngừa hiệu quả hơn.

Minh họa viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm sưng, lâu dần tạo thành các vết loét gây triệu chứng. Những vết loét nhỏ trong giai đoạn đầu có thể tự lành lại mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đối với các vết loét lớn, gây nhiều triệu chứng, người bệnh cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và có phương án điều trị hiệu quả nhất.

Viêm loét dạ dày được chia làm 2 giai đoạn là viêm loét cấp tính và mãn tính.

Điểm đặc trưng của viêm loét dạ dày cấp tính là các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột, biểu hiện rõ nét và diễn tiến trong thời gian ngắn. Ở giai đoạn này, nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, đa số người bệnh thường bỏ qua các triệu chứng, chủ quan không đi khám, khiến bệnh tình trở nên phức tạp hơn.

Viêm loét dạ dày cấp tính khi không được điều trị sẽ khiến tình trạng viêm sưng kéo dài, sau một thời gian có thể chuyển sang dạng mãn tính. Ở giai đoạn mãn tính, các tổn thương lan rộng, bệnh khó điều trị hơn, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm teo, chuyển sản ruột, hẹp môn vị, xuất huyết, thủng, ung thư dạ dày, viêm nhiễm các cơ quan lân cận…

Viêm loét dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, hai nguyên nhân phổ biến nhất là:

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày

Nhiễm H.pylori là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày. Sau khi xâm nhập vào dạ dày, vi khuẩn này sẽ chui vào lớp nhầy của niêm mạc dạ dày, tiết ra độc tố làm tổn thương niêm mạc dạ dày, ức chế sản xuất yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày hình thành các vết loét. [1]

Việc sử dụng các loại thuốc NSAID như ibuprofen, naproxen, diclofenac… trong thời gian dài sẽ khiến dạ dày bị tổn thương. Các loại thuốc này gây ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, làm giảm hiệu quả bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày dễ bị viêm loét.

Bên cạnh hai nguyên nhân trên, bệnh còn có thể do các nguyên nhân ít gặp hơn gây ra, bao gồm:

  • Tăng tiết axit trong dạ dày: Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm yếu tố di truyền, hút thuốc lá, căng thẳng hoặc tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất định.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison: Đây là một tình trạng hiếm gặp gây ra tình trạng dư thừa axit trong dạ dày.

Viêm loét dạ dày có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất ở những người trên 50 tuổi. Bên cạnh đó, người có các yếu tố nguy cơ sau dễ mắc phải căn bệnh này hơn:

Thuốc lá chứa nhiều chất độc hại có thể khiến cơ chế bảo vệ dạ dày suy yếu, làm cơ quan này dễ bị tổn thương. Trong khi đó, rượu lại làm các vết loét có sẵn lâu lành, đồng thời kích thích tiết axit để tạo các vết loét mới.

Tình trạng căng thẳng, lo lắng kéo dài có thể khiến dịch vị ở dạ dày tiết ra liên tục, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của dạ dày, tăng nguy cơ hình thành vết loét.

Thường xuyên bỏ bữa sáng, thức khuya, ăn uống không đúng giờ, lười vận động… là những thói quen xấu làm tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày.

Đau thượng vị là triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét dạ dày

Triệu chứng của viêm loét dạ dày rất đa dạng. Trong đó, triệu chứng phổ biến nhất là cảm giác nóng rát, cồn cào và đau ở vùng bụng trên rốn [đau vùng thượng vị]. Thông thường, cơn đau sẽ dữ dội hơn khi dạ dày trống, không chứa thức ăn. Tùy vào mức độ bệnh mà cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến khác của bệnh bao gồm:

  • Đầy hơi, khó tiêu
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Dễ cảm thấy no khi ăn hoặc không muốn ăn vì cơn đau
  • Ợ hơi, ợ chua hoặc trào ngược axit
  • Khó ngủ, ngủ không ngon giấc
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Đi cầu phân đen hoặc máu
  • Sụt cân.

