Xử lý nước bị phú dưỡng

Trong quá trình xử lý các nguồn nước thải ô nhiễm, người ta thường chú trọng đến vấn để loại bỏ BOD, tổng chất rắn lơ lửng, nitrat hóa, khử nitrat và khử photphat. Dưới đây là những lưu ý cũng như cách xử lý các thành phần cơ bản của nước thải một cách có hiệu quả nhất mà ETH sẽ giới thiệu!

BOD và phương pháp xử lý

BOD là thành phần phổ biến trong nguồn thải bao gồm nhiều chất hữu cơ, vô cơ hoặc chất tẩy rửa, xà phòng, chất béo, mỡ bôi trơn, thức ăn thừa. Chúng rất dễ bị phân hủy bởi vi khuẩn trong hệ thống xử lý nước thải. Lượng oxy cung cấp cho quá trình này được gọi là nhu cầu sinh hóa [BOD]. Trong các nhà máy xử lý nước thải người ta thường đo BOD để tính toán cường độ của nguồn thải.

Khi hàm lượng BOD cao có thể làm cạn kiệt nguồn oxy dẫn đến gây chết cá và phá vỡ hệ sinh thái. Tuy nhiên hàm lượng BOD trong nước thải vô cùng quan trọng đối với hệ thống xử lý tự hoại. Trong các hệ thống này, ghi nhận được sự phát triển của hệ vi sinh yếm khí và hiếu khí giúp tiêu thụ nhanh nguồn oxy sẵn có. Nguồn BOD này cũng đóng vai trò làm nguồn thức ăn cho VSV và hỗ trợ sự phát triển của biomat. Đối với biomat được chia thành biomat lành mạnh và biomat xấu.

Biomat lành mạnh có khả năng loại bỏ nhiều vi khuẩn, vi rút có hại để chúng không thẩm thấu vào mạch nước ngầm. Vi khuẩn trong biomat cũng tiêu hóa hết lượng BOD còn lại trong nước thải. Còn biomat xấu chỉ hình thành khi vi khuẩn phát triển quá nhanh dẫn đến tiêu thụ hết oxy sẵn có. Điều này khiến các loài động vật nguyên sinh chết và cũng giảm luôn hiệu suất xử lý.

Khi môi trường không có oxy sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn kỵ khí. Vì thế mà vi khuẩn kỵ khí tạo ra lớp màng nhầy gây tắc nghẽn màng rửa trôi. Với những hạn chế này, nhiều công nghệ xử lý nước thải nâng cao ra đời để tăng cường xử lý nước thải đầu ra.

Đặc biệt, nhu cầu sinh học BOD rất dễ loại bỏ ra khỏi nước bằng cách cung cấp oxy trong quá trình xử lý, lúc này oxy hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn làm phá vỡ BOD hữu cơ. Cách cung cấp oxy tốt nhất trong các bể xử lý nước thải đó chính là lắp đặt nhiều máy hổi khí.

Đặc biệt, xử lý nước thải phòng khám nói riêng và nước thải y tế nói chung thường chứa nhiều BOD. Tuy nhiên cần lưu ý rằng BOD đóng vai trò là nguồn thức ăn để vi khuẩn khử nito. Mặc khác, quá trình nitrat hóa/khử nitrat không thể hoạt động hiệu quả nếu không có đủ lượng BOD hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn.

Tổng photpho, làm sao để xử lý?

Trong lĩnh vực xử lý nước thải, hàm lượng photpho rất cao nên người ta thường ưu tiên sử dụng công nghệ hiện đại để loại bỏ chúng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Photpho liên kết hữu cơ với chất thải con người và thực phẩm. Sau khi phân hủy sinh học, các chất rắn này chuyển hóa thành orthophotphat.

Trong hệ hống tự hoại thông thường, photpho được VSV hấp thụ và chuyển thành sinh khối. Và photpho được loại bỏ trong hệ thống xử lý nước thải bằng cách rửa trôi dưới dạng kết tủa hóa học.

Trong nước thải sinh hoạt thường chứa lượng nhỏ sắt và nhôm. Về nguyên tắc, sắt có khả năng sắt liên kết với photpho trong môi trường yếm khí. Nên sắt bị khử về mặt hóa học, hòa tan và di chuyển vào nước ngầm. Lúc này hợp chất photphat sắt có thể bị phân hủy và hòa tan hoàn toàn.

Phần lớn nito do con người thải ra và tồn tại dưới dạng hữu cơ như protein, axit amin và urê. Khi đi vào bể tự hoại, nito hữu cơ được vi khuẩn kỵ khí phân hủy nhanh thành amoniac, NH3. Khi có oxy, vi khuẩn sẽ tiếp tục phân hủy amoniac thành nitrat và NO3. Đối với các hệ thống sục khí thì amoniac được phân hủy thành nitrat hoàn toàn.

Nito thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường thường gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước. Với những lý do này mà nhiều công nghệ thay thế được thiết kế để loại bỏ tổng nito trước khi xả thải. Để xử lý triệt để Nito thì người ta thường dựa vào quá trình chuyển hóa amoniac thành nito gồm 2 bước:

Chuyển amoniac thành nitrat [quá trình nitrat hóa].

Chuyển nitrat thành khí nito [khử nito].

Chi tiết về cách loại bỏ các thành phần chất này, Quý khách hàng có thể liên hệ ngay với môi trường ETH để được tư vấn MIỄN PHÍ!

PHÚ DƯỠNG LÀ GÌ?

Phú dưỡng là hệ quả sau khi ao ngòi, sông hồ nhận quá nhiều các nguồn thải chứa các chất dinh dưỡng [Nitơ, Photpho] vượt quá khả năng tự điều hòa của ao, hồ. Các nguồn thải xả thải cung cấp đầu vào cho quá trình này tăng lên từng ngày. Thông thường, tiến trình thường được diễn ra trong thời gian dài, ngắn tùy theo tổng mức độ ô nhiễm được đưa vào ao hồ. Đồng thời, trong quá trình này, lượng bùn trong nước thải làm thu hẹp dần lòng hồ.

Đặc điểm dễ dàng nhận thấy,

Nước ao ám màu xanh của tảo phát triển. Ban đầu, chúng chỉ xuất hiện mảng nhỏ. Về sau, nếu không được xử lý, toàn bộ mặt nước đều chuyển màu. Mặt khác tác động nguy hiểm ở góc độ sinh thái, làm giảm nồng độ oxy do phân hủy của các tảo. Các hồ phú dưỡng thường có nồng độ oxy cao trên bề mặt và trong mùa hè, nhưng có nồng độ oxy thấp ở tầng sâu – đây là nguyên nhân gây chết cá.

Quan niệm hiện nay về phú dưỡng liên quan với sự gia tăng mạnh số lượng P và N có trong ao hồ mà ở điều kiện bình thường có giá trị thấp. P thường là nguyên nhân chính của phú dưỡng [so với N] vì đây là yếu tố tăng trưởng hạn chế của tảo trong hồ. Tảo thường sử dụng N cao gấp từ 4 – 10 lần so với P, trong đó tỷ lệ N/P trong nước thải chỉ là 3 lần.

Có rất nhiều

các nguyên tố quan trọng tham gia vào chu trình nguyên tố tạo nên sự phú dưỡng. Sự tăng trưởng của thực vật trôi nổi là quá trình chủ đạo trong sự hình thành phú dưỡng, có ý nghĩa quan trọng để nhận thức quá trình điều hòa sinh trưởng.

Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí CO2, CH4, H2S tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực.

NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ PHÚ DƯỠNG

Nguyên nhân gây phú dưỡng là sự thâm nhập một lượng lớn N, P từ nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, sự đóng kín và thiếu đầu ra của môi trường hồ. Sự phú dưỡng nước hồ và các sông kênh dẫn nước thải gần các thành phố lớn đã trở thành hiện tượng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới.

Sử dụng phân bón trong trồng trọt. 

Phân bón dường như là một phần không thể thiếu trong nông nghiệp, thúc đẩy quá trình phát triển của cây trồng. Cũng vì vậy, nhiều người lầm tưởng, bón càng nhiều phân càng tốt. Thực chất, cây trồng chỉ hấp thụ một lượng nhất định. Khi lượng này vượt quá khả năng đồng hóa của đất, chúng sẽ theo dòng chảy mặt ra ao, hồ.

Nước thải sinh hoạt xả thải trực tiếp ra môi trường. 

Nước thải sinh hoạt chứa lượng chất hữu cơ rất lớn. Chúng bao gồm: nước thải nhà vệ sinh, rửa bát, làm sạch thực phẩm, chứa nhiều cặn thức ăn, dầu mỡ.

Hiện tại, giống như nhiều nước đang phát triển khác, nước ta chưa có nhiều hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt. Đa phần, nước theo cống, chảy thẳng ra ao hồ khu vực.

Nước thải chăn nuôi. 

Đây là nguồn thải giàu chất hữu cơ nhất, thường đến từ các cơ sở chăn nuôi gia đình. Phân hữu cơ chứa lượng lớn nitơ và photpho đẩy quá trình phú dưỡng diễn ra theo tiến trình nhanh nhất.

TÁC HẠI CỦA PHÚ DƯỠNG HOÁ

Tảo phát triển mạnh sẽ hạn chế ánh nắng mặt trời. Lượng oxy hoà tan tăng đáng kể khi trời tối do sự hô hấp của tảo, gây thiếu oxy cho sinh vật thuỷ sinh. Hiện tượng phú dưỡng hoá có thể gây ra thay đổi trong thành phần loài của hệ sinh thái. Rong tảo khi chết đi sẽ phân huỷ tạo ra khí độc NH3, mùi hôi gây nguy hiểm cho con người và vật nuôi. Thêm vào đó, các sinh vật phù du này tạo ra một lượng lớn bùn đáy lắng xuống ao hồ, Lâu dài ao hồ ngày càng nông hơn, mặt hồ càng ngày càng bị thu hẹp, cuối cùng biến thành đầm lầy.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ LÝ PHÚ DƯỠNG

Phú dưỡng là mối đe dọa nghiêm trọng với môi trường, nguồn nước ngọt tự nhiên, các nghề nuôi trông thủy hải sản. Trước những hậu quả đáng lưu tâm này, cần có những biện pháp hạn chế hoặc bị đẩy lùi hiện tượng phú dưỡng. Phú dưỡng tăng lên khi nguồn dinh dưỡng tăng, nên các biện pháp hạn chế nguồn thải này được đề xuất như:

  • Xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.
  • Xử lý nước thải chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi tôm, thủy hải sản trước khi xả ra môi trường. Với nước thải gia súc, bạn có thể xây bể biogas. Giải pháp này được sử dụng phổ biến ở nhiều vùng nông thôn với chi phí đầu tư rất thấp. Vừa giúp giảm chất hữu cơ ra môi trường, xử lý mùi hôi, lại cung cấp thêm năng lượng [khí biogas] cho nấu nướng, sinh hoạt.
  • Không bón phân hóa học, hữu cơ quá nhiều.
  • Bổ sung vi sinh cho ao hồ. Số lượng vi sinh nhiều sẽ không còn dư thừa chất dinh dưỡng. Đồng thời vi sinh còn giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng.
  • Xử lý bùn đáy ao, hồ cũng là một biện pháp cần áp dụng.

Quản lý và hạn chế phú dưỡng là vấn đề phức tạp cần đến sự chung tay của nhiều người. Cho dù nước ao hồ không thuộc bất kì sở hữu riêng của cá nhân nào. Thế nhưng, nếu bảo vệ được nguồn nước ao hồ xanh, sạch, đẹp. Đồng nghĩa, chúng ta đang xây dựng cho chính cộng đồng. Một không gian sạch, bảo vệ sức khỏe của những người xung quanh.

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng 

Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất.  Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ  0902.695.765 – 0898.946.896 [Ms. HẢI YẾN].

————————————-

Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội

Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?

Liên hệ ngay:

Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 [Ms.Yến]

Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng

Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây

CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.

CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.

CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương

CN3: Đường huyện 87, Ấp Bình Phong, Tân Mỹ Chánh, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang

Chủ Đề