Vua Hùng năm nay bao nhiêu tuổi?

Dân gian vẫn thường nói đến 18 vị Vua Hùng là Quốc tổ của nước Việt ta. So với số năm trị vì 2.622 năm thì con số 18 đời, tính ra trung bình một đời trị vì khoảng 145 năm khiến chúng ta không khỏi hoài nghi về tuổi thọ thật sự của các Vua Hùng. Trước những con số tưởng chừng như vô lý này có nhiều ý kiến và giả thiết khác nhau.

Hùng Vương là tên hiệu các vị thủ lĩnh tối cao của nhà nước Văn Lang mà dân gian vẫn gọi là Vua Hùng. Theo truyền thuyết thì các vị vua này là hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Hùng Vương là tên hiệu các vị thủ lĩnh tối cao của nhà nước Văn Lang.

Xung quanh vấn đề này, hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau. Theo “Đại Viết Sử ký toàn thư”, 18 đời vua Hùng: 2879-258 TCN. Theo nhiều tài liệu sử hiện nay, dựa trên tài liệu khai quật và “Đại Việt sử lược”, 18 đời Hùng vương: khoảng 688-208 TCN.

Theo “Đại Việt Sử ký Toàn thư”, tính từ thời Kinh Dương Vương [2879 TCN] cho đến hết thời Hùng Vương [năm 258 TCN] kéo dài 2.622 năm. Nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán [tức An Dương Vương] thôn tính. Theo Nguyễn Khắc Thuần trong “Thế thứ các triều vua Việt Nam” thì 18 vị vua Hùng là:

Kinh Dương Vương [涇陽王]: 2879 – 2794 TCN [số năm trị vì là ước đoán]. Húy là Lộc Tục [祿續].

Hùng Hiền Vương [雄賢王], còn được gọi là Lạc Long Quân [駱龍君 hoặc 雒龍君 hoặc 貉龍君]: 2793 – 2525 TCN. Huý là Sùng Lãm [崇纜].

Hùng Lân Vương [雄麟王]: 2524 – 2253 TCN

Hùng Diệp Vương [雄曄王]: 2252 – 1913 TCN

Hùng Hi Vương [雄犧王]: 1912 – 1713 TCN [phần bên trái chữ “hi” 犧 là bộ “ngưu” 牛]

Hùng Huy Vương [雄暉王]: 1712 – 1632 TCN

Hùng Chiêu Vương [雄昭王]: 1631 – 1432 TCN

Hùng Vĩ Vương [雄暐王]: 1431 – 1332 TCN

Hùng Định Vương [雄定王]: 1331 – 1252 TCN

Hùng Hi Vương [雄曦王]: 1251 – 1162 TCN [phần bên trái chữ “hi” 犧 là bộ “nhật” 日]

Hùng Trinh Vương [雄楨王]: 1161 – 1055 TCN

Hùng Vũ Vương [雄武王]: 1054 – 969 TCN

Hùng Việt Vương [雄越王]: 968 – 854 TCN

Hùng Anh Vương [雄英王]: 853 – 755 TCN

Hùng Triêu Vương [雄朝王]: 754 – 661 TCN

Hùng Tạo Vương [雄造王]: 660 – 569 TCN

Hùng Nghị Vương [雄毅王]: 568 – 409 TCN

Hùng Duệ Vương [雄睿王]: 408 – 258 TCN

Tuy nhiên ngày nay, qua khảo chứng, các nhà sử học phần đông cho rằng chuyện 18 đời Hùng vương là không có thật. Con số 18 chỉ mang tính tượng trưng, ước lệ, vì 18 là bội số của 9 – vốn là một số thiêng đối với người Việt.

Nếu xét theo thời gian trị vì kéo dài 2.622 năm mà chỉ có 18 đời vua thì đây là những con số rất khó thuyết phục; mặc dù ghi chép như vậy để “nêu rõ quốc thống” nhưng các sử gia đều tỏ ý nghi ngờ điều này.

Nhà sử học Ngô Thì Sĩ viết trong “Việt sử tiêu án”: “Người ta không phải là vàng đá, sao lại sống lâu được như thế? Điều ấy càng không thể hiểu được”.

Còn trong cuốn “Việt Nam sử lược”, nhà sử học Trần Trọng Kim cũng viết: “…Cứ tính hơn bù kém, mỗi ông vua trị vì được non 150 năm. Dẫu là người đời thượng cổ nữa thì cũng khó lòng mà có nhiều người sống lâu được như vậy”.

