Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ : Truyền thống

Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ truyền thống

  • Câu 1 [trang 90 sgk Tiếng Việt 5]
  • Câu 2 [trang 91 sgk Tiếng Việt 5]

Luyện từ và câu lớp 5: Mở rộng vốn từ: Truyền thống là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 90 có đáp án chi tiết cho từng bài tập cho các em học sinh tham khảo luyện tập, củng cố vốn từ chủ đề Truyền thống. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

  • Chính tả lớp 5 [Nhớ - viết]: Cửa sông

Hướng dẫn giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 90

Câu 1 [trang 90 sgk Tiếng Việt 5]

Kho tàng tục ngữ, ca dao đã ghi lại nhiều truyền thống quý báu của dân tộc ta. Em hãy minh họa mỗi truyền thống nêu dưới đây bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao:

a] Yêu nước M: Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.

b] Lao động cần cù

c] Đoàn kết

d] Nhân ái

Trả lời:

a] Yêu nước

"Con ơi, con ngủ cho lành

Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi."

"Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu Ẩu cưỡi voi đánh cồng."

b] Lao động cần cù

"Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ."

"Có công mài sắt có ngày nên kim."

- Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai dễ đem phần cho ai

- Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

- Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

c] Đoàn kết

"Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau."

"Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."

- Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

- Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng...

d] Nhân ái

"Thương người như thể thương thân."

"Lá lành đùm lá rách."

"Máu chảy ruột mềm"

- Môi hở răng lạnh

- Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

- Chị ngã, em nâng

- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

Câu 2 [trang 91 sgk Tiếng Việt 5]

Mỗi câu tục ngữ, ca dao hoặc câu thơ dưới đây đều nói đến một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Hãy điền những tiếng còn thiếu trong các câu ấy vào các ô trống theo hàng ngang để giải ô chữ hình chữ S.

1.

Muốn sang thì bắc ...

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

2.

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng ... nhưng chung một giàn.

3.

Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp ... ở đâu.

4.

Nực cười châu chấu đá xe

Tưởng rằng chấu ngã, ai dè ...

5.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải ... cùng.

6]

Cá không ăn muối ...

Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

7]

Ăn quả nhó kẻ trồng cây

Ăn khoai ... dây mà trồng.

8]

Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ, biển đâu ...

9]

Lên non mới biết non cao

Lội sông mới biết ... cạn sâu.

10]

Dù ai nói đông nói tây

Lòng ta vẫn ... giữa rừng.

11]

Chiều chiều ngó ngược, ngó xuôi

Ngó không thấy mẹ, ngùi ngùi ...

12]

Nói chín ... làm mười

Nói mười làm chín, kẻ cười người chê.

13]

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

... nhớ kẻ đâm, xay, giần, sàng.

14]

... từ thuở còn non

Dạy con từ thuở hãy còn thơ ngây.

15]

Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi ... mới ngoan.

16]

Con có cha như ...

Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.

Trả lời:

1] cầu kiều

2] khác giống

3] núi ngồi

4] xe nghiêng

5] thương nhau

6] cá ươn

7] nhớ kẻ cho

8] nước còn

9] lạch nào

10] vững như cây

11] nhớ thương

12] thì nên

13] ăn gạo

14] uốn cây

15] cơ đồ

16] nhà có nóc

Ô chữ: Uống nước nhớ nguồn

>> Bài tiếp theo: Kể chuyện lớp 5 tuần 27: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Luyện từ và câu lớp 5 tuần 27: Mở rộng vốn từ: Truyền thống là lời giải phần Luyện từ và câu lớp 5 SGK trang 90 có đáp án chi tiết cho từng bài tập cho các em học sinh tham khảo, luyện tập củng cố vốn từ Truyền thống.

Ngoài ra nhằm đáp ứng cho các thầy cô, các em học sinh luyện tập và ôn tập chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 5, và các dạng đề thi học kì 2 lớp 5, các bạn cùng các thầy cô có thể theo dõi ôn tập và làm các dạng bài tập Toán, Tiếng Việt 5 cùng VnDoc.

[1] Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ truyền thng ? Đánh dấu X vào □ trước ý trả lời đúng :

□ Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà.

□ Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau.

□ Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2. Dựa theo nghĩa của tiếng truyền, em hãy xếp các từ ngữ cho trong ngoặc đơn vào ba nhóm :

a] Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác [thường thuộc thế hệ sau] :………………………

b] Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết :...................

c] Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người:……………………

[truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền máu, truyền hình, truyền nhiễm, truyền ngôi, truyền tụng]

3. Tìm trong đoạn văn ở bài tập 3 [Tiếng Việt 5, tập hai, trang 82], viết vào chỗ trống :

- Những từ ngữ chỉ người, gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc:

…………………………………

- Những từ ngữ chỉ sự vật, gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc:

…………………………………

TRẢ LỜI:

[1] Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ truyền thng ? Đánh dấu X vào □ trước ý trả lời đúng :

X  Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2. Dựa theo nghĩa của tiếng truyền, em hãy xếp các từ ngữ cho trong ngoặc đơn vào ba nhóm :

a] Truyền có nghĩa là trao lại cho người  khác [thường thuộc thế hệ sau] :

- Truyền thống, truyền nghề, truyền ngôi.

b] Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết :

- Truyền hình, truyền tin, truyền tụng, truyền bá.

c] Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người :

- Truyền máu, truyền nhiễm

3. Tìm trong đoạn văn ở bài tập 3 [Tiếng Việt 5, tập hai, trang 82], viết vào chỗ trống :

- Những từ ngữ chỉ người, gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc:

Các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.

- Những từ ngữ chỉ sự vật, gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc:

Nắm tro bếp thuở các Vua Hùng dựng nước, suối tiên đồng cổ Loa, con dao cắt rốn của cậu bé làng Gióng, vườn cà bên sông Hồng, thanh Gươm giữ thành Hà Nội, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản.

 Giaibaitap.me

Câu 2

Dựa theo nghĩa của tiếng truyền, em hãy xếp các từ ngữ cho trong ngoặc đơn vào ba nhóm :

a] Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác [thường thuộc thế hệ sau] :………………………

b] Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết :...................

c] Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người:……………………

[truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền máu, truyền hình, truyền nhiễm, truyền ngôi, truyền tụng]

Phương pháp giải:

- Truyền thống: thói quen được hình thành lâu đời, trong lối sống và nếp nghĩ được truyền từ đời này sang đời khác.

- Truyền bá: được phổ biến rộng rãi cho nhiều người, nhiều nơi.

- Truyền nghề: Nghề nghiệp được truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác.

- Truyền tin: Thông tin được truyền đi cho nhiều người biết tới.

- Truyền máu: Máu được truyền từ cơ thể này sang cơ thể khác.

- Truyền hình: Truyền hình ảnh, thường đồng thời có cả âm thanh bằng phương tiện thu bắt tín hiệu.

- Truyền nhiễm: lây nhiễm, lây truyền.

- Truyền ngôi: Ngai vàng, ngôi vua được truyền từ đời này sang đời khác.

- Truyền tụng: Truyền tụng cho nhau bằng lòng ngưỡng mộ.

Lời giải chi tiết:

a] Truyền có nghĩa là trao lại cho người  khác [thường thuộc thế hệ sau] :

- Truyền thống, truyền nghề, truyền ngôi.

b] Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết :

- Truyền hình, truyền tin, truyền tụng, truyền bá.

c] Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người :

- Truyền máu, truyền nhiễm

Câu 3

Tìm trong đoạn văn ở bài tập 3 [Tiếng Việt 5, tập hai, trang 82], viết vào chỗ trống :

         Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi vườn cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản... Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn tố tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người. Tất cả những di tích này của truyền thống đều xuất phát từ những sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong quá khứ, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đạo sống của những thế hệ mai sau.

Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG


- Những từ ngữ chỉ người, gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc:

…………………………………

- Những từ ngữ chỉ sự vật, gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc:

…………………………………

Phương pháp giải:

Con đọc thật kĩ đoạn văn và tìm những từ ngữ chỉ:

- người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc.

- sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc.

Lời giải chi tiết:

- Những từ ngữ chỉ người, gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc:

Các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.

- Những từ ngữ chỉ sự vật, gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc:

Nắm tro bếp thuở các Vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng cổ Loa, con dao cắt rốn của cậu bé làng Gióng, vườn cà bên sông Hồng, thanh Gươm giữ thành Hà Nội, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản.

Video liên quan

Chủ Đề