Vol chứng khoán là gì

Khối lượng giao dịch [tiếng Anh: Volume] là số lượng cổ phiếu hoặc hợp đồng được giao dịch trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.

  • 28-11-2019Rủi ro Beta [Beta Risk] là gì? Rủi ro Beta so và hệ số Beta
  • 27-11-2019Rủi ro Alpha [Alpha Risk] là gì? Rủi ro Alpha và Rủi ro Beta
  • 27-11-2019Nhà đầu tư tổ chức [Institutional Investor] trên thị trường chứng khoán là gì? Phân loại
  • 27-11-2019Lí thuyết ngang bằng lãi suất [Interest Rate Parity  IRP] là gì? Đặc điểm
  • 27-11-2019Nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp [Collateralized Mortgage Obligation - CMO] là gì?

Hình minh họa

Khối lượng giao dịch

Khái niệm

Khối lượng giao dịch trong tiếng Anh là Volume.

Khối lượng giao dịch là số lượng cổ phiếu hoặc hợp đồng được giao dịch trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.

Mỗi một giao dịch mua hay bán nếu được thực hiện đều đóng góp vào tổng khối lượng giao dịch. Nếu trong một ngày có tất cả 5 hợp đồng được giao dịch thì khối lượng giao dịch của ngày đó là 5 đơn vị.

Nội dung về khối lượng giao dịch

Khối lượng giao dịch là một chỉ báo vô cùng quan trọng trong phân tích kĩ thuật. Nó không chỉ cung cấp các manh mối về hướng đi của thị trường trong tương lai mà còn giúp ích cho các nhà giao dịch rất nhiều trong việc tìm kiếm điểm vào/thoát lệnh.

Thông thường, khối lượng giao dịch lớn có thể cho các nhà đầu tư biếtrất nhiều về triển vọng về thị trường hoặc chứng khoán. Chẳng hạn, việc giá và khối lượng giao dịchtăng một cách đáng kể có thể là một dấu hiệu đáng tin cậy về một xu hướng giá tăng hoặc giá đảo chiều tăng. Mặt khác, việc giá và khối lượng giao dịch giảmmột cách đáng kể có thể là dấu hiệu của một xu hướng giá giảm hoặc giá đảo chiều giảm.

Thông thường, các nhà phân tích kĩ thuật sẽ đưakhối lượng giao dịchvào các biểu đồ cơ bản để phân tích. Biểu đồ khối lượng thường xuất hiện ở dưới biểu đồ hình nến. Các biểu đồ này thường sẽ biểu diễn đường xu hướng trung bình trượt.

Việc kết hợp khối lượng giao dịch vào các quyết định giao dịch có thể giúp nhà đầu tư có cái nhìn hài hòa hơn về tổng thể các yếu tố của thị trường, giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

Trong phân tích kĩ thuật, có hai chỉ số được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ các nhà đầu tư kết hợp khối lượng giao dịch vào các quyết định đầu tư của họ, đó là chỉ số khối lượng giao dịch tích cực [PVI] và chỉ số khối lượng giao dịch tiêu cực [NVI] được phát triển bởi Paul Dysart trong những năm 1930. Những chỉ số này rất phổ biến vào năm 1975 khi chúng được thảo luận trong một cuốn sách năm 1976 có tựa đề "Stock Market Logic" của Norman Fosback.

[Tài liệu tham khảo: investopedia.com]

Chênh lệch lãi suất [Interest Rate Differential - IRD] là gì? Đặc điểm Chênh lệch lãi suất                                          28-11-2019                                        Rủi ro Beta [Beta Risk] là gì? Rủi ro Beta so và hệ số Beta                                          27-11-2019                                        Rủi ro Alpha [Alpha Risk] là gì? Rủi ro Alpha và Rủi ro Beta

Chủ Đề