Nếu có bất cứ triệu chứng nào kể trên, bạn nên trao đổi với bác sĩ. Các triệu chứng ban đầu có thể nhẹ, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. [2]

Viêm loét dạ dày ở giai đoạn cấp tính là tình trạng không quá đáng ngại, có thể chữa trị khỏi hẳn bằng các biện pháp phù hợp. Nhưng một khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì bệnh rất khó điều trị khỏi hoàn toàn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Các biến chứng của viêm loét có thể gặp phải bao gồm:

  • Xuất huyết tiêu hóa: Đây là một trong những biến chứng viêm loét dạ dày thường gặp nhất. Tình trạng này có thể khiến người bệnh bị mất máu, gây chóng mặt, da nhợt nhạt, nôn ra máu hoặc phân có màu đen.
  • Thủng dạ dày: Vết loét lâu ngày có thể khiến dạ dày bị thủng, gây ra hiện tượng đau bụng đột ngột, dữ dội.
  • Hẹp môn vị: Môn vị là vị trí nằm ở cuối dạ dày, nơi tiếp nối với hành tá tràng. Viêm loét dạ dày có thể hình thành các mô viêm xơ ở vị trí này, ngăn cản quá trình vận chuyển của thức ăn trong hệ tiêu hóa. Một số triệu chứng thường gặp của hẹp môn vị là nôn ói, bụng óc ách thức ăn cũ và sụt cân nhanh.
  • Ung thư dạ dày: Viêm loét dạ dày là một trong những yếu tố nguy cơ hình thành các khối u ác tính ở dạ dày.

Để chẩn đoán viêm loét dạ dày, trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các triệu chứng đang gặp phải và thời gian diễn ra chúng. Bác sĩ cũng sẽ xem xét tiền sử bệnh cùng các loại thuốc [kê đơn hoặc không kê đơn] mà người bệnh đang sử dụng.

Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để xác định tình trạng viêm loét ở dạ dày và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.

Các bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh đang nội soi dạ dày cho người bệnh

Hiện nay, nội soi dạ dày là phương pháp hiệu quả nhất và được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày. Thông qua nội soi, bác sĩ sẽ có cái nhìn trực quan về tình trạng bên trong dạ dày, đánh giá chính xác tình trạng bệnh, vị trí tổn thương để đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

Hơn nữa, trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể can thiệp điều trị cầm máu các ổ loét dạ dày, ngoài ra có thể sinh thiết quanh vị trí tổn thương để xác định sơ bộ tình trạng nhiễm khuẩn HP hoặc các vấn đề nghi ngờ khác.

Điều cần lưu ý ở đây là vi khuẩn HP có thể lây lan trong quá trình nội soi do việc sử dụng các máy nội soi chung cho nhiều người bệnh khác nhau [mặc dù điều này là rất hiếm]. Do đó, người bệnh khi muốn nội soi dạ dày nên đến các cơ sở y tế uy tín, có quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ, rõ ràng để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm trong quá trình nội soi.

Bệnh viện đa khoa Tâm Anh là đơn vị đáp ứng tiêu chuẩn Quốc tế về mức độ an toàn phòng ngừa lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Bệnh viện sở hữu Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn có trách nhiệm xử lý, bảo quản thiết bị, dụng cụ y tế luôn vô khuẩn trước khi sử dụng cho người bệnh. Bệnh nhân khi đến thăm khám hoàn toàn có thể an tâm là mình được khám chữa với các chuyên gia hàng đầu, thiết bị tân tiến, hiện đại và dụng cụ đảm bảo vô khuẩn, an toàn tuyệt đối.

Ngoài cách nội soi dạ dày, để xác định xem vi khuẩn HP có tồn tại trong cơ thể người bệnh hay không, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số các xét nghiệm khác như:

  • Xét nghiệm máu: nhằm tìm kháng thể kháng HP
  • Xét nghiệm phân
  • Xét nghiệm hơi thở.

Tùy theo nguyên nhân gây viêm loét mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với người bệnh. Điều quan trọng là bệnh nhân phải đi khám sớm ngay khi có các biểu hiện bất thường. Khám chữa càng sớm, cơ hội khỏi bệnh càng cao.

Nếu tình trạng viêm loét là do nhiễm khuẩn HP gây ra, bác sĩ có thể chỉ định điều trị theo phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori. Hiện nay, do vấn đề kháng thuốc lan rộng nên phác đồ tiệt trừ HP đang được sử dụng phổ biến nhất là phác đồ 4 thuốc có Bismuth hoặc có Levofloxacin.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng được yêu cầu ngừng sử dụng tất cả các thuốc NSAID [nếu được] để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, đau bụng… Những tác dụng phụ này thường là tạm thời và sẽ biến mất sau khi kết thúc liệu trình điều trị. Tuy nhiên, nếu gặp phải các tác dụng phụ gây khó chịu cực độ, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để xem xét thay đổi liệu trình điều trị.

Khi được điều trị đúng cách, các triệu chứng của viêm loét dạ dày sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Dù vậy, BS lưu ý người bệnh vẫn cần tiếp tục sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý giảm liều hoặc ngừng uống thuốc. Điều này nhằm đảm bảo rằng vi khuẩn HP được loại bỏ hoàn toàn, ngăn tình trạng nhờn, kháng thuốc.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật để điều trị tình trạng viêm loét dạ dày phức tạp. Đó là khi điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả tích cực, vết loét không lành lại hoặc thường xuyên tái phát ở vị trí cũ, hoặc khi viêm loét đã gây các biến chứng như chảy máu, thủng dạ dày, hẹp môn vị ngăn cản thức ăn đi xuống ruột non…

Việc xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học hơn có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm loét dạ dày. Những người có nguy cơ cao bị loét dạ dày nên bổ sung các loại thực phẩm sau trong khẩu phần hàng ngày của mình:

  • Trái cây và rau quả: Ăn nhiều trái cây và rau quả là chìa khóa để nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa. Rau củ quả giàu chất chống oxy hóa, chúng cũng chứa các thành phần có khả năng chống viêm, bảo vệ tế bào và giúp lớp niêm mạc dạ dày trở nên khỏe mạnh.
  • Chất xơ: Chế độ ăn giàu chất xơ hòa tan [có trong yến mạch, đậu Hà Lan, táo, cà rốt, lúa mạch…] có thể làm giảm nguy cơ phát triển các vết loét ở dạ dày.
  • Probiotics [Lợi khuẩn]: Probiotics đã được chứng minh là có thể cải thiện các triệu chứng khó tiêu và làm giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, bổ sung các thực phẩm chứa lợi khuẩn [sữa chua, kim chi, kefir, tempeh…] có thể ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
  • Vitamin C: Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, đem lại hiệu quả tốt trong việc giúp diệt trừ vi khuẩn HP, đặc biệt là khi dùng liều lượng thích hợp. Trái cây họ cam quýt, các loại đậu, cà chua, cải bó xôi, bông cải xanh, cải xoăn… là những thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C cao.
  • Kẽm: Vi chất dinh dưỡng này giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và chữa lành vết thương. Hàu, thịt bò, các loại đậu, hạt, cải bó xôi… có chứa hàm lượng kẽm cao.
  • Selenium [Selen]: Selen là dưỡng chất có tác dụng làm giảm nguy cơ biến chứng nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình chữa lành của cơ thể. Các thực phẩm có hàm lượng selen cao được khuyến khích gồm cá biển [cá thu, cá ngừ, cá hồi…], các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, quả hạch…

Ngoài chế độ ăn uống, việc hình thành các thói quen sau cũng giúp ích cho việc ngăn ngừa viêm loét dạ dày:

  • Bỏ hút thuốc lá, tránh rượu và caffein
  • Hạn chế sử dụng Ibuprofen, aspirin và naproxen [NSAID] hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về việc chuyển sang sử dụng các loại thuốc khác có tác dụng tương tự
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước để tránh nguy cơ nhiễm trùng
  • Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn hàng quán
  • Học cách kiểm soát căng thẳng.

