Xử lý đất cát để trồng rau

Năng suất cây trồng không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố như chọn được giống tốt hay chăm sóc tốt mà cần được lớn lên trên mảnh đất phì nhiêu. Để đo được độ phì nhiêu của đất còn phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Tuy nhiên không phải mảnh đất nào cũng may mắn để sở hữu được hết các yếu tố thiết yếu trên. Vì vậy, có nhiều cấu trúc đất khác nhau, mang tính chất khác nhau, mang cả những ưu điểm lẫn nhược điểm. Do đó, tốt nhất cần cải tạo đất để phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm, làm đất trồng trở nên tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu canh tác của bà con.

Dưới đây, GFC tổng hợp các loại cấu trúc đất, phân tích ưu và nhược điểm đề xuất cách cải tạo để bà con có thể theo dõi và thực hành.

Đất trồng cây

Loại đất thường được đánh giá tốt cho cây trồng là đất chứa các hạt cát, limon, sét và chất mùn. Các hạt này càng bá cũng như tỉ lệ mùn càng cao thì đất càng tốt.

Người ta căn cứ trên tỉ lệ các hạt có trong đất để chia đất ra làm 3 loại chính:

  • Đất cát: 85% cát, 10% limon và 5% sét.
  • Đất sét: 25% cát, 30% limon và 45% sét.
  • Đất thịt: 45% cát, 40% limon và 15% sét.

Mỗi thành phần cơ giới khác nhau sẽ tạo nên một loại đất khác nhau. Để cải tạo chúng ta cần thay đổi cách lam đất, lượng phân bón và cơ cấu cây trồng.

1/ Đất cát

– Cấu tạo: được hình thành từ những hạt cát lớn, hình dạng không đồng đều. Có nhiều khoảng trống không khí giữa các hạt cát nênchúng rời rạc không kết dính được với nhau [ngay khi ẩm ướt].

– Thành phần: 80 – 100% là cát, 0 – 10 % đất sét, 0 – 10% đất thịt

  • Ưu điểm:

+ Thấm nước nhanh.

+ Vi sinh vật háo khí hoạt động mạnh [do giữa các hạt cát có nhiều lỗ trống]

+ Dễ cày bừa

+ Thích hợp trồng cho các loại cây dây leo, thân cỏ lấy củ như khoai lang, khoai tây, các loại cây họ đậu…

  • Nhược điểm:

+ Là loại đất nghèo chất dinh dưỡng nhất vì chứa ít đất sét, đất thịt và chất hữu cơ

+ Cỏ mọc nhanh không có lợi cho cây trồng

+ Chất hữu cơ thường bị phân hủy nhanh nên đất cát nghèo mùn

+ Đất cát dễ bị khô hạn, đốt nóng và mất nhiệt nên hạn chế sự phát triển của các VSV có ích

+ Ít tốn công cày bừa

  • Để cải thiện chất lượng đất cát:

+ Bón nhiều phân hữu cơ đã hoai mục [phân chuồng, phân trộn,…],có tác dụng làm tăng lượng mùn, vi sinh vật bà gia tăng độ xốp cho đất. Khi bón nhớ vùi sâu, tỉ lệ thường từ 5 – 10 tạ/ sào/ vụ.

+ Bổ sung thêm đất sét, bùn ao hồ hoặc  tưới nước phù sa để làm tăng chất kéo trong đất. Giúp cải thiện khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng của đất cát

+ Đối với loại đất này bón phân hỗn hợp NPK đa lượng thay cho phân đơn

+ Phủ xung quanh cây bằng những lớp lá cây, gỗ mục, vỏ cây, cỏ khô hoặc rơm, nó giúp giữ ẩm cho đất.

+ Trồng các loại cây phủ đất hoặc tạo phân xanh.

  • Những loại cây trồng trên đất cát:

Khi trồng cây trên đất cát hoặc đất cát pha phải thường xuyên bón phân. Do đó nên lựa chọn những loại cây phù hợp để tiết kiệm chi phí. Loại cây thích hợp để trồng đất cát là cây lấy củ, vì khả năng phát triển của dễ tốt.

  • Cây ăn quả: cam, chanh, mận, nho, na, táo
  • Cây rau màu: củ đậu, nha đam, khoai lang, khoai tây, dưa, lạc, vừng…
  • Phi lao trồng để chắn gió

Lưu ý khi trồng trên đất cát:

+ Đào hố sâu, rộng

+ Trộn đất cát với đất thịt [cải thiện đất theo biện pháp trên] để cây có độ bám sinh trưởng tốt

+ Giai đoạn sinh trưởng và phát triển, cần tưới đủ nước cho cây.

+ Thường xuyên kiểm tra xem cây có dấu hiệu bệnh nào không và xử lý kịp thời

 

2/ Đất sét

– Cấu tạo: được hình thành từ những hạt đất sét nhỏ và mịn, không có khoảng trống nào chen giữ. Nên chúng có khả năng kết dính chặt với nhau [nhất là khi bị ẩm ướt]

– Thành phần: 0 – 45% cát, 0 – 45% là mùn, 50 – 100% sét

  • Ưu điểm:

+ Đất sét chứa hàm lượng mùn nhiều hơn đất cát,

+ Giàu khoáng chất cho cây trồng

+ Ổn định nhiệt độ, nhiệt độ thay đổi chậm so với nhiệt độ không khí

+ Khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng tốt hơn đất cát

  • Nhược điểm:

+ Vì kết cấu đất có độ kết dính cao nên thoáng khí kém, khả năng thoát nước nước chậm, thậm chí gây nên tình trạng ứ đọng nước vào mùa mưa. Vào mùa khô thì loại đất này trở nên cứng – rắn dạng cục, bề mặt nứt nẻ làm đứt rễ cây trong đất

+ Kết cấu đất thiếu lỗ rỗng nên đất sét chứa ít chất hữu cơ và hoạt động của vi khuẩn

+ Rễ cây kém phát triển do đất sét cằn cỗi, rễ cây khó đâm sâu

+ Đất sét giữ quá chặt nên cây trồng khó hút nước, chất dinh dưỡng

+ Tốn công cày bừa

  • Để cải thiện chất lượng đất sét:

+ Bổ sung từ 5 đến 7 cm chất hữu cơ vào bề mặt đất, thêm khoảng 2.5 cm nữa mỗi năm sau đó.Nếu có thể bổ sung chất hữu cơ vào mùa xuân/ thu.

+ Bón thêm vôi, phân xanh, phân chuồng…trước khi gieo trồng để tăng cường độ thoát nước cho đất. Trong thời gian cây phát triển cũng nên liên tục bón thêm phân xanh vào đất, rải thêm cỏ và lá.

+ Nếu đất sét nặng quá thì có thể pha thêm đất cát và tưới nước phù sa thô

+ Tạo các luống trồng cao để cải thiện tình trạng thoát nước.

+ Giảm thiểu cày, đào xới đất.

  • Những loại cây nên trồng đất sét:Không thích hợp để trồng cây lấy củ

 3/ Đất thịt

– Cấu tạo: hạt nhỏ, hình dạng đá phong hóa không đều nhau

– Thành phần: 25 – 50% cát, 30 – 50% mùn, 10 – 30% sét

– Tính chất:

+ Mang tính chất trung gian giữa đất sét và đất cát. Nếu thành phần chứa nhiều cát hơn thì là đất thịt nhẹ, ngược lại thành phần chứ nhiều đất sét hơn thì là đất thịt nặng. Đất thịt nhẹ và trung bình thì tốt hơn.

  • Ưu điểm

+ Đất có độ tơi xốp và thoáng khí tốt.

+ Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt hơn đất cát và đất sét

+ Có nhiều vi sinh vật có ích sinh sống, nên quá trình biến đổi lột xác giúp làm tăng thành phần hữu cơ và chất mùn trong đất

+ Tốn ít công cày bữa và chi phí phân bón so với đất cát hay đất sét

  • Để cải thiện chất lượng đất thịt nặng:

+ Bón thêm phân hữu cơ [phân chuồn đã ủ hoai mục, phân xanh, chất mùn…] để làm tăng tính gắn kết của các hạt đất, cải tạo đất, tăng tính bền vững của cấu trúc đất và tạo điều kiện cho các vi sinh vật có ích sinh sống.

+ Tránh làm đất khi quá ẩm hoặc quá khô sẽ làm phá hủy cấu trúc của đất

+ Không nên cày bừa nhiều hoặc làm đất quá tơi nhuyễn sẽ làm mất chất hữu cơ trong đất

+ Dùng rác thực vệt để che phủ bề mặt đất canh tác, giúp tăng chất hữu cơ và thúc đẩy sự hoạt động của giun đất

Chủ Đề