Xác định chi phí sản xuất là bước thứ máy

Làm thế nào để đặt được một mức giá sản phẩm phù hợp vừa đảm bảo thu được lợi nhuận cao vừa không khiến cho khách hàng của bạn “chạy mất dép” vì giá quá “chát”. Giá như thế nào mới là hợp lý đây? Khi mới bắt đầu kinh doanh hay chuẩn bị ra mắt một sản phẩm mới, vấn đề này có thể sẽ làm bạn cảm thấy khó khăn. Đừng lo, SUNO sẽ hướng dẫn bạn công thức định giá sản phẩm chỉ với 5 bước đơn giản. Với công thức này, bạn có thể áp dụng đặt cho giá bán lẻ hoặc giá bán sỉ hay cả hai.

Định giá sản phẩm bán lẻ và bán sỉ như thế nào cho phù hợp?

Bước 1: Tính giá vốn [giá gốc] cho sản phẩm của bạn

Giá vốn [giá gốc] của sản phẩm [còn được gọi là Cost of goods sold – COGS] là tổng chi phí bao gồm phí sản xuất hoặc nhập sản phẩm [còn được gọi là giá thành của sản phẩm] và bất kỳ chi phí bổ sung nào cần thiết, chẳng hạn như phí nhân công, vận chuyển, xử lý, marketing,… để hàng được sẵn sàng bán. Hiểu một cách đơn giản hơn là giá vốn [giá gốc] của sản phẩm có thể được xác định với công thức tính như sau:

Giá gốc [giá vốn] = Giá thành sản phẩm [Chi phí sản xuất/nhập sản phẩm] + Chi phí phát sinh khác nếu có [chi phí nhân công, đóng gói, vận chuyển, marketing,…]

Bước 2: Nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng của bạn

Trước khi bạn muốn đặt giá bán cho bất kỳ sản phẩm bán lẻ nào, hãy xác định rõ phân khúc thị trường mà bạn đang nhắm đến. Ví dụ: hàng của bạn thuộc lĩnh vực nào, là hàng cao cấp, hướng đến khách hàng giàu có? Hay hàng của bạn là hàng bình dân, phù hợp với khách hàng có thu nhập trung bình – khá?

Nên nhớ, chỉ khi nắm bắt được khách hàng tiềm năng cụ thể thì bạn mới có thể dựa theo đó để đưa ra mức giá lợi thế cạnh tranh cho bản thân. Tùy vào khách hàng của bạn có những hành vi tiêu dùng ra sao, ví dụ như chỉ quan tâm về giá cả hay về chất lượng sản phẩm. Khả năng ngân sách chi trả của họ cho việc mua sắm là bao nhiêu?

Hãy tổng kết tất cả những dữ liệu đó lại, bạn sẽ có thể đưa ra được mức giá phù hợp, đánh trúng tâm lý khách hàng.

Bước 3: Xác định mức lợi nhuận mà bạn mong muốn

Có một mẹo nhỏ và đơn giản mà có lẽ ai cũng thường áp dụng vào công thức định giá sản phẩm. Đó chính là bắt đầu lấy từ giá gốc của bạn rồi nhân gấp đôi lên để ra giá bán. Đây là cách làm an toàn và phổ biến nhất. Nó đảm bảo mức lợi nhuận bán hàng của bạn luôn thu về được là 100%.

Tuy nhiên, trong phân khúc bán lẻ, còn tùy vào từng ngành hàng và mô hình kinh doanh của bạn để tùy chỉnh giá bán mang về lợi nhuận bao nhiêu là phù hợp. Thường với các nhà sản xuất trực tiếp hay các thương hiệu lớn, họ sẽ nhắm đến mức lợi nhuận vào khoảng 30 – 50%. Họ có thể chấp nhận mức lợi nhuận thấp để đạt được những mục tiêu khác.

Trong khi các nhà bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng thì sẽ luôn nhắm đến mức lợi nhuận cao nhất có thể, vào khoảng 55 – 100%. Vậy nên, để có được giá bán sau cùng cho sản phẩm dù là bán sỉ hay bán lẻ thì bạn cần xác định mức lợi nhuận bạn mong muốn thu về được.

Bước 4: Đặt giá bán lẻ [giá niêm yết]

Sau khi xác định được lợi nhuận mong muốn thì bạn sẽ tính ra được giá bán sau cùng với công thức như sau:

Giá bán lẻ = [Giá gốc/vốn + [Giá gốc X  % lợi nhuận mong muốn]] 

Ví dụ như 1 sản phẩm giá gốc của bạn là 50.000 VND, bạn muốn thu lợi nhuận 100%, vậy thì bạn sẽ có giá bán là: [50.000 + [50.000 X 100%]] = 100.000 VND

Ở bước này, chúng ta vừa áp dụng công thức định giá sản phẩm để ra được giá bán sau cùng theo như mức lợi nhuận mà bạn kỳ vọng. Nếu như bạn đơn thuần chỉ là bán lẻ, mua đi bán lại và giá bán sau cùng bạn đưa ra đã hợp lý, phù hợp và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thì bạn có thể bắt đầu bán hàng rồi đấy.

Tốt nhất, để chắc chắn, bạn cần nghiên cứu xem các đối thủ, các nhà bán lẻ khác đang bán với mức giá bao nhiêu. Từ đó, bạn có thể so sánh và xem lại giá bán sản phẩm sau cùng của mình có khả thi hay không. Nếu như mức giá bạn đưa ra quá cao so với mặt bằng chung trên thị trường hay vượt quá khả năng chi trả của phân khúc khách hàng bạn đang nhắm đến. Bạn nên xem xét, điều chỉnh lại, chấp nhận một mức lợi nhuận thấp hơn để bán được hàng.

Lưu ý:

Bạn cũng nên lưu ý, đừng nhầm lẫn giá gốc [giá vốn] với giá thành để tính ra giá bán. Đã có nhiều trường hợp, chủ kinh doanh dùng giá thành nhân lên gấp đôi, gấp 3 hoặc gấp 4 lần để ra giá bán. Họ nghĩ rằng mình đang có mức lời rất “khủng”. tuy nhiên, đó chỉ là sự ngộ nhận. Trên thực tế, doanh thu bán hàng sau khi thu về, phần lợi nhuận trong đó vẫn tiếp tục bị trừ thêm các khoản chi phí khác dẫn đến bạn không lời như bạn tưởng.

Bước 5: Đặt giá bán sỉ

Nếu bạn là nhà sản xuất trực tiếp và cùng một lúc bạn vừa bán lẻ vừa bán sỉ thì bạn sẽ làm tiếp bước này. Vấn đề khi đặt giá sỉ là làm sao để không ảnh hưởng lợi nhuận giữa giá bán sỉ và bán lẻ. Đồng thời, giá bán lẻ của bạn cũng không gây ảnh hưởng về sự xung đột lợi ích với các đối tác bán lẻ khác đang lấy hàng của bạn về bán.

Tất nhiên, khi bạn bán sỉ, số lượng sản phẩm trong mỗi đơn hàng sẽ rất nhiều. Điều này cho phép bạn có thể bán sản phẩm với giá thấp hơn. Lúc này, để đặt được giá sỉ, bạn nên chia theo khung số lượng sản phẩm để có nhiều mức giá sỉ. Tùy theo số lượng sản phẩm trên đơn hàng mà đối tác đặt, họ sẽ được hưởng mức giá chiết khấu khác nhau, lấy càng nhiều giá càng rẻ. Như vậy bạn cũng sẽ có được chính sách giá sỉ đa dạng cho nhiều đối tác. Dù là vốn ít hay vốn nhiều thì họ vẫn có thể lấy hàng từ bạn.

Gợi ý cho bạn là khi vừa bán lẻ và bán sỉ thì bạn có thể đẩy giá bán lẻ lên cao để tránh gây ảnh hưởng xung đột về giá cho các đối tác của bạn khi lấy hàng về bán. Giả sử bạn muốn mức lợi nhuận thu về trên giá bán lẻ là 80%. Vậy bạn có thể chia ra các mức lợi nhuận còn lại cho giá sỉ dựa trên số lượng sản phẩm đặt mua như sau:

Ví dụ:

Một sản phẩm của bạn có giá gốc là 30.000 VND, lợi nhuận bạn mong muốn là 80%. Vậy giá bán lẻ là [30.000 + [30.000 X 80%]]  = 54.000 VND. Các mức giá bán sỉ theo số lượng sản phẩm mà đối tác đặt mua sẽ được tính như sau:

Mua từ 3 đến 10 cái: mức lợi nhuận thu về là 70%/sản phẩm => giá bán sỉ 1 cái là: [30.000 + [30.000 X 70%]] = 51.000 VND/cái

Mua từ 11 đến 30 cái giá bán: mức lợi nhuận thu về là 60%/sản phẩm => giá bán sỉ 1 cái là: [30.000 + [30.000 X 60%]] = 48.000 VND/cái

Mua từ 31 – 50 cái giá bán: mức lợi nhuận thu về là 50%/sản phẩm => giá bán sỉ 1 cái là: [30.000 + [30.000 X 50%]] = 45.000 VND/cái

Mua từ 100 cái trở lên: mức lợi nhuận thu về là 40%/sản phẩm => giá bán sỉ 1 cái là: [30.000 + [30.000 X 40%]] = 42.000 VND/cái

Cứ theo công thức lũy tiến này thì cứ đối tác mua càng nhiều thì giá càng giảm. Đồng thời, bạn vẫn luôn kiểm soát được lợi nhuận tối thiểu bạn thu về là bao nhiêu khi bán sỉ. Tất nhiên không nhất thiết bạn phải rập khuôn theo khung số lượng sản phẩm và mức lợi nhuận như trên mà hoàn toàn có thể tùy biến sao cho hợp lý.

Miễn bạn luôn lấy mức lợi nhuận trên giá bán lẻ làm điểm xuất phát. Và mức giá bán lẻ đề xuất của bạn cũng đảm bảo không làm ảnh hưởng, gây xung đột về lợi ích đối với các đối tác nhập hàng của bạn. Như vậy, bạn sẽ có thêm nhiều khách hàng hơn.

Lời kết:

Trên đây là công thức định giá sản phẩm cơ bản và đơn giản nhất. Dành cho những người mới bắt đầu và chưa có kiến thức chuyên sâu về việc kinh doanh. Ngoài ra hiện nay còn có rất nhiều phương pháp định giá sản phẩm như: định giá xuất phát từ chi phí cho sản phẩm, định giá dựa theo sự cạnh tranh, định giá theo marketing,… mà mọi người có thể tìm hiểu và tham khảo.

Có người nói định giá sản phẩm là cả một nghệ thuật trong việc bán hàng, đây không phải là việc khó khăn nhưng cũng không hề đơn giản. Nếu bạn không chú trọng cho nó thì sẽ rất ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh sau này. Dù sao, khi mới bắt đầu, chúng ta có thể đi từ những bước đơn giản nhất, sau đó tích lũy dần kinh nghiệm để cải thiện bản thân hơn. SUNO hy vọng và chúc cho mọi người ngày càng thành công, buôn may bán đắt hơn nhé!

Xem thêm: Định giá hàng hoá – 9 chiến lược giúp mang lại lợi nhuận

Điều cần thiết là chủ doanh nghiệp phải biết chi phí sản xuất. Quá trình tính toán chi phí sản xuất đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và quản lý một doanh nghiệp có lợi nhuận. Khi chủ doanh nghiệp biết chi phí liên quan đến từng bước sản xuất, chủ sở hữu có thể tối ưu hóa các quy trình liên quan đến sản xuất, lên lịch giao hàng thực tế và lập kế hoạch cho các hoạt động kinh doanh khác để điều hành doanh nghiệp hiệu quả hơn nhiều. Vậy chi phí sản xuất là gì? Bản chất và vai trò của chi phí sản xuất đối với doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng Luận Văn 99 tìm hiểu qua bài viết này.

Chi phí sản xuất [Production Cost] là gì?

Về khái niệm, chi phí sản xuất [Production Cost] được hiểu là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp để sản xuất một sản phẩm hoặc tạo ra một dịch vụ để bán cho người tiêu dùng. Chi phí sản xuất có thể bao gồm những thứ như lao động, nguyên vật liệu thô hoặc vật tư tiêu hao. Trong kinh tế học, chi phí sản xuất được định nghĩa là những chi phí bỏ ra để thu được các yếu tố sản xuất như lao động, đất đai và vốn cần thiết trong quá trình sản xuất một sản phẩm.


Khái niệm chi phí sản xuất là gì?

Bạn đang thực hiện bài luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ về chi phí sản xuất? Vì một số lý do nào đó bạn không chắc có thể đảm bảo hoàn thành bài luận tốt nhất. Tham khảo DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN THUÊ TRỌN GÓI & TỪNG PHẦN của Luận Văn 99.

Phân loại chi phí sản xuất

Có nhiều loại chi phí sản xuất khác nhau mà doanh nghiệp có thể phải chịu trong quá trình sản xuất một sản phẩm hoặc cung cấp một dịch vụ. Cụ thể bao gồm:

Chi phí cố định

Chi phí cố định là những khoản chi phí không thay đổi theo lượng sản lượng được sản xuất ra. Điều này có nghĩa là chi phí vẫn không thay đổi ngay cả khi không có sản xuất hoặc khi doanh nghiệp đã đạt năng lực sản xuất tối đa. Ví dụ, một doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng phải trả tiền thuê hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm bất kể số lượng khách hàng mà nó phục vụ. Các ví dụ khác về chi phí cố định bao gồm tiền lương và tiền thuê thiết bị.

Chi phí cố định có xu hướng giới hạn về thời gian và chúng chỉ cố định liên quan đến sản xuất trong một thời gian nhất định. Trong dài hạn, chi phí sản xuất một sản phẩm là biến đổi và sẽ thay đổi từ thời kỳ này sang thời kỳ khác.


Ví dụ về chi phí cố định

Chi phí biến đổi

Hay còn được gọi là chi phí khả biến là loại chi phí chi phí thay đổi cùng với sự thay đổi của trình độ sản xuất. Nghĩa là, chúng tăng lên khi khối lượng sản xuất tăng và giảm khi khối lượng sản xuất giảm. Nếu khối lượng sản xuất bằng 0, thì không phát sinh chi phí biến đổi. Ví dụ về chi phí biến đổi bao gồm hoa hồng bán hàng , chi phí tiện ích, nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp.

Ví dụ, trong một cơ sở sản xuất quần áo, chi phí biến đổi có thể bao gồm nguyên vật liệu thô được sử dụng trong quá trình sản xuất và chi phí nhân công trực tiếp. Nếu nguyên vật liệu thô và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất áo sơ mi là 9 đô la một chiếc và công ty sản xuất 1000 chiếc, thì tổng chi phí biến đổi là 9.000 đô la.

#

Chi phí biến đổi

Chi phí cố định

Định nghĩa

Chi phí thay đổi / thay đổi tùy thuộc vào khối lượng sản xuất của doanh nghiệp

Chi phí không thay đổi so với khối lượng sản xuất

Khi sản lượng tăng

Tổng chi phí biến đổi tăng

Tổng chi phí cố định không đổi

Khi sản lượng giảm

Tổng chi phí biến đổi giảm

Tổng chi phí cố định không đổi

Các ví dụ

  • Nguyên vật liệu 
  • Lao động
  • Chi phí vận chuyển
  • Hoa hồng bán hàng 
  • ...
  • Tài sản cố định [nhà xưởng, máy móc…]
  • Quảng cáo
  • Bảo hiểm
  • Khấu hao
  • ...

So sánh chi phí cố định và chi phí biến đổi

Tổng chi phí

Tổng chi phí bao gồm cả chi phí biến đổi và chi phí cố định. Nó tính đến tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất hoặc khi cung cấp một dịch vụ. Ví dụ, giả sử rằng một công ty dệt có chi phí sản xuất là 9$ cho mỗi chiếc áo sơ mi và nó đã sản xuất 1.000 chiếc trong tháng trước. Công ty cũng trả tiền thuê 1.500$ mỗi tháng. Tổng chi phí bao gồm chi phí biến đổi là 9.000$ [9 x 1.000$] và chi phí cố định 1.500$ mỗi tháng, nâng tổng chi phí lên 10.500$ trên một chiếc áo sơ mi.

Chi phí bình quân

Chi phí bình quân là tổng chi phí sản xuất chia cho số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất. Nó cũng có thể được tính bằng cách cộng chi phí biến đổi bình quân và chi phí cố định bình quân. Ban giám đốc sử dụng chi phí trung bình để đưa ra quyết định định giá sản phẩm của mình nhằm đạt được doanh thu hoặc lợi nhuận tối đa.

Mục tiêu của doanh nghiệp là giảm thiểu chi phí bình quân trên một đơn vị để có thể tăng tỷ suất lợi nhuận mà không làm tăng chi phí.

Chi phí biên

Chi phí cận biên là chi phí sản xuất thêm một đơn vị sản lượng. Nó cho thấy sự gia tăng tổng chi phí đến từ việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Vì chi phí cố định không đổi bất kể sản lượng tăng lên, chi phí cận biên chủ yếu bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của chi phí biến đổi. Ban lãnh đạo doanh nghiệp dựa vào chi phí cận biên để đưa ra quyết định phân bổ nguồn lực, tìm cách phân bổ nguồn lực sản xuất theo cách có lợi nhuận tối ưu.

