Vkn là ai

Bạn đang muốn mua tên miền .net.vn? Bạn đã tìm đúng địa chỉ rồi đó! BKASOFT là công ty chuyên cung cấp giải pháp Tên miền, Hosting, Thiết kế Website và Marketing Online tổng thể. Trong suốt 10 năm qua BKASOFT là một trong các công ty hàng đầu trong lĩnh vực đăng ký tên miền Việt Nam. Để mua tên miền .net.vn bạn cần làm các bước sau:

Bước 1: Tìm kiếm tên miền [nên chọn tên miền ngắn nhất, liên quan tới thương hiệu/dịch vụ của bạn]. Những tên miền được sử dụng phổ biến nhất thường có đuôi: .com, .vn, .com.vn, .net, .edu.vn, .pro.vn, .info [nếu có điều kiện tài chính hoặc định hướng phát triển thương hiệu lâu dài, bạn nên mua bao vây tên miền. Ví dụ: chúng tôi đã mua tên miền bkasoft.com, bkasoft.vn, bkasoft.com.vn, bkasoft.com để đảm bảo không có đối thủ nào đăng ký tên miền liên quan tới bkasoft.]

Bước 2: Chọn mua & thanh toán [chỉ mất 2-5 phút là bạn hoàn tất. Hiện nay BKASOFT cung cấp tất cả các phương thức thanh toán hiện đại và tối ưu nhất dành cho khách hàng tại Việt Nam.

Bước 3: Cập nhật hồ sơ chủ sở hữu tên miền, điều này rất quan trọng vì sau này xảy ra tranh chấp tên miền bạn sẽ chứng minh được chủ sở hữu thông qua các thông tin như: Email, SĐT, số CMTND/ thẻ căn cước.

Bước 4: Kiểm tra email để lấy thông tin tài khoản quản lý tên miền [lưu ý với tên miền quốc tế [.com,.net,.info...] bạn sẽ nhận được 2 email, email thứ 2 sẽ yêu cầu bạn xác minh là chủ sở hữu. Hãy nhấp chuột vào xác minh để hoàn tất thủ tục.

LƯU Ý:

Bạn có thể đăng ký tên miền bất kỳ thời gian nào bao gồm cả ngày lễ và ngoài giờ hành chính.

Nếu bạn chưa rành mua tên miền nên Chat hoặc Gọi điện cho chúng tôi để được tư vấn chọn tên miền tốt nhất và giá rẻ nhất.

Lazada Express là cái tên khá quen thuộc với những người hay mua và bán hàng online trên Lazada. Tuy nhiên để hiểu rõ về LEX Lazada là gì thì không phải ai cũng biết được. Bài viết này của Sapo sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích về LEX VN.

1. Lazada Express là gì? 

Lazada Express Việt Nam [hay còn được gọi tắt là LEX VN] là một công ty vận chuyển được tác ra từ bộ phận giao nhận hàng của Lazada. LEX VN được tách ra hoạt động từ tháng 10/2015. Mục tiêu cho ra đời LEX Lazada là để đáp ứng được việc giao nhận hàng của sàn TMĐT này trên toàn quốc. 

Với từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống để thực hiện giao hàng tận tay khách hàng, đảm bảo sản phẩm tới tay người mua trong thời gian nhanh nhất. Mọi người có thể truy cập vào trang web chính thức: //lex.vn/

Công ty hoạt động riêng nhưng vẫn trực thuộc tổng công ty Lazada Việt Nam và chỉ thực hiện nhiệm vụ giao nhận các đơn hàng phát sinh trên Sàn thương mại điện tử Lazada. 

Các đơn vị giao hàng Lazada & những điều cần biết

Bài viết giúp bạn biết được ưu/ nhược điểm, mức cước phí của các đơn vị vận chuyển của Lazada.

👉 XEM NGAY

2. Hướng dẫn kiểm tra tình trạng đơn hàng Lazada Express

Sau khi đặt hàng trên Lazada, bạn có thể tra cứu tình trạng đơn hàng đó đang được xử lý đến khâu nào? Vận chuyển tới đâu? Dự kiến bao giờ giao tới? Dưới đây, Sapo sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra tình trạng đơn hàng Lazada Express sau khi đặt hàng: 

2.1. Kiểm tra trong hệ thống đơn hàng Lazada

Đây là cách đơn giản nhất, cũng là cách bạn cần phải biết để kiểm tra đơn hàng Lazada của mình. Đặc biệt, cách này bạn có thể kiểm tra được cả những đơn hàng giao bởi LEX VN tracking hoặc những đơn hàng giao bởi các đơn vị vận chuyển khác trên Lazada đều được.

