Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất là gì


Như truyền động dây cu roa, truyền động bánh xe răng, trục chuyền, trục cán,

đao cắt thường gây nên các tai nạn : quấn kẹp, đứt chi...

2. Vật văng bẳn:

Trường hợp thường gặp là vật gia công do không kẹp chặt tốt bị bắn, mảnh đá

mài bị vỡ, gỗ đánh lại, đá văng khi nổ mìn... thường gây nên các tai nạn: dập

thương, chấn thương...

3. Vật rơi, đổ, sập:

Thường là kết quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định gây

ra như sập lò, đổ công trình... thường gây nến các tai nạn: dập thương, chấn

thương...

4. Dòng điện:

Tuỳ theo mức điện áp, cường độ dòng điện có thể gây bị điện giật, làm tê liệt

hệ thống hô hấp, tim mạch... hoặc phóng điện gây bỏng, cháy

5. Nguồn nhiệt gây bỏng có thể là ngọn lửa, hơi nước, kim loại nóng chảy.

6. Nổ hoả học:

Phản ứng hoá học của các chất kèm theo hiện tượng toả nhiều nhiệt và khí diễn

ra trong một thời gian rất ngắn tạo ra một áp lực lớn gây nổ, làm huỷ hoại các vật

cản và gây tai nạn cho người ở trong phạm vi vùng nổ.

Các chất có thể gây nổ hoá học bao gồm các khí cháy và bụi. Khi chúng hỗn

hợp với không khí đạt đến một tỷ lệ nhất định kèm theo có mồi lửa thì sẽ gây nổ.

Mỗi loại khí cháy chỉ có thể nổ khi hỗn hợp với không khí đạt được một tỷ lệ nhất

định. Khoảng giới hạn nổ của hỗn hợp khí cháy với không khí càng rộng thì sự

nguy hiểm về nổ hoá học càng tăng. Ví dụ khí axêtylen có khoảng giới hạn nổ từ

3.5 - 82% thể tích; trong khi khí Amôniắc có khoảng giới hạn nổ từ 17 - 25 % thể

tích.

7. Nổ vật lý:

Trong thực tế sản xuất, các thiết bị chịu áp lực có thể nổ khi áp suất của môi

chất chứa trong nó vượt quá giới hạn bền cho phép của nó hoặc do thiết bị bị rạn

nứt, phồng móp; bị ăn mòn do sử dụng lâu và không được kiểm định; do áp suất

vượt quá áp suất cho phép.

Khi nổ thiết bị sẽ sinh công rất lớn làm phá vỡ các vật cản và gây tai nạn cho

con người ở xung quanh nó.

8. Nổ của chất nổ [vật liệu nổ]:

Chất nổ khi nổ sinh ra công suất lớn hơn làm phá vỡ..., văng bắn gây ra chấn

động và sóng xung kích trong một phạm vi bán kính nhất định.

1.2. Các yếu tố có hại trong sản xuất.

54



Các yếu tố này phát sinh trong quá trình sản xuất khi tác động vào con người

với mức độ vượt quá giới hạn chịu đựng của con người sẽ gây tổn hại đến các chức

năng của cơ thể, làm giảm khả năng lao động. Sự tác động này thường diễn ra từ từ,

kéo dài. Hậu quả cuối cùng là gây bệnh nghề nghiệp. Các yếu tố có hại thường là

1. Khí hậu: là trạng thái lý học của không khí trong một không gian thu hẹp của

nơi làm việc, bao gồm: Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, tốc độ chuyển động của

không khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với đặc

điểm tâm sinh lý lao động của con người. Vượt qua giới hạn này là vì khí hậu

không thuận lợi, sẽ gây ảnh hưởng tới tâm lý, sức khoẻ và khả năng lao động của

con người.

2. Bụi công nghiệp: Là tập hợp nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong

không khí. Nguy hiểm nhất là bụi có kích thước 0.5 - 5 µm khi hít phải loại bụi này

sẽ có 70 - 80% lượng bụi đi vào phổi và ở trong các phế nang làm tổn thương phổi

hoặc gây bệnh bụi phổi.

3. Chất độc: Đa số các hoá chất dùng trong công nghiệp, nông nghiệp và nhiều

chất phát sinh trong các quá trình công nghệ sản xuất có tác dụng độc đối với con

người. Chúng thường ở các dạng lỏng, rắn khí và thâm nhập vào cơ thể bằng đường

hô hấp, tiêu hoá hoặc thấm qua da. Khi các chất độc vào cơ thể với một lượng vượt

quá giới hạn sức chịu đựng của con người sẽ bị nhiễm độc mãn tính gây bệnh nghề

nghiệp, nếu nhiễm độc cấp tính có thể dẫn đến tử vong.

4. Ánh sáng [chiếu sáng]: có cường độ chiếu sáng hay còn gọi là độ rọi, nếu độ

rọi quá lớn hoặc quá yếu đều có thể gây ra các bệnh lý cho cơ quan thị giác làm

giảm khả năng lao động và dễ gây tai nạn lao động.

5. Tiếng ồn: Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do

sự chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận của máy, do va chạm tiếng ồn vượt

quá giói hạn cho phép dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp.

6. Rung và chấn động: có thể chia 2 loại: rung toàn thân hoặc rung cục bộ.

Rung toàn thân khi người lao động làm việc phải đứng hoặc ngồi trên bệ hoặc sàn

đặt máy, máy chuyển động làm rung sàn hoặc bệ máy làm rung chuyển toàn thân

người lao động.