Các nhà nghiên cứu cho rằng nước Văn Lang của các vua Hùng chỉ tồn tại trong khoảng 300 – 400 năm và niên đại kết thúc là khoảng năm 208 TCN chứ không phải là năm 258 TCN.

Cuốn “Đại Việt sử lược”, bộ sử xưa nhất của nước ta còn giữ được đến nay chép rằng: “Đến đời Trang Vương nhà Chu [696 – 681 TCN] ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương”.

Không rõ tác giả Đại Việt sử lược căn cứ vào đâu để viết lên như vậy, nhưng đưa ra thời điểm mà nhà nước Văn Lang hình thành vào khoảng thế kỷ VII TCN, tương ứng với giai đoạn Đông Sơn là phù hợp với những kết quả nghiên cứu hiện nay, và con số 18 vua Hùng cai trị trong khoảng 300 – 400 năm được nhiều người chấp nhận hơn, cho dù không thể khẳng định được rằng nước Văn Lang thực sự có đúng 18 đời vua Hùng hay không.

Chỉ có 18 đời vua mà cai trị 2.622 năm đã gây ra không ít hoài nghi, tuy nhiên trong các bản Ngọc phả, thần tích như bản “Ngọc phả Hùng Vương” được soạn năm Thiên Phúc nguyên niên [980] đời vua Lê Đại Hành [Lê Hoàn] nhà Tiền Lê thì không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 nhành/ngành với tổng cộng 180 đời vua:

“Dĩ thượng Hùng đồ thập bát diệp, tỷ phú truyền cơ thái bảo, nhất bách thập bát đại đế vương tốn vị nhất thống sơn hà”

Nghĩa là:

“Mười tám nhành nhà Hùng, ngọc tỷ và ấn tín truyền quyền đại bảo trong khoảng 180 đời nhường ngôi đế vương, một mối non sông xa thư trị nước”.

Trong Ngọc phả Hùng Vương thì chữ “đời” phải hiểu là chữ “thế” trong Hán tự có nghĩa là không phải một đời người mà là “một dòng gồm nhiều đời”. Hiện ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội, còn bài vị “Tam Vị Quốc Chúa” thờ 3 vị vua cuối cùng thuộc thế/chi/nhành Hùng Vương thứ 18.

Như vậy con số 18 không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 ngành, mỗi ngành gồm nhiều đời vua mang chung vương hiệu, khi hết một nhành mới đặt vương hiệu mới. Bên cạnh đó thời gian trị vì cũng như tuổi thọ của một vị vua có thể hiểu là tuổi của nhiều đời vua và số năm trị vì của nhiều đời vua thuộc một ngành cộng lại vì thế thời gian trị vì hơn 2.622 năm của các vua Hùng không có gì là hoang đường cả. Vì vậy mới có câu rằng:

Sơ khai Nam Việt hữu Kinh Dương,

Nhất thống sơn hà thập bát vương.

Dư bách hệ truyền thiên cổ tại,

Ức niên hương hoả ức niên phương.

Nghĩa là:

Mở đầu Nam Việt có Kinh Dương

Mười tám ngành vua, mười tám chương.

Bách Việt sơn hà muôn thuở đó,

Đời đời đèn nến nức thơm hương.

Bản Thần tích xã Vi Cương [Phú Thọ] ghi chép khá rõ về các đời vua với những thông tin liên quan, theo đó 18 ngành vua Hùng có tất cả 180 đời vua nối nhau trị vì: “Tính trong 18 chi đời vua Hùng truyền ngôi đại bảo cho 180 đời đế vương, sơn hà quy về một mối, kiến lập được 122 thành điện. Tổng cộng các năm của 18 đời Thánh vương di truyền ngôi cho các triều thánh tử thần tôn là 2.622 năm, thọ 8.678 tuổi, sinh được 986 chi, các hoàng tử công chúa sinh được 14.378 cháu chắt miêu duệ, cai trị khắp đầu non góc biển trong nước, vạn cổ trường tồn, mãi mãi không bao giờ dứt”.

Tượng 18 vị Vua Hùng.

1. Chi Càn: Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục, tức Lục Dục Vương, sinh năm Nhâm Ngọ [2919 TCN] lên ngôi năm 41 tuổi, không rõ truyền được mấy đời vua, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Nhâm Tuất [2879 TCN] đến Đinh Hợi [2794 TCN] so ngang với Trung Quốc vào thời đại Tam Hoàng [?].

