Viêm phế quản mạn tính uống thuốc gì

Viêm phế quản mãn tính là những trường hợp viêm phế quản kéo dài và tái phát nhiều lần. Những triệu chứng như tức ngực, khó thở, ho nhiều, ho có đờm,… gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, có thể dẫn tới bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Chính vì thế, bệnh nhân không nên chủ quan, hãy điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Vậy chữa viêm phế quản mãn tính có những phương pháp nào và cần lưu ý những gì?

1. Chữa viêm phế quản mãn tính có những phương pháp nào?

Nếu thấy bệnh nhân xuất hiện những dấu hiệu như bị viêm phế quản đã kéo dài hơn 3 tuần, kèm theo một số biểu hiện như mất ngủ, khó thở, ho có đờm, ho ra máu hoặc sốt cao,… nên đưa bệnh nhân đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng trong điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính.

Điều trị viêm phế quản bằng các loại thuốc

Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính là thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm. Cụ thể là:

+ Thuốc giãn phế quản: Loại thuốc này thường được dùng dưới dạng thuốc phun hít, có tác dụng rất nhanh trong việc làm thông thoáng đường thở, giúp bệnh nhân có thể hít thở dễ dàng hơn. Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để sử dụng thuốc đúng cách, mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

+ Thuốc chống viêm: Tác dụng của các loại thuốc chống viêm là giảm sưng tấy đường dẫn khí giúp cho bệnh nhân giảm triệu chứng khó thở.

Phương pháp này thường được áp dụng với những trường hợp bệnh nhân đã ở mức độ nghiêm trọng, có thể đang ở tình trạng suy hô hấp, nồng độ oxy trong máu hạ thấp,… Tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ có thể cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng máy hỗ trợ hô hấp hay không.

+ Ghép phổi: Trong một số trường hợp mà những phương pháp điều trị nội khoa, liệu pháp oxy,… không thể mang lại hiệu quả, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ lá phổi bị bệnh và thay thế bằng lá phổi lành của người hiến. Có thể ghép một bên lá phổi hoặc hai bên phổi cho người bệnh, tùy thuộc và mức độ bệnh và từng trường hợp cụ thể.

+Phẫu thuật thu nhỏ phổi giúp bệnh nhân loại bỏ những tổn thương: Đây là một loại phẫu thuật rất phức tạp, đòi hỏi cần có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, tối tân nhất.

Loại bỏ thói quen hút thuốc để cải thiện bệnh

Nếu bạn thắc mắc chữa viêm phế quản mãn tính có những phương pháp nào thì thay đổi lối sống cũng là một câu trả lời chính xác. Việc thay đổi lối sống là một phương pháp điều trị bệnh và cũng có thể kết hợp với những phương pháp điều trị khác với mục đích giúp bệnh nhân sớm cải thiện sức khỏe.

+ Tập thể dục: Vận động, tập luyện thường xuyên giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe phổi, cải thiện chứng viêm phế quản mạn tính. Khi chúng ta tập luyện, cơ bắp sẽ cần nhiều oxy hơn, đồng thời góp phần làm tăng nhu cầu lấy không khí ở phổi, hỗ trợ hoạt động của hệ hô hấp và giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh như khó thở, thở khò khè. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo các bác sĩ để lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe.

+ Loại bỏ thuốc lá: Trong khói thuốc lá có chứa hàng nghìn chất độc hại và là nguyên nhân hàng đầu gây ra những bệnh lý về phổi, tim mạch, vòm họng,… Từ bỏ thói quen hút thuốc lá sẽ giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe nói chung, sức khỏe phổi nói riêng, đặc biệt những trường hợp bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính thì việc cai thuốc lại càng cần thiết.

2. Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị viêm phổi mạn tính

Ngoài thắc mắc chữa viêm phế quản mãn tính có những phương pháp nào thì chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hơn nữa, nếu có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cũng sẽ có thể sớm phục hồi sức khỏe.