Rung cục bộ do một bộ phận thân thể người lao động trong thao tác công việc

sử dụng các dụng cụ cầm tay chạy bằng khí nén tiếp xúc với một bộ phận của máy,

thiết bị hoạt động tạo thành rung một bộ phận cơ thể người lao động gọi là rung cục

bộ.



55



Cả hai loại rung trên tùy theo mức độ đều gây tổn thương xương, khớp, rối

loạn tim mạch. Nếu chấn động vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây bệnh nghề

nghiệp.

7. Làm việc quá sức: sự làm việc gắng sức quá mức chịu đựng của cơ thể có thể

gây nên nhiều tác hại về hô hấp và tim mạch, mệt mỏi mất tập trung dễ dẫn đến tai

nạn thậm chí có thể dẫn đến đột quị.

2. Đánh giá các nguy cơ trong sản xuất

Đánh giá và quản lý các yếu tố nguy hiểm có hại là một quá trình liên tục

thông qua kiểm tra thực tế và rút kinh nghiệm qua những vụ tai nạn, sự cố xảy ra

tại doanh nghiệp hoặc tại các doanh nghiệp có cùng ngành nghề thông qua phân

tích các nguyên nhân để có biện pháp ngăn ngừa sự cố tái diễn. Quá trình đánh giá

phải tiến hành thường xuyên và đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp.

Việc hoạch định chính sách AT - VSLĐ phải dựa trên cơ sở đánh giá và quản

lý các yếu tố nguy hiểm có hại trong sản xuất.

Đặc biệt quan trọng khi đánh giá sự tác động của các mối nguy hiểm tới con

người, tài sản, môi trường để xác định biện pháp hạn chế, giảm thiểu và kiểm soát

được nó.

2.1. Yêu cầu khi thực hiện đánh giá các yếu tố nguy hiểm có hại.

- Phải đảm bảo xem xét toàn diện các lĩnh vực sản xuất thuộc phạm vi quản lý

để xác đinh các yếu tố rủi ro

- Thiết lập biện pháp khống chế và ngăn ngừa rủi ro trong mọi lĩnh vực sản

xuất

- Lãnh đạo các cấp có trách nhiệm quản lý rủi ro và chuẩn bị các điều kiện vật

chất kỹ thuật trong việc quản lý và xử lý các các yếu tố nguy hiểm có hại

2.2. Nội dung chính của đánh giá và quản lý các yếu tố nguy hỉểm có hạỉ

- Xác định các mối nguy hiểm

- Đánh giá sự tác động của các yếu tố nguy hiểm có hại tới con người, tài sản

môi trường.

- Xác định các biện pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro

- Kiểm tra đánh giá các biện pháp thực hiện

- Kiểm soát để đảm bảo rằng các mối nguy hiểm nằm trong giới hạn có thể

chấp nhận được

Các yếu tố nguy hiểm có hại đã xác định cần được phân loại theo khả năng xảy

ra và hậu quả để quy định biện pháp giảm thiểu, các dạng rủi ro khác nhau đòi hỏi

phương pháp quản lý khác nhau.

2.3. Một sổ loại các yếu tố nguy hiểm thường gặp

56



2.3.1. Nguy hiểm do vị trí công việc

- Làm việc trên cao

- Làm việc dưới hầm kín

- Làm việc trong khu vực có nguy hiểm cao về nhiễm độc, cháy Bou..

2.3.2. Nguy hiểm do công nghệ và kĩ thuật

- Khi xác định sai công nghệ cũng có thể dẫn tới rủi ro

- Các trang bị kĩ thuật không hoàn hảo, thiếu các thiết bị an toàn, không được

kiểm định định kỳ cũng dẫn đến rủi ro

2.3.3. Rủi ro do lỗi chủ quan của con người

- Không huấn luyện nghề nghiệp và huấn luyện AT - VSLĐ trước khi giao

việc

- Tổ chức sản xuất không hợp lý

- Không có biện pháp an toàn trong thi công

- Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

- Không triển khai các quy định của nhà nước về AT - VSLĐ trong việc đảm

bảo điều kiện làm việc an toàn cho người lao động

Mọi sự cố tai nạn lao động cần được điều tra tìm nguyên nhân để đề ra biện

pháp khắc phục và phổ biến tới mọi người để phòng tránh, công tác thống kê, báo

cáo TNLĐ giúp lãnh đạo và các bộ phận đánh giá và hiệu chỉnh các kế hoạch quản

lý các yếu tố nguy hiểm có hại.

Các yếu tố cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện và tổ chức quản lý các yếu tố

nguy hiểm có hại có hiệu quả:

* Định kỳ xem xét, đánh giá công tác quản lý và kết quả thực hiện công tác

quản lý rủi ro để thực hiện việc cải tiến liên tục.

* Tạo điều kiện thông tin hai chiều với người lao động, các bên liên quan về

các vấn đề AT-VSLĐ cũng như khuyến khích việc chia sẻ các bài học kinh nghiệm

về AT-VSLĐ trong cũng như ngoài doanh nghiệp.

* Lãnh đạo cao nhất có trách nhiệm bảo đảm sự thống nhất nguyên tắc quản lý

rủi ro đối với mọi hoạt động đồng thời, tránh các mâu thuẫn giữa chức năng và

nhiệm vụ của cá nhân, bộ phận được phân cấp.

3. Biện pháp cải thiện điều kiện lao động

3.1. Các biện pháp về kỹ thuật an toàn

3.1.1. Thiết bị che chắn

- Mục đích che chắn:

+ Cách ly vùng nguy hiểm và người lao động



57



Video liên quan

Chủ Đề