Vùng 1 vùng 2 vùng 3 là gì

Ông Điền Duy Bình hỏi: Khi tôi nghiên cứu danh mục địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP thì không thấy có TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, chỉ có thị xã Vĩnh Châu, thị xã Ngã Năm được xếp ở vùng III. Vậy, tôi ở TP. Sóc Trăng, vậy nên tính là vùng nào để áp dụng mức lương tối thiểu làm căn cứ đóng BHXH? Không có tên trong danh sách tại Nghị định là áp dụng vùng IV thì có hợp lý không?

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 2 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì các thành phố trực thuộc tỉnh [trừ các thành phố đã nêu tại Khoản 1, Khoản 2 của Phụ lục] áp dụng mức lương tối thiểu theo vùng III.

Căn cứ quy định nêu trên thì TP. Sóc Trăng áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn vùng III.

Mức lương tối thiểu vùng là gì? Cách xác định mức lương tối thiểu vùng? Mức lương tối thiểu vùng mới nhất

Nội dung bài viết

  • 1 Mức lương tối thiểu vùng là gì?
  • 2 Đặc điểm của mức lương tối thiểu vùng
  • 3 Mức lương tối thiểu các năm [Đơn vị tính: Nghìn đồng]
  • 4 Mức lương tối thiểu vùng năm

Mức lương tối thiểu vùng là gì?

Mức lương tối thiểu vùng có thể hiểu là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động đối với công việc đơn giản nhất trong một khu vực xác định. Cụ thể tại điều 91 bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

Điều 91. Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Xem thêm: Lương cơ sở

Đặc điểm của mức lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu vùng tại Việt Nam có một số lưu ý như sau:

  • Mức lương tối thiểu vùng được chia ra làm 4 khu vực
  • Mức lương tối thiểu vùng phân chia theo trình độ, tay nghề của người lao động
  • Mức lương tối thiểu vùng có thể thay đổi theo quy định [thường là hàng năm]

Mức lương tối thiểu các năm [Đơn vị tính: Nghìn đồng]

Thời gian áp dụng Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV Cơ sở pháp lý
2009 800 740 690 650 Nghị định 110/2008/NĐ-CP
Từ 01/01/2010 -31/12/2010 980 880 810 730 Nghị định 97/2009/NĐ-CP
Từ 01/01/2011 – 30/9/2011 1350 1200 1050 830 Nghị định 108/2010/NĐ-CP
Từ 01/10/2011 – 31/12/2012 2000 1780 1550 1400 Nghị định 70/2011/NĐ-CP
Từ 01/01/2013 – 31/12/2013 2350 2100 1800 1650 Nghị định 103/2012/NĐ-CP
Từ 01/01/2014 – 31/12/2014 2700 2400 2100 1900 Nghị định 182/2013/NĐ-CP
Từ 01/01/2015 – 31/12/2015 3100 2750 2400 2150 Nghị định 103/2014/NĐ-CP
Từ 01/01/2016 – 31/12/2016 3500 3100 2700 2400 Nghị định 122/2015/NĐ-CP
Từ 01/01/2017 3750 3320 2900 2580 Nghị định 153/2016/NĐ-CP
Năm 2018 3980 3530 3090 2760 Nghị định 141/2017/NĐ-CP
Năm 2019 4180 3710 3250 2920 Nghị định 157/2018/NĐ-CP
Năm 2020 4420 3920 3430 3070 Nghị định 90/2019/NĐ-CP
Năm 2021 4420 3920 3430 3070 Nghị định 90/2019/NĐ-CP
Từ 01/01/2022 – 30/6/2022 4420 3920 3430 3070 Nghị định 90/2019/NĐ-CP
Từ 01/07/2022 4680 4160 3640 3250 Nghị định 38/2022/NĐ-CP

Mức lương tối thiểu vùng năm

Hiện tại, mức lương tối thiểu từ 01/07/2022 theo quy định tại nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