  • Bước 1: Truy cập vào hệ thống quản lý đơn hàng Lazada

Đầu tiên, bạn cần phải truy cập vào hệ thống quản lý đơn hàng Lazada tại link này: → //bgg.zone/he-thong-don-hang-lazada

Nếu bạn chưa đăng nhập tài khoản thì hệ thống sẽ yêu cầu bạn đăng nhập. Bạn chỉ cần đăng nhập tài khoản Lazada của mình vào là được.

  • Bước 2: Chọn đơn hàng muốn kiểm tra

Bạn bấm vào mục Tài khoản > bấm vào Xem tất cả đơn hàng. Hệ thống sẽ hiển thị cho bạn tất cả các đơn hàng mà bạn đã đặt trên Lazada. Trong danh sách các đơn hàng, bạn tìm đến đơn hàng muốn kiểm tra nhé!

  • Bước 3: Xem chi tiết tình trạng đơn hàng

Tại đơn hàng Lazada bạn muốn kiểm tra, hãy bấm vào ô Đang đóng gói hoặc Đã đóng gói hoặc Đang vận chuyển hoặc Đã giao hàng.

Hệ thống sẽ hiển thị chi tiết tình trạng đơn hàng Lazada đó cho bạn biết. Ở đây bạn sẽ biết được đơn vị vận chuyển nào giao hàng, mã vận đơn của đơn hàng, các mốc thời gian tương ứng của hành trình đơn hàng, thời gian giao hàng dự kiến,…

2.2. Tra cứu đơn hàng LEX Lazada trên trang web vận chuyển Lazada Express

Với cách thứ hai này sẽ giúp bạn kiểm tra được chi tiết hơn tình trạng đơn hàng Lazada của mình. Tuy nhiên, chỉ những đơn hàng được giao bởi LEX và đã có mã vận đơn thì bạn mới có thể tra cứu được theo cách này. Cách tra cứu vận đơn LEX VN Tracking được thực hiện theo các bước sau: 

  • Bước 1: Lấy mã vận đơn của đơn hàng Lazada

Bạn vào mục kiểm tra đơn hàng như cách 1 ở trên để lấy mã vận đơn của đơn hàng Lazada.

 * Lưu ý: đơn hàng đó phải được giao bởi LEX nhé. Đây cũng chính là mã vận đơn LEX VN để bạn tracking tình trạng đơn hàng của mình.

  • Bước 2: Truy cập vào trang web LEX VN tracking 

Bạn truy cập vào website: ⇒ //tracking-global.com/vi/tra-cuu-van-don-lex/

Đây là trang web để kiểm tra tình trạng đơn hàng của Lazada sử dụng cho tất cả các quốc gia mà Lazada hoạt động. Trang web này chỉ áp dụng cho những đơn hàng được giao bởi LEX thôi nhé. Đồng thời, đơn hàng phải đã được xác nhận và có mã vận đơn để tra cứu.

Sau khi truy cập vào trang web //tracker.lel.asia/, bạn nhập mã vận đơn vào ô trống theo yêu cầu. Sau đó bấm vào TRACK hoặc KIỂM TRA. Bạn có thể cài đặt chuyển ngôn ngữ sang Tiếng Việt ở góc trên bên phải.

Hệ thống sẽ trả về cho bạn thông tin chi tiết về tình trạng đơn hàng của mình. Cụ thể chi tiết đơn hàng đang được xử lý tới đâu, thời gian tương ứng với từng khâu, thời gian giao hàng dự kiến,...

3. Một số câu hỏi thường gặp liên quan tới LEX VN

  • Thời gian giao hàng của Lazada Express là bao lâu?

Thời gian giao của LEX VN tracking phụ thuộc vào từng đơn hàng cụ thể, thời gian dự kiến sẽ được thể hiện rõ trong mục chi tiết đơn hàng của bạn, bạn có thể xem trong quá trình tra cứu vận đơn lex. 

Thời gian giao hàng thông thường từ 1 - 5 ngày, tuy nhiên do nhiều yếu tố như địa điểm nhận hàng, thiên tai,..thì thời gian sẽ khác nhau.

  • LEX VN có giao hàng vào thứ 7, chủ nhật không?