Nên ăn nhiều loại rau củ và trái cây trong quá trình điều trị bệnh

- Một số thực phẩm người bị viêm phế quản mãn tính nên ăn: Theo các chuyên gia, việc đầu tiên mà người bệnh cần lưu ý đó là nên uống đủ nước để hạn chế tình trạng mất nước, hỗ trợ làm loãng dịch nhầy, đờm, chất nhầy ở mũi, đồng thời giúp cổ họng của người bệnh luôn được ẩm, giảm bớt sự khó chịu do các triệu chứng bệnh gây ra. Có thể lựa chọn nước lọc, nước ép trái cây,…

+ Người bệnh nên ăn nhiều loại rau xanh và trái cây để bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

+ Bổ sung các loại hạt, ngũ cốc.

+Nên bổ sung vitamin từ các loại thịt gia cầm, một số loại đậu,…

+ Uống các loại sữa ít béo.

- Một số thực phẩm mà bệnh nhân nên kiêng:

+ Không nên ăn thức ăn quá mặn hoặc quá ngọt,…

+ Tránh những loại đồ uống có ga.

+ Hạn chế ăn thịt đỏ và một số loại thực phẩm chế biến sẵn để tránh nguy cơ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

+ Không nên ăn những món ăn chiên xào, chứa nhiều dầu mỡ để tránh tình trạng đầy hơi, khiến người bệnh càng thêm khó chịu. Đồng thời cũng nên tránh các chế phẩm từ sữa như phô mai vì những thực phẩm này có thể khiến tăng sản xuất chất nhầy, khiến đờm đặc hơn.

Nên đưa bệnh nhân đi khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh

Nhiều bệnh nhân rất lo lắng và băn khoăn chữa viêm phế quản mãn tính có những phương pháp nào. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên bạn không nên lo lắng quá, chỉ cần điều trị đúng phương pháp, bệnh có thể được kiểm soát hiệu quả. Điều quan trọng là bạn nên đi khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ y tế tin cậy dành cho mọi đối tượng khách hàng. Bệnh viện là nơi quy tụ nhiều chuyên gia đầu ngành, không chỉ giỏi chuyên môn mà còn luôn tâm huyết với người bệnh. Để được tư vấn chi tiết hơn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56.

Điều trị viêm phế quản bằng thuốc là phương pháp được các bác sĩ chỉ định tùy vào từng trường hợp và tình trạng bệnh. Cùng tìm hiểu xem viêm phế quản uống thuốc gì? Thuốc trị bệnh hiệu quả nhất và làm thế nào để dứt điểm bệnh. 

Có nhiều loại thuốc được dùng trong điều trị viêm phế quản. Các loại thuốc chủ yếu dùng để giảm các triệu chứng bệnh, giảm đau, giảm viêm nhanh chóng. 

Kháng sinh điều trị viêm phế quản 

Một số loại kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm phế quản như Amoxicillin, Levofloxacin, Clarithromycin, Doxycycline,... Các loại thuốc kháng sinh được dùng trong trường hợp viêm phế quản do vi khuẩn gây nên. Chúng ức chế vi khuẩn và sự tổng hợp tế bào vi khuẩn. 

Các loại thuốc kháng sinh cần được bác sĩ kê đơn trong điều trị, từng loại thuốc được chỉ định trong từng trường hợp bệnh khác nhau.

Viêm phế quản uống thuốc gì?

Thuốc giãn phế quản 

Nói tới điều trị viêm phế quản hay các bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp không thể không kể tới thuốc giãn phế quản. Thuốc giãn phế quản được dùng phổ biến hỗ trợ giãn phế quản, thông thoáng đường thở, giảm ho, khó thở. 

Một số loại thuốc có thể kể đến như albuterol có tác dụng giãn cơ trơn phế quản, theophylline là thuốc dùng để phòng ngừa các cơn hen phế quản mãn tính, metaproterenol giúp thư giãn nhanh phế quản, giúp dễ thở hơn. 

Thuốc chống viêm corticosteroid 

Có hai dạng thuốc chống viêm đó là corticosteroid toàn thân và thuốc chống viêm corticosteroid dạng hít. Thuốc chống corticosteroid toàn thân dùng cho bệnh nhân viêm phế quản mãn tính, loại thuốc thông dụng có thể kể đến là prednisolone. 

Thuốc corticosteroid dạng hít hoạt động tại chỗ, ít gây ra tác dụng phụ, thường dùng để giảm ho, dùng cho trường hợp mãn tính, phòng các cơn khó thở, ho hen. Một số dạng thuốc thường được sử dụng như beclomethasone, budesonide,... 

Thuốc chống virus 

Thuốc chống virus được sử dụng cho bệnh nhân viêm phế quản do nguyên nhân virus gây ra. Một số loại thuốc chống virus thường gặp là zanamivir, rimantadine, oseltamivir,... Thuốc ức chế sự phát triển và ngăn chặn sự tấn công của virus vào trong cơ thể. 

Thuốc giảm đau, hạ sốt 

Thuốc giảm đau, hạ sốt là dạng thuốc được kê đơn nhằm giảm các triệu chứng đau, sốt do viêm phế quản gây ra. Thuốc giảm đau thường được dùng là ibuprofen, có tác dụng giảm sốt, acetaminophen là dạng như panadol, aspirin, anacin dùng cho bệnh nhân bị đau, sốt cao, hoặc những người mắc bệnh đường tiêu hóa. 

Thuốc long đờm 

Thuốc long đờm, loãng đờm là loại thuốc giúp làm loãng đờm, khiến chúng đào thải ra ngoài dễ dàng hơn, thông thoáng đường thở cho người bị viêm phế quản. Một số loại thuốc được sử dụng trong trường hợp này là natri benzoat, terpinhdrat, acetylstein,... 

Bên cạnh đó, thuốc long đờm dân gian được nhiều người sử dụng là đường phèn, mật ong, trà gừng,... cũng được ưa chuộng để giảm triệu chứng đau họng, ho,... 

Ngoài các loại thuốc để điều trị viêm phế quản trên, người bệnh cũng có thể dùng một số bài thuốc dân gian cũng như những thói quen tốt để cải thiện bệnh hằng ngày. 

  • Dùng nước mật ong, trà gừng, trà hoa cúc để giảm đau, giảm ho cho người bị viêm phế quản 
  • Súc miệng nước muối để giảm ho, giảm đờm và sát khuẩn, chống viêm nhiễm 
  • Xông hơi mũi để tống chất thải, đờm dịch ra ngoài 
  • Tập vật lý trị liệu để dễ thở hơn, cải thiện chức năng phổi. 

Dứt điểm viêm phế quản bằng giải pháp Đông y 

PQA Phế quản là sản phẩm của Công ty Dược phẩm PQA với công dụng hỗ trợ giảm ho, bổ phổi, ích phế, dùng cho người bị ho lâu ngày, khó thở, viêm phế quản. Sản phẩm là sự kết hợp của các dược liệu tự nhiên, an toàn và không gây tác dụng phụ. 

  • Tía tô: Giúp trị cảm mạo, hen suyễn, phong hàn, trị đau đầu, ngạt mũi 
  • Lá hẹ: Công dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, giải độc 
  • Kinh giới: Làm toát mồ hôi, trị cảm cúm
  • Rễ chỉ thiên: Tiêu viêm, thoái nhiệt, dùng trong trường hợp sốt, cảm mạo 
  • Trần bì: Có tác dụng dùng cho người bị ho, tức ngực, ra nhiều đờm 
  • Xuyên khung: Giảm đau, chữa đau đầu, hoa mắt 
  • Bạch chỉ: Chữa ra mồ hôi, nhức đầu, hạ sốt, trị sốt xuất huyết,... 
PQA Phế quản dùng cho người viêm phế quản

PQA phế quản có ưu điểm là cơ chế tác dụng sâu vào gốc bệnh, đào thải độc tố và thanh lọc cơ thể. Nhờ cơ chế này, sản phẩm không hề làm giảm hệ miễn dịch mà còn bồi bổ phế tạng, tăng cường chức năng phế quản. 

Bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề