Xây dựng mối quan hệ với nhà cung ứng

Thông thường các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ thường hợp tác với các nhà cung cấp nguyên liệu hoặc hàng hóa cho mình. Nếu không có các nhà cung cấp thì e rằng doanh nghiệp khó mà tồn tại. Để có thể làm việc cùng nhau thuận lợi và lâu dài với các nhà cung cấp của mình. Để thiết lập mối quan hệ với nhà cung cấp, bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:

Thiết lập mối quan hệ với nhà cung cấp

Bài viết dưới đây là những cách tiếp cận các nhà cung cấp để họ hỗ trợ  trong công việc. Những mối quan hệ này rất có giá trị và nó góp phần đưa giúp doanh nghiệp đi lên theo nhiều cách. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về khái niệm hợp tác với nhà cung cấp.

Đừng mãi suy nghĩ theo lối cổ hũ là nhà cung cấp chỉ có vai trò cung cấp nguyên vật liệu cho sản phẩm của mình. Hãy cho họ thấy họ chính là một đối tác lớn và rất quan trọng với mình. Nhưng điều quan trọng là bạn phải xây dựng được mối quan hệ thật sự với những người quan trọng của công ty.


Thiết lập mối quan hệ với nhà cung cấp

Cách dễ dàng nhất để  thực hiện là gửi email cho người đại diện bán hàng và tương tác với họ nếu họ có bất kỳ chương trình khuyến mãi tốt nào. Tuy nhiên, phải đảm bảo là bạn thực sự quan tâm đến việc đặt hàng ở họ.

Chia sẻ tài nguyên và chuyên môn với đối tác

Việc chọn lựa là một yếu tố mà doanh nghiệp phải kỹ càng nhất vì nó quyết định đến chất lượng sản xuất sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp nhưng không phải ai cũng sẽ cho bạn những sản phẩm có giá trị và chất lượng.


Chia sẻ tài nguyên và chuyên môn với đối tác

Vì vậy, những chia sẻ cải tiến của bạn cho nhà cung cấp rất có giá trị  không chỉ cho họ mà choi chính doanh nghiệp của bạn. Hơn nữa, mạnh dạn trong chia sẻ chuyên môn và nguồn tài nguyên sẽ tạo được thiện cảm tốt với nhà cung cấp và làm cho họ cảm nhận được rằng doanh nghiệp của bạn nhiệt tình giúp đỡ họ.

Giao tiếp cởi mở với đối tác

Muốn xây dựng một mối quan hệ gắn kết thì không nên giao tiếp một cách qua loa hời hợt với họ. Nghệ thuật giao tiếp kinh doanh là xem họ như những người bạn thân thiết và giao tiếp cởi mở hơn để tạo cảm giác thân thiện và gần gũi khi làm việc. Một tinh thần làm việc thoải mái sẽ giúp việc đàm phán thuận lợi hơn. Chất lượng và chi phí sẽ không còn là nỗi bận tâm.


Giao tiếp cởi mở với đối tác

Hơn nữa, trao đổi thông tin thường xuyên với nhà cung cấp, bạn sẽ là một trong những người đầu tiên biết về các chương trình giảm giá. Giúp bạn tăng tưởng lợi nhuận nhanh chóng.

Chia sẻ thông tin và mục tiêu tương lai cho đối tác

Cho nhà cung cấp biết rằng bạn luôn muốn hợp tác với họ về lâu về dài. Khi bạn đưa ra những kế hoạch tương lai với họ, điều này chứng minh rằng bạn rất coi trọng nhà cung cấp đó. Ổn định mối quan hệ hợp tác chính là sợi dây liên kết duy trì việc làm ăn lâu dài. Nếu đã đạt được một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với nhà cung cấp, bạn sẽ nhận được về mình nhiều lợi ích như:

  • Tăng khả năng tạo giá trị của doanh nghiệp và của nhà cung cấp
  • Linh hoạt phản ứng lại những thay đổi trong môi trường hoặc nhu cầu của khách hàng
  • Tối đa hóa nguồn tài nguyên có sẵn.


Chia sẻ thông tin và mục tiêu tương lai cho đối tác

Việc tiếp theo theo dõi facebook và trang web để chia sẻ các dòng facebook hay trạng thái của họ. Đây có thể là một cách nhanh nhất để xuất hiện trên những truy tìm của họ.\

Trên đây là những gợi ý để bạn có thể dễ dàng tiếp cận và thiết lập một mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhà cung cấp.

Để có được mối quan hệ tích cực với các nhà cung cấp, doanh nghiệp cần lập ra các chính sách để quản lý hiệu quả các mối quan hệ này. Mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thúc đẩy và phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Các cấp độ của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp

Tuỳ theo ngành hoặc theo từng doanh nghiệp mà các nhà cung cấp sẽ có một nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Thông thường ở mỗi doanh nghiệp, các nhà cung cấp sẽ được chia thành các cấp độ khác nhau tuỳ theo mối quan hệ với nhà cung cấp và nhiệm vụ cần thực hiện giữa hai bên khi giao dịch.

Các nhà cung cấp sẽ được chia thành các cấp độ khác nhau tuỳ theo mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp.

  1. Cấp độ đầu tiên cơ bản nhất chính là các nhà cung cấp ở mức độ giao dịch cơ bản. Các doanh nghiệp sẽ tìm thấy nhà cung cấp, thương lượng giá cả cùng với các điều khoản, sau đó đặt đơn hàng và nhà cung cấp có nhiệm vụ điền vào các đơn hàng đó. Đối với các nhà cung cấp ở cấp độ này, doanh nghiệp sẽ không cần đến việc duy trì và phát triển mối quan hệ với nhà cung cấp. Mối quan hệ với nhà cung cấp này sẽ kết thúc sau khi các giao dịch về hàng hoá hoàn tất theo sự thương lượng từ hai bên.
  2. Cấp độ mối quan hệ nhà cung cấp tiếp theo được xem xét nhiều hơn đó chính là các nhà cung cấp ưu tiên. Các nhà cung cấp ưu tiên có giá trị cao đối với doanh nghiệp. Bên cạnh các khả năng cơ bản và điều kiện hoạt động đã được thiết lập, các nhà cung cấp ưu tiên có nhiều tiềm năng và nỗ lực hơn để phát triển mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà cung cấp ưu tiên thường được trao các giải thưởng ưu đãi kinh doanh. Họ vẫn phải cạnh tranh và chứng minh rằng họ có đủ khả năng trong việc giao hàng, tuy nhiên sự ưu tiên của họ đến từ hiệu suất và khả năng làm việc của họ trong quá khứ.
  3. Cuối cùng, sự nỗ lực duy trì và phát triển mối quan hệ của doanh nghiệp nhiều nhất dành cho các nhà cung cấp chiếc lược. Các nhà cung cấp chiến lược được đánh giá là chất lượng và có tiềm năng nhất. Do đó, các doanh nghiệp sẽ thường đầu tư xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, bền vững đối với tổ chức của các nhà cung cấp chiến lược.

Quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp

Mục tiêu chính mà bất kỳ chiến lược quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp nhắm đến là để thúc đẩy sự thành công trong việc hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp. Để đảm bảo được việc quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp đạt được hiệu quả thì doanh nghiệp nên chú ý và xem xét các điều nên làm và không nên làm dưới đây.

Doanh nghiệp cần chú ý những điều nên làm và không nên làm khi quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp.

Các điều nên làm khi quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp

  1. Các doanh nghiệp nên có một quy trình chính thức và rõ ràng để theo dõi sự tiến hành công việc của các nhà cung cấp trong quá trình quản lý mối quan hệ với họ.
  2. Mỗi nhà cung cấp nên có một người đứng ra đảm nhiệm vai trò quản lý mối quan hệ và được chỉ định đi cùng với một nhà tài trợ điều hành.
  3. Doanh nghiệp cần có một chiến lược truyền thông hiệu quả cùng với một kế hoạch phát triển mối quan hệ đối với các nhà cung cấp ưu tiên và các nhà cung cấp chiến lược.
  4. Doanh nghiệp nên có một sự hiểu biết thấu đáo về tổ chức của nhà cung cấp.
  5. Doanh nghiệp cần có một tập hợp các số liệu được tiêu chuẩn hoá rõ ràng cùng với một hệ thống ghi chép điểm nhằm đo lường và theo dõi hiệu suất của mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp.
  6. Doanh nghiệp nên có một quy trình quản trị để đảm bảo mối quan hệ với nhà cung cấp và hiệu suất được quản lý một cách chủ động.
  7. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp cần được đảm bảo công bằng và chính trực, không có bất kì hành vi bất hợp pháp nào.
  8. Doanh nghiệp nên mong đợi các nhà cung cấp đóng góp, thúc đẩy chiến lược và hiệu suất của doanh nghiệp.
  9. Doanh nghiệp nên mong đợi để đóng góp và nâng cao hiệu suất của nhà cung cấp.
  10. Các nhà cung cấp phải được kết nối điện tử trực tiếp với hệ thống của doanh nghiệp.
  11. Doanh nghiệp nên nhận ra và đánh giá các nhà cung cấp một cách rõ ràng và chính xác.

Các điều không nên làm khi quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp

Nếu việc quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp kém sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho doanh nghiệp. Chính vì thế, có những điều cần tránh khi thực hiện việc quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp.

Doanh nghiệp cần chú ý để tránh những nguy cơ gây hại đến mối quan hệ với nhà cung cấp.

  1. Doanh nghiệp cần phải duy trì tính toàn vẹn, khoảng cách và tính khách quan của mình. Nhiều doanh nghiệp có thể đi quá giới hạn và một số có thể bị cám dỗ bởi việc hối lộ và các ưu đãi riêng.
  2. Đừng thực hiện chiến lược nhà cung cấp vì những lý do sai lầm. Bất kỳ sự thiếu chính trực nào trong việc lựa chọn nhà cung cấp sẽ làm việc quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp trở nên kém hiệu quả.
  3. Đừng cho phép các nhà cung cấp chiến lược luôn duy trì vị trí và không phát triển. Các nhà cung cấp chiến lược phải liên tục chứng minh rằng họ luôn kiếm được vị trí của họ ở cấp độ này.
  4. Đừng ngại khi yêu cầu các nhà cung cấp chiến lược phải chịu trách nhiệm và loại bỏ họ nếu cần thiết. Hầu như chẳng có nhà cung cấp nào là không thể thay thế được.
  5. Đây là mối quan hệ đến từ hai phía, doanh nghiệp nếu muốn các nhà cung cấp đóng góp cho thành công của mình thì họ phải đóng góp cho lợi ích của các nhà cung cấp. Các doanh nghiệp nên tránh suy nghĩ rằng đây là mối quan hệ đến từ một phía và sẽ dễ dàng nhận được những lợi ích cho riêng mình.
  6. Doanh nghiệp không nên quá lạm dụng vào mối quan hệ với nhà cung cấp. Tuy một mối quan hệ tốt với nhà cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng phát triển nhưng khi doanh nghiệp sử dụng quá mức hoặc bỏ qua mối quan hệ, doanh nghiệp sẽ làm tổn hại đến tương lai của chính mối quan hệ này.
  7. Doanh nghiệp nên thường xuyên chú ý, tránh bỏ qua hay lơ là mối quan hệ với nhà cung cấp. Các doanh nghiệp nên chú ý việc giao tiếp thường xuyên và duy trì mối quan hệ tích cực với các nhà cung cấp.
  8. Đừng để các nhà cung cấp chiến lược lợi dụng các lợi thế của doanh nghiệp. Họ vẫn phải đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thông qua việc chi trả hoá đơn và cung cấp hàng hoá đúng chất lượng.
  9. Các doanh nghiệp không nên quá chú tâm vào các nhà cung cấp chiến lược hiện có mà bỏ qua các nhà cung cấp tiềm năng khác. Có thể trong tương lai, họ sẽ trở thành nhà cung cấp chiến lược tốt hơn cho doanh nghiệp.

Tạm kết

Những thông tin mà bài viết đã đề cập sẽ giúp cho bạn nắm rõ hơn về việc quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp và từ đó có thể quản lý các mối quan hệ này một cách hiệu quả hơn. Hãy theo dõi WE thường xuyên để được cập nhật nhanh nhất về những thông tin bổ ích khác mà WE mang lại nhé.

Nguồn: Supplychaingamechanger

Video liên quan

Chủ Đề