LEX VN giao hàng các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7 [chủ nhật nghỉ]. Ngoài ra thì các ngày lễ tết bên giao hàng của LEX cũng không làm việc. Thời gian giao hàng thường từ 8h- 18h hàng ngày. Trước khi giao hàng Shipper sẽ gọi điện cho bạn để thông báo trước. 

  • LEX VN có giao hàng cho bên nào khác ngoài Lazada không?

Lazada Express [LEX VN] được tách ra từ bộ phận giao nhận của Lazada. Mục tiêu là đáp ứng được công việc giao nhận các đơn hàng Lazada trên toàn quốc.

Theo giám đốc điều hành của Lazada Express thì trong tương lai LEX sẽ phát triển hệ thống và nhận giao hàng cho các sàn thương mại điện tử và các đơn vị đối tác bán hàng khác. Tuy nhiên, hiện tại thì LEX vẫn chỉ giao hàng cho Lazada mà thôi.

Hi vọng bài viết này của Sapo đã cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích để bạn hiểu hơn về Lazada Express, nắm được cách tra cứu đơn hàng LEX để thuận tiện hơn cho việc giao nhận này. 

Tại hội thảo Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ quốc ngữ tổ chức tại Điện Bàn, Quảng Nam ngày 24.8, các nhà khoa học đã dành thời lượng lớn để xác định ai là người khai sinh chữ quốc ngữ - đề tài đã được các học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước bàn thảo, tranh luận hơn 100 năm qua.

Hội thảo do Bộ KH-CN, Bộ VH-TT-DL, Hội Khoa học lịch sử VN, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức.

“Xét lại” Rhodes



Đề xuất Thanh Chiêm là “di tích đặc biệt”

Lần thứ 2 tham gia hội thảo về Thanh Chiêm, GS-TS Trương Quốc Bình [Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia] đã đề nghị Bộ VH-TT-DL sớm xem xét đưa dinh trấn Thanh Chiêm [tại xã Điện Phương, TX.Điện Bàn] vào danh sách di tích quốc gia. Dù là phế tích, nhưng theo ông, Thanh Chiêm thậm chí xứng đáng là di tích quốc gia đặc biệt, cần được coi là biểu tượng văn hóa của quá trình mở mang bờ cõi của dân tộc.


Khởi đầu từ năm 1912, giáo sĩ người Pháp Léopold Michel Cadière đã khẳng định trong cuộc hội thảo về văn hóa VN tại Paris rằng công lao phát minh ra chữ quốc ngữ thuộc về giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes [1591-1660]. Chính luận điểm của một học giả có uy tín như Cadière đã được nhiều thế hệ học giả, nhà nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa VN mặc nhiên chấp nhận.

Đến năm 1950, GS Dương Quảng Hàm viết sách VN văn học sử yếu cũng đánh giá Rhodes có công nhất, là người đầu tiên đem in những cuốn sách bằng chữ quốc ngữ. Giai đoạn 1985 - 1991, các nhà nghiên cứu như GS-TS Lê Văn Hảo, Vũ Ngọc Phan, GS Nguyễn Văn Hoàn… cũng nhận định Rhodes là người đầu tiên đã học hỏi nghiên cứu các cung giọng trong tiếng Việt để hoàn thiện sự phiên âm tiếng Việt bằng chữ cái Latin, có công đầu trong việc nghiên cứu, có vai trò đặc biệt “mà không ai có thể tranh chấp được”… Năm 1994, đề tài khoa học cấp nhà nước Chữ quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỷ 20 do Hoàng Tiến chủ biên cũng tiếp tục đánh giá Rhodes “là đại diện và giữ công đầu” trong việc khai sinh chữ quốc ngữ.

Tuy nhiên, công lao của Rhodes đã bị nhóm nghiên cứu độc lập Đinh Trọng Tuyên - Đinh Bá Truyền [Quảng Nam] mạnh mẽ lên tiếng đòi “xét lại” tại hội thảo. Trong tham luận của mình, nhóm nghiên cứu do ông Tuyên đại diện đã liệt kê nhiều ý kiến trái chiều đối với L.M.Cadière. Cụ thể, năm 1927, học giả Phạm Quỳnh nêu ý kiến “không phải một người nào làm ra một mình” đối với chữ quốc ngữ. Năm 1955, học giả Georges Taboulet [Pháp] trong cuốn Công trạng của Pháp ở Đông Dương mở rộng góc nhìn hơn khi bàn về việc phiên âm tiếng Việt bằng chữ Latin, cho rằng việc khai sinh chữ quốc ngữ là công lao tập thể, còn linh mục de Rhodes đã hệ thống hóa, chỉnh lý và phổ biến loại chữ này. Đáng chú ý, năm 1972, linh mục Joseph Đỗ Quang Chính tỏ ra hoài nghi luận điểm của Cadière khi cho rằng Rhodes chỉ là một trong những người sáng lập “nhưng xem ra phần đông lại đề cao quá mức sự nghiệp của ông”.