Ví dụ, nếu doanh nghiệp muốn tăng năng lực sản xuất, doanh nghiệp đó sẽ so sánh chi phí cận biên với doanh thu cận biên sẽ được thực hiện bằng cách sản xuất thêm một đơn vị sản lượng. Chi phí cận biên thay đổi theo khối lượng đầu ra được sản xuất. Chúng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như phân biệt giá cả, ngoại tác, bất cân xứng thông tin và chi phí giao dịch.

Chi phí biên

Có thể bạn quan tâm:

➢ Top 50 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán mới nhất 2021

Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất là gì?

  • Chi phí tiền lương. Đối với ngành thâm dụng lao động [ngành dịch vụ / sản xuất quần áo], một thay đổi nhỏ trong chi phí tiền lương cũng gây tác động lớn đến chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp.
  • Năng suất lao động. Sự phát triển của khoa học công nghệ giúp tăng sản lượng bình quân lao động, cho phép các doanh nghiệp cắt giảm việc sử dụng lao động, dẫn đến chi phí sản xuất sẽ thấp hơn. 
  • Tỷ giá. Tỷ giá hối đoái tăng làm cho hàng nhập khẩu rẻ hơn. Nếu doanh nghiệp cần nhập khẩu nguyên liệu thô, việc tăng giá có thể làm giảm chi phí sản xuất [mặc dù xuất khẩu sẽ kém cạnh tranh hơn].
  • Nguyên liệu thô. Chi phí nguyên liệu thô tăng, ví dụ: dầu, nhựa và kim loại - sẽ làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Gần như tất cả các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi giá dầu cao hơn bởi nó sẽ làm tăng chi phí vận tải.
  • Thuế. Bảo hiểm quốc gia cao hơn [thuế đánh vào người lao động] làm tăng chi phí.
  • Rào cản hành chính và thuế quan. Doanh nghiệp phải làm thủ tục giấy tờ và khai thuế phức tạp sẽ làm cho tổng chi phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ cao hơn. Điều này đặc biệt có ảnh hưởng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng phải vượt qua các rào cản hành chính [hàng rào phi thuế quan].
  • Chi phí vận chuyển
  • Lãi suất. Các doanh nghiệp vay để đầu tư sẽ bị ảnh hưởng bởi việc tăng lãi suất - làm tăng chi phí hoàn trả khoản vay.

Ý nghĩa & Vai trò của chi phí sản xuất là gì?

Một doanh nghiệp quan tâm đến chi phí sản xuất vì nhìn chung, doanh nghiệp tìm cách kiếm lợi nhuận tài chính từ việc bán sản phẩm của mình. Lợi nhuận mà một doanh nghiệp tạo ra từ các sản phẩm của mình được tính bằng cách trừ tổng chi phí sản xuất trên tổng doanh thu mà doanh nghiệp mang lại [phần lớn là thông qua việc bán các sản phẩm của mình]. Nếu doanh nghiệp quyết định không tăng giá sản phẩm của mình, doanh nghiệp có thể duy trì [hoặc tăng] mức lợi nhuận của mình chỉ khi nó có thể giữ ổn định [hoặc giảm] chi phí sản xuất. doanh nghiệp càng có thể hạ thấp chi phí sản xuất đồng thời tăng doanh thu [thông qua việc tăng số lượng bán ra] thì doanh nghiệp đó càng có lợi nhuận.

Việc xác định chi phí sản xuất trên mỗi sản phẩm và hiểu rõ nguồn gốc của những chi phí đó là rất quan trọng vì một số lý do. Trước hết, một doanh nghiệp có thể đặt giá tạo ra lợi nhuận trên một sản phẩm nếu nó biết chi phí sản xuất sản phẩm đó là bao nhiêu. Hiểu được chi phí sản xuất cũng giúp doanh nghiệp có thể xác định được phần nào trong tổng chi phí của doanh nghiệp, quy trình sản xuất hoặc hợp đồng thuê văn phòng, nhà xưởng có liên quan đến một sản phẩm cụ thể nào đó. Hơn nữa, hiểu được chi phí sản xuất có thể xác định được chi phí quá cao và so sánh giữa chi phí của các hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức liên quan đến khái niệm chi phí sản xuất là gì. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn hoàn thành tốt hơn bài luận của mình nói riêng và trong quá trình học tập nói chung.

Video liên quan

Chủ Đề