Điều 3. Mức lương tối thiểu

1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu tháng[Đơn vị: đồng/tháng] Mức lương tối thiểu giờ[Đơn vị: đồng/giờ]
Vùng I 4.680.000 22.500
Vùng II 4.160.000 20.000
Vùng III 3.640.000 17.500
Vùng IV 3.250.000 15.600

2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:

a] Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

b] Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

c] Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

d] Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

đ] Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

e] Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

PHỤ LỤC
DANH MỤC ĐỊA BÀN ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU TỪ NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2022
[Kèm theo Nghị định số: 38/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ]

1. Vùng I, gồm các địa bàn:

– Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;

– Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh;

– Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy thuộc thành phố Hải Phòng;

– Các quận, thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh;

– Các thành phố Biên Hòa, Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai;

– Các thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An; các thị xã Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương;

– Thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

2. Vùng II, gồm các địa bàn:

– Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;

– Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;

– Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;

– Thành phố Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào và các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;

– Các thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;

– Các thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;

– Các thành phố Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái và các thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;

– Các thành phố Thái Nguyên, Sông Công và Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên;

– Thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình;

– Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;

– Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;

– Thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;

– Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;

– Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An;

– Thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình;

– Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;

– Các thành phố Hội An, Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam;

– Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;

– Các thành phố Nha Trang, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;

– Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;

– Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;

– Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh;

– Thành phố Tây Ninh, các thị xã Trảng Bàng, Hòa Thành và huyện Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;

– Các huyện Định Quán, Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai;

– Thành phố Đồng Xoài và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước;

– Thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

– Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;

– Thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang;

– Thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;

– Thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long;

– Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;

– Các thành phố Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang;

– Các thành phố Long Xuyên, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang;

– Thành phố Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh;

– Thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu;

– Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.

3. Vùng III, gồm các địa bàn:

– Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại [trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II];

– Thị xã Kinh Môn và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;

– Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;

– Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ;

– Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang;

– Các huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh;

– Thị xã Sa Pa, huyện Bảo Thắng thuộc tỉnh Lào Cai;

– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Hưng Yên;

– Các huyện Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên;

– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Nam Định;

– Thị xã Duy Tiên và huyện Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam;

– Các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình;

– Các thị xã Bỉm Sơn, Nghi Sơn và các huyện Đông Sơn, Quảng Xương thuộc tỉnh Thanh Hóa;

– Các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An.

– Thị xã Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;

– Các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;

– Thị xã Điện Bàn và các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh thuộc tỉnh Quảng Nam;

– Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi;

– Các thị xã Sông cầu, Đông Hòa thuộc tỉnh Phú Yên;

– Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận;

– Thị xã Ninh Hòa và các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;

– Huyện Đăk Hà thuộc tỉnh Kon Tum;

– Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng;

– Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận;

– Các thị xã Phước Long, Bình Long và các huyện Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng thuộc tỉnh Bình Phước;

– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Tây Ninh;

– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;

– Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

– Thị xã Kiến Tường và các huyện Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa thuộc tỉnh Long An;

– Các thị xã Gò Công, Cai Lậy và các huyện Chợ Gạo, Tân Phước thuộc tỉnh Tiền Giang;

– Các huyện Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam thuộc tỉnh Bến Tre;

– Các huyện Mang Thít, Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long;

– Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;

– Các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang;

– Thị xã Tân Châu và các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang;

– Các huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang;

– Thị xã Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh;

– Thị xã Giá Rai và huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu;

– Các thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng;

– Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau;

– Các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn thuộc tỉnh Quảng Bình.

4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.

Đáng chú ý, quy định lương tối thiểu phải cao hơn 7% đối với lao động đã qua đào tạo nghề, học nghề tại nghị định 90/2019/NĐ-CP đã bị bãi bỏ. Do vậy, việc áp dụng lương tối thiểu với người đã qua đào tạo nghề được xác định như bình thường.

Chủ Đề