Bản kinh Lạy Cha năm 1632, do Pina và một thanh niên giáo dân người Việt lần đầu dịch sang tiếng Việt

“Vai trò số 1” của linh mục Pina

Nhóm nghiên cứu Đinh Trọng Tuyên đã đưa ra những cứ liệu cho biết linh mục người Pháp Roland Jacques đã phát hiện 2 tác phẩm chưa công bố của linh mục người Bồ Đào Nha Francisco de Pina [1585 - 1625] gồm bức thư viết dở bằng Bồ ngữ ở Ma Cao và tiểu luận Nhập môn tiếng Đàng Ngoài bằng La ngữ tại Bồ Đào Nha. Nhờ đó, năm 2002 Roland Jacques đã chứng minh Pina mới chính là người đầu tiên sáng tạo ra chữ quốc ngữ.

Tại hội thảo, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã dẫn lời tựa do chính Alexandre de Rhodes viết khi xuất bản cuốn Từ điển Việt - Bồ - La [năm 1651] công khai thừa nhận vai trò số 1 của linh mục Pina trong việc Latin hóa tiếng Việt. Pina đến Đàng Trong năm 1617, sau đó học tiếng Việt, trở thành giáo sĩ đầu tiên giảng đạo cho tín đồ bản địa mà không cần phiên dịch. Ông biên soạn tài liệu Phương pháp Latin hóa tiếng Việt và cuốn Ngữ pháp tiếng Việt; dạy tiếng Việt cho một số giáo sĩ khác, trong đó có Rhodes [đến Thanh Chiêm năm 1624].

Tại phiên kết luận hội thảo chiều qua, nhà sử học Dương Trung Quốc thống nhất với nhiều tham luận không cho Rhodes là “cha đẻ” của chữ quốc ngữ [như quan điểm của nhiều học giả kỳ cựu trước đây]; đồng thời đánh giá linh mục de Pina chính là người sáng tạo chữ quốc ngữ, còn linh mục de Rhodes là người hoàn thiện xuất sắc, và Thanh Chiêm là nơi đầu tiên xuất phát chữ quốc ngữ. “Người Pháp có ý đồ khi nhấn mạnh vai trò của giáo sĩ Pháp Rhodes khi họ vào Đông Dương và có chính sách mới đối với văn hóa bản địa”, ông Quốc nói.

Một chi tiết thú vị được nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Quý [TP.HCM] đề cập là, tuy người Pháp có lợi dụng chữ quốc ngữ để củng cố chế độ bảo hộ ở VN, nhưng cuối cùng chữ quốc ngữ đã trở thành vũ khí khơi dậy tinh thần quốc gia dân tộc.

Vai trò của người Việt và Nhật

Tại hội thảo, bà Châu Yến Loan [tác giả cuốn Dinh trấn Thanh Chiêm - kinh đô thứ hai xứ Đàng Trong, NXB Đà Nẵng - 2015] đã nhắc đến vai trò của người VN cộng tác với giáo sĩ Pina, đó là thanh niên giáo dân có tên đạo là Phêrô cùng với Pina lần đầu tiên dịch một số bản kinh sang tiếng Việt hồi năm 1618, khởi đầu công cuộc ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latin. Bên cạnh đó, các tên tuổi học giả như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Văn Vĩnh… cùng nhiều người Quảng cũng đã đóng góp tích cực trong việc phổ cập và truyền bá chữ quốc ngữ vào đầu thế kỷ 20 thông qua phong trào Duy Tân và hoạt động của các chí sĩ đương thời.

Nhà nghiên cứu Fukuda Yasuo [Trường đại học Hà Nội] thì nhìn nhận vai trò của người Nhật trong việc hỗ trợ thiết lập hệ thống phiên âm tiếng Việt bằng chữ Latin tại xứ Quảng, trong đó có Miguel Maki và Josef Tsuchimochi [đến Đàng Trong giai đoạn 1615 - 1624].

Tại hội thảo, linh mục Nguyễn Trường Thăng [Quảng Nam] đã đề xuất tổ chức một ngày tôn vinh chữ quốc ngữ và thành lập một bảo tàng chữ quốc ngữ.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề