Ý nghĩa Làm trai cho đáng sức trai

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

  • Thread starter Nguyễn Thành Huy
  • Start date Jul 26, 2021

Ý nghĩa của bài ca dao Làm trai cho đáng sức trai/ Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng là: A. Nói lên chí làm trai. B. Ca ngợi những người đàn ông có chí lớn. C. Cười những người đàn ông lười biếng. D. Cười những người đàn ông yếu sức.

You must log in or register to reply here.

Trang chủ » Bài soạn văn hay chọn lọc » Dàn ý bài: Phân tích bài ca dao “Làm trai cho đáng sức trai, Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”

Bài làm

A, Mở bài:

-Dẫn dắt câu ca dao cần phân tích bình luận:

Làm trai cho đáng sức trai,

Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.

Có thể nói trong kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta có biết bao câu hát của người dân lao động, cả về tình yêu, tình cha mẹ, nỗi buồn thương nhớ,…Tất cả đều như được gói gém lại trong những câu ca dao đầy tình tứ ấy. Và trong số những câu ca dao đó có cả những câu ca dao hài hước nhưng lại mang một thái độ châm biếm đến quyết liệt. Và câu ca dao sau chính là một câu ca dao về sự châm biếm người siêng ăn lười làm. Châm biếm anh chàng chẳng được việc gì ra hồn cho dù việc đó là một việc tưởng chừng như rất nhỏ nhặt.

B, Thân bài

Làm trai cho đáng sức trai,

Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.

-Câu ca dao trên đây là một câu ca dao châm biếm độc đáo dưới cái cười thích chí thì ẩn chứa một cái nhìn, một quan điểm sống về xã hội sâu sắc.

-Ý nghĩa của câu:

Câu ca dao như đã bày tỏ thái độ là đã phản ánh những kẻ siêng ăn, biếng làm, châm biếm một anh chàng có thể trạng yếu ớt, chẳng làm được việc gì ra hồn. Gây ra những điều không hề tốt cho chính bản thân người đó và cả xã hội.

Xem thêm:  Bình giảng bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão

-Hai câu ca dao đặc sắc ở trên đã tái hiện, đã vẽ nên một bức chân dung thật hài hước và thú vị bằng nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập.

-So sánh bàn luận:

Người xưa thường ngợi ca sức trẻ, sức trai dời non lấp bể. Hay trong thời đại ngày trước có những câu văn rất khi thế khi nói về một trang nam tử “Đã mang tiếng sinh ra trong trời đất, thì phải có công gì với núi sông”. Tất cả đều ca ngợi những vẻ đẹp của một trang nam nhi sức dài vai rộng và họ sẵn sàng hi sinh vì lẽ lớn.

Chàng trai trong bài ca dao lại xuất hiện với dáng vẻ mệt mỏi, yếu ớt một cách bất thường không thể chấp nhận được. Một chàng trai mà lại phải khom lung uốn gối, một loạt các từ miêu tả một hình hình ảnh khó nhọc và phải vất vả lắm.

+Từ “gánh” thường được dùng khi mang một vật gì rất nặng và để đi một quãng đường dài dường như chỉ có việc gánh mới có thể giúp người đó cùng một lúc có thể mang được nhiều đồ đi. Nhưng đọc đến chữ cuối ta lại không khỏi ngỡ ngàng bởi thứ được “gánh” ở đây, thứ mà chàng trai kia phải ra sức “khom lưng”, “uốn gối” nhưng chỉ để gách có hai hạt vừng. Và iếng cười như được bật vang lên từ những chi tiết đối lập ngoài sức tưởng tượng như thế. Và có thể nói sau tiếng cười đó chính là sự biểu lộ thái độ mỉa mai của người đời khi gặp những trường hợp dày ăn mỏng làm, lười biếng và hèn nhác.

-Nội dung của câu ca dao theo hai nét nghĩa.

+Nét nghĩa đầu tiên là thể trạng ốm yếu của anh chàng là do cha mẹ sinh ra, nhưng anh ta không chịu rèn luyện để có được một thân thể cường tráng, khỏe mạnh.

+Thứ hai là chàng trai này quá lười biếng, nhu nhược, không có dũng khí trong cuộc sống, không dám gánh vác những trọng trách lớn lao trong gia đình và ngoài xã hội. Hạng đàn ông như vậy chỉ là gánh nặng cho mọi người mà thôi.

C, Kết bài:

-Khẳng định lại nghệ thuật độc đáo của câu ca dao, tạo tiếng cười nhưng cười để nhận thấy để tự phải sửa sai, cười để rút ra bài học cho chính bản thân.

-Mỗi câu hát, mỗi bài ca dao lại mở cho chúng ta biết bao điều hay lẽ phải, bài học nhìn nhận về cuộc sống về con người. Đồng thời tỏ rõ thái độ chê trách của người xưa trước những hành động xấu của con người như lười biếng, dày ăn mỏng làm,…

Bài làm

Trong kho tàng văn học dân gian nước ta, ca dao tục ngữ có vị trí vô cùng quan trọng. Nó đóng góp một gia tài khá lớn những bài thơ hay, thể hiện tâm tư tình cảm của người nông dân Việt Nam xưa. Trong đó, bài ca dao:

Làm trai cho đáng sức trai,

Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.

Thể hiện tinh thần hài hước, châm biếm. mỉa mai, những chàng trai thanh niên, sức dài vai rộng nhưng lười nhác, không thích lao động, không làm được việc gì ra hồn, có ích cho gia đình và xã hội

Câu ca dao sử dụng nghệ thuật nói quá, phóng đại sự việc, kết hợp với nghệ thuật đối lập làm tăng sự hài hước, châm biếm. Ông cha ta từ xưa tới nay thường nói “Sức dài vai rộng” để nói về những người con trai đang tuổi thanh niên, xuân xanh phơi phới. Là tuổi mạnh khỏe, sung sức nhất trong đời người.

Bác Hồ cũng có câu nói về thanh niên như sau “Đâu cần thanh niên có. Đâu khó có thanh niên”. hay câu thơ

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Để thể hiện sự lực lưỡng khỏe mạnh của những người thanh niên sung sức, đang tràn đầy nhiệt huyết, giữa tuổi đôi mươi xuân xanh, gợi cho con người ta nhiều ý tưởng, ước mơ hoài bão lớn lao.

Nhưng trong bài ca dao này, người xưa đã phác họa lên chân dung một chàng thanh niên vô cùng hài hước, nhiều tính mỉa mai. Thể hiện sự lười biếng của chàng trai

Thể hiện công việc nặng nhọc mà chàng trai làm không phải là đào núi, lấp biển, những việc vĩ đại phi thường gì mà chỉ là “Khom lưng, chống gối gánh hai hạt vừng”

Hình ảnh “khom lưng” “chống gối” thể hiện việc con người phải lấy sức lực, làm việc gì đó nặng nhọc lắm, như công việc gánh đất đá, đập đá vá trời gì ghê gớm lắm nhưng chỉ để gánh hai hạt vừng.

Hạt vừng là loại hạt nhỏ bé, nhẹ bẫng chỉ cần một ngón tay cũng nhấc được hai hạt vừng, vậy mà chàng trai của chúng ta phải khom lưng, chống gối thể hiện việc thiếu sức khỏe, yếu ớt do lười nhác lâu ngày nên sức khỏe giảm sút giống như một người tàn phế đã lâu.

Bài ca dao mỉa mai những chàng trai lười nhác, không chịu vận động chân tay, nên sức khỏe lâu ngày thành yếu ớt, như người thực vật bị tàn phế nằm một chỗ lâu ngày, đến khi gánh hai hạt vừng cũng phải khom lưng chống gối mới có sức để làm.

Bên cạnh đó, bài ca dao cũng muốn mỉa mai, châm biếm những chàng trai nhu nhược thiếu ý chí chiến đấu, thiếu ước mơ hoài bão trong cuộc sống, chỉ biết loanh quanh xó nhà khiến cho cơ thể ươn hèn, yếu ớt, lãng phí tuổi xuân xanh của mình trong vài ba việc lặt vặt không tạo nên sự nghiệp lớn có ích cho xã hội, xứng đáng với phận làm trai.

SoanBai123 » Văn Mẫu » Văn mẫu lớp 10 » Phân tích bài ca dao “Làm trai cho đáng sức trai, Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”

Làm trai cho đáng sức trai,
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.

Câu ca dao phản ánh những kẻ siêng ăn, biếng làm, châm biếm một anh chàng có thể trạng yếu ớt, chẳng làm được việc gì ra hồn.

Câu ca dao vẽ nên một bức chận dung thật hài hước và thú vị bằng nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập. Người xưa thường ngợi ca sức trẻ, sức trai dời non lấp bể. Trẻ con hay hát bài đồng dao: Gánh gánh gồng gồng, gánh sông gánh chợ. Cao hơn nữa, phận sự của các trang nam nhi là gánh nợ nước non. Vậy mà ở đây chàng trai yếu ớt một cách bất thường.

Phân tích bài ca dao “Làm trai cho đáng sức trai, Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”

Trong cuộc đời, có thể có những chàng trai yếu đuối nhưng không ai lại yếu đến mức chi gánh nổi có… hai hạt vừng. Hài hước ở chỗ là anh ta phải khom lưng chống gối, có nghĩa là phải ráng hết sức mới có thể gánh được. Tiếng cười vang lên từ những chi tiết đối lập ngoài sức tưởng tượng như thế.

Qua giọng điệu, ta có thể hiểu nội dung của câu ca dao theo hai nét nghĩa. Một là thể trạng ốm yếu của anh chàng là do cha mẹ  sinh ra, nhưng anh ta không chịu rèn luyện để có được một thân thể cường tráng, khỏe mạnh. Hai là chàng trai này quá lười biếng, nhu nhược, không có dũng khí trong cuộc sống, không dám gánh vác những trọng trách lớn lao trong gia đình và ngoài xã hội. Hạng đàn ông như vậy chỉ là gánh nặng cho mọi người mà thôi.

Video liên quan

Chủ Đề