Thuật ngữ “viêm loét dạ dày” và “viêm loét dạ dày – tá tràng” đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau. Thực chất, viêm loét dạ dày là “tập hợp con” của viêm loét dạ dày – tá tràng. Viêm loét dạ dày là các tổn thương hình thành bên trong lòng dạ dày, còn viêm loét dạ dày – tá tràng dùng để chỉ tình trạng viêm loét ở dạ dày và tá tràng [phần trên cùng của ruột non].

Các tổn thương và vết loét có đặc điểm giống nhau, chỉ khác nhau ở vị trí của chúng trong đường tiêu hóa. Viêm loét dạ dày – tá tràng có phạm vi rộng hơn viêm loét dạ dày.

Tình trạng viêm loét dạ dày thường được điều trị bằng phương pháp nội khoa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh vẫn có thể được chỉ định mổ. Đó thường là khi điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả tích cực hoặc khi bệnh có biến chứng cần phải can thiệp phẫu thuật.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm loét dạ dày là nhiễm khuẩn HP. Loại vi khuẩn này không chỉ gây viêm loét dạ dày mà còn là nguyên nhân của rất nhiều bệnh lý đường tiêu hóa khác, trong đó có ung thư dạ dày. Do đó, trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm để xem tình trạng viêm loét có phải do loại vi khuẩn này gây ra hay không.

Có nhiều phương pháp để xét nghiệm vi khuẩn HP trong dạ dày như nội soi dạ dày, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, xét nghiệm hơi thở. Sau khi xét nghiệm, nếu kết quả dương tính có nghĩa là có vi khuẩn HP trong dạ dày, còn nếu âm tính nghĩa là không có vi khuẩn HP trong dạ dày. Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp cho người bệnh.

Siêu âm dạ dày không giúp bác sĩ phát hiện viêm loét dạ dày. Hiện nay, phương pháp tối ưu nhất để chẩn đoán viêm loét dạ dày là nội soi dạ dày. Nhờ hình ảnh được truyền từ camera của ống nội soi, bác sĩ có thể quan sát rõ ràng mức độ và vị trí tổn thương, đồng thời có thể sinh thiết để xét nghiệm HP xác định chẩn đoán.

Có thể thấy, việc thăm khám, phát hiện và điều trị sớm viêm loét dạ dày có vai trò rất quan trọng, giúp bệnh được điều trị triệt để và rút ngắn thời gian phục hồi, tránh biến chứng. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, nội soi dạ dày phát hiện viêm loét.

Trung tâm nội soi và phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh là đơn vị quy tụ đội ngũ chuyên gia có kiến thức chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn, thành thạo và làm chủ các kĩ thuật nội soi tân tiến bậc nhất, giúp quá trình nội soi diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng. Đặc biệt, nội soi dạ dày ở bệnh viện còn có thể kết hợp với kĩ thuật gây mê, giúp người bệnh hoàn toàn cảm thấy thoải mái, không hề đau đớn trong quá trình nội soi.

Phòng nội soi tiêu hóa được trang bị máy móc hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Trung tâm cũng được đầu tư các thiết bị nội soi tân tiến hàng đầu thế giới như hệ thống nội soi nhuộm màu bằng dải băng hẹp NBI, có độ phóng đại lên hơn trăm lần, giúp quan sát chi tiết bề mặt niêm mạc dạ dày, hỗ trợ chẩn đoán viêm loét dạ dày cũng như các tổn thương nghi ngờ ung thư ở giai đoạn sớm.

Song song với đó, bệnh viện cũng cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế cao cấp, cơ sở vật chất khang trang, chuẩn 5 sao, tạo sự hài lòng tối đa cho người bệnh an tâm thăm khám và điều trị.

Video liên quan

Chủ Đề