2. Chi Khảm: Lạc Long Quân, húy Sùng Lãm, tức Hùng Hiền Vương, sinh năm Bính Thìn [2825 TCN], lên ngôi 33 tuổi, không rõ truyền mấy đời vua. Chi này ở ngôi tất cả 269 năm, đều xưng là Hùng Hiền Vương, từ năm Mậu Tý [2793 TCN] đến năm Bính Thìn [2525 TCN]. Ngang với Trung Quốc vào thời Hoàng Đế [Ngũ Đế].

3. Chi Cấn: Hùng Quốc Vương, húy Hùng Lân, sinh năm Canh Ngọ [2570 TCN] lên ngôi khi 18 tuổi, không rõ truyền được mấy đời vua, đều xưng là Hùng Quốc Vương, ở ngôi tất cả 272 năm, từ năm Đinh Tỵ [2524 TCN] đến 2253 TCN. Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Thuấn, Hữu Ngu.

4. Chi Chấn: Hùng Hoa Vương, húy Bửu Lang, không rõ năm sinh, lên ngôi năm Đinh Hợi [2252 TCN], không rõ truyền được mấy đời vua đều xưng là Hùng Hoa Vương, ở ngôi tất cả 342 năm, từ năm Đinh Hợi [2254 TCN] đến năm Mậu Thìn [1913 TCN]. Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Quýnh nhà Hạ.

5. Chi Tốn: Hùng Hy Vương, húy Bảo Lang, sinh năm Tân Mùi[2030 TCN], lên ngôi khi năm 59 tuổi. Không rõ truyền được mấy đời vua, đều xưng là Hùng Hy Vương ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Kỷ Tỵ [1912 TCN] đến Mậu Tý [1713 TCN]. Ngang với Trung Quốc vào thời Lý Quý [Kiệt] nhà Hạ.

6. Chi Ly: Hùng Hồn Vương, húy Long Tiên Lang, sinh năm Tân Dậu [1740 TCN], lên ngôi khi 29 tuổi, truyền 2 đời vua, ở ngôi tất cả 81 năm đều xưng là Hùng Hồn Vương, từ năm Kỷ Sửu [1712 TCN] đến năm Kỷ Dậu [1632 TCN]. Ngang với Trung Quốc vào thời -c Đinh nhà Thương.

7. Chi Khôn: Hùng Chiêu Vương, húy Quốc Lang, sinh năm Quý Tỵ [1768 TCN], lên ngôi khi 18 tuổi, truyền 5 đời vua đều xưng là Hùng Chiêu Vương, ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Canh Tuất [1631 TCN] đến năm Kỷ Tỵ [1432 TCN]. Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Ất nhà Thương.

8. Chi Đoài: Hùng Vỹ Vương, húy Vân Lang, sinh năm Nhâm Thìn [1469 TCN] lên ngôi khi 39 tuổi, truyền 5 đời vua đều xưng là Hùng Vỹ Vương, ở ngôi tất cả 100 năm, từ năm Canh Ngọ [1431 TCN] đến năm Kỷ Dậu[1332 TCN]. Ngang với Trung Quốc vào thời Nam Canh nhà Thương.

9. Chi Giáp: Hùng Định Vương, húy Chân Nhân Lang, sinh năm Bính Dần [1375 TCN], lên ngôi khi 45 tuổi truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Định Vương, ở ngôi tất cả 80 năm, từ 1331 đến 1252 TCN]. Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Giáp nhà Ân.

10. Chi Ất – Hùng Uy Vương, húy Hoàng Long Lang, 3 đời, 90 năm, từ 1251 đến 1162 TCN]

11. Chi Bính: Hùng Trinh Vương, húy Hưng Đức Lang, sinh năm Canh Tuất [1211 TCN], lên ngôi khi 51 tuổi, truyền 4 đời vua, đều xưng là Hùng Trinh Vương, ở ngôi tất cả 107 năm, từ năm Canh Tý [1161 TCN] đến năm Bính Tuất [1055 TCN]. Ngang với Trung Quốc vào thời Thành Vương nhà Tây Chu.

12. Chi Đinh: Hùng Vũ Vương, húy Đức Hiền Lang, sinh năm Bính Thân [1105 TCN], lên ngôi khi năm 52 tuổi, truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Vũ Vương, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Đinh Hợi [1054 TCN] đến năm Nhâm Tuất [969 TCN]. Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.

13. Chi Mậu: Hùng Việt Vương, húy Tuấn Lang, sinh năm Kỷ Hợi [982 TCN] lên ngôi khi 23 tuổi, truyền 5 đời vua, đều xưng là Hùng Việt Vương, ở ngôi tất cả 115 năm, từ năm Quý Hợi [968 TCN] đến Đinh Mùi [854 TCN]. Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.

14. Chi Kỷ: Hùng Anh Vương, húy Viên Lang, sinh năm Đinh Mão [894 TCN] lên ngôi khi 42 tuổI, truyền 4 đời vua đều xưng là Hùng Anh Vương, ở ngôi tất cả 99 năm, từ 853 đến 755 TCN. Ngang với Trung Quốc vào thời Bình Vương nhà Đông Chu.

15. Chi Canh: Hùng Triệu Vương, húy Cảnh Chiêu Lang, sinh năm Quý Sửu [748 TCN], lên ngôi khi 35 tuổi truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Triệu Vương, ở ngôi tất cả 94 năm, từ năm Đinh Hợi [754 TCN] đến năm Canh Thân [661 TCN]. Ngang với Trung Quốc vào thời Huệ Vương nhà Đông Chu

16. Chi Tân: Hùng Tạo Vương [Thần phả xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc, ghi đời thứ 16 là Hùng Tạo Vương, đóng ở Việt Trì, có Thạc tướng quân đánh tan giặc Man, Vua phong là Chuyển Thạch Tướng Đại Vương – ‘NgườI anh hùng làng Dóng’ Cao Xuân Đỉnh [NxbKHXH 1969 trang 126-130], húy Đức Quân Lang, sinh năm Kỷ Tỵ [712 TCN], 3 đời vua, lên ngôi tất cả 92 năm, từ năm Tân Dậu [660 TCN] đến năm Nhâm Thìn [569 TCN]. Ngang với Trung Quốc vào thời Linh Vương nhà Đông Chu

17. Chi Nhâm: Hùng Nghị Vương, húy Bảo Quang Lang, sinh năm Ất Dậu [576 TCN] lên ngôi khi 9 tuổi, truyền 4 đời vua đều xưng là Hùng Nghị Vương, ở ngôi tất cả 160 năm, từ năm Quý Tỵ [568 TCN] đến năm Nhâm Thân [409 TCN]. Ngang với Trung Quốc vào thời Uy Liệt Vương nhà Đông Chu

18. Chi Quý: Hùng Duệ Vương, sinh năm Canh Thân [421 TCN], lên ngôi khi 14 tuổi, truyền không rõ mấy đờI vua [có lẽ 3 đời] vì ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì – Hà Nội có bài vị « Tam Vị Quốc Chúa », ở ngôi tất cả 150 năm, từ năm Quý Dậu [408 TCN] đến năm Quý Mão [258 TCN]. Ngang với năm thứ 17 đời Uy Liệt Vương, đến năm thứ 56 đời Noãn Vương nhà Đông Chu Trung Quốc.

Như vậy, họ Hồng Bàng, trị vì nước Văn Lang, với vương hiệu Hùng Vương, không phải chỉ có 18 đời [18 ông vua] mà là 18 chi, mỗi chi có nhiều đời vua. Một số ý kiến còn cho rằng con số 18 chỉ mang tính tượng trưng ước lệ vì nó là bội số của 9 – con số thiêng đối với người Việt. Điều này giải thích hợp lý sự tồn tại gần 2.622 năm của thời đại Hùng Vương.

vua Hùng sinh năm bao nhiêu?

Văn LangHùng Vương thứ XVIII / Ngày/nơi sinhnull

18 vị vua Hùng trị vị bao nhiêu năm?

18 đời vua Hùng nối nhau trị vì trong 2.622 năm.

Hùng Vương là con của ai?

Tại Lăng Kinh Dương Vương có ghi: Kinh Dương Vương tên húy Lộc Tục, bậc thánh trí có tư chất thông minh, tài đức hơn người, sức khỏe phi thường. Kinh Dương Vương lấy Thần Long sinh ra Lạc Long Quân [húy Sùng Lãm]. Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai Âu Cơ sinh ra 100 người con. Con cả là Hùng Quốc Vương.

vua Hùng Vương đời thứ 18 là ai?

Kết quả là cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi sau 10 năm. Theo giả thuyết phổ biến nhất, sau chiến thắng, Hùng Vương thoái vị, Thục Phán - người có công lao lớn nhất trong cuộc chiến - nối ngôi, thống nhất hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt thành nước Âu Lạc.

Chủ Đề