7 nổi 3 chìm là gì

Ai có chiếc xe gắn máy, giang hồ Saigon trước đây kêu là "xế nổ", để phân biệt với "xế điếc" là xe đạp, và "xế hộp" là xe hơi [miền Bắc gọi là ô tô]. Khi mua làm thủ tục lấy bảng số xe, thường bỏ thêm ra chút đỉnh tiền để có được số đẹp. Trước đây biển số xe có 4 số [bây giờ là 5 số], ngoại trừ những số quá đặc biệt như 8888, hoặc 9999, hay 6868 [lục bát lục bát, người ta nói trại là lộc phát lộc phát] khó kiếm được, thì người ta thường chọn 4 số cộng lại thành 8 hay 9 nút. Đó là cách chơi bài cào ba lá ở miền Nam xưa, 8, 9 nút là những số dễ ăn tiền khi chơi, được cho là số hên, đem lại may mắn.

Rồi ít năm trở lại đây có người ta lại thích 4 số xe cộng lại thành 7 nút chứ không phải 8 hoặc 9 nút như xưa nữa, thậm chí còn chê con số 9. Lý giải điều này người ta đưa ra câu: "Ba chìm bảy nổi", hoặc: "Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh". Thì ra thế.

"Ba chìm bảy nổi", hoặc "Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh" là một thành ngữ thỉnh thoảng ta hay nghe nói, để chỉ những người có số phận lúc thăng, lúc trầm, không mấy hanh thông, suôn sẻ trong cuộc sống. Từ điển Thành ngữ Việt Nam của Viện Ngôn Ngữ Học do Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành [NXB Văn Hóa - Thông Tin-1994], giải thích:

- Ba chìm bảy nổi: sống long đong, lận đận, gian truân, vất vả, bao phen khổ sở. Và Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh thì như Ba chìm bảy nổi.

Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung - Vũ Thùy Anh - Vũ Quang Hào biên soạn [NXB Văn Hóa - Thông Tin-1998], giải thích:

Ba chìm bảy nổi: [Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh]: Số phận, cuộc sống long đong gặp nhiều gian truân vất vả.

Trong quyển Tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức - Lê Ngọc Trụ [Khai Trí xuất bản-Saigon 1970], trong phần phụ lục Thành ngữ, Tục ngữ, giải thích "Ba chìm bảy nổi", và "Ba chìm bảy nổi chín linh đinh" như sau:

- Ba chìm bảy nổi: 3 phần chìm dưới mặt nước, 7 phần nổi trên mặt nước, viên bánh trôi - nước nấu đến như thế là chín, vừa ăn. Lúc giàu lúc nghèo nhiều lần như thế.

Ba chìm bảy nổi chín linh đinh: Phân đậu nếp để làm tương; theo cách làm tương ở Quảng Bình, để cơm nếp đóng mốc, ủ 3 ngày rồi rang đậu để vô, ngâm được 3 lần chìm 3 lần nổi rồi cứ 9 phần tương 1 phần muối thì tương được ngọt hơn. Chìm nổi linh đinh, không nơi nương tựa.

Giải thích trong Tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức - Lê Ngọc Trụ, khá thú vị, liên quan đến cách nấu món bánh trôi nước, và đặc biệt là cách làm tương ở Quảng Bình, không biết bác Bulukhin có biết cách làm tương này không?.

Ba chìm bảy nổi là câu thành ngữ chỉ cuộc đời con người gian nan lận đận, vất vả, gian truân, lúc lên lúc xuống, khi sướng khi khổ, và những điều này đan xen nhau một cách triền miên, dai dẳng, ý nói con người đó phiêu dạt, vất vả long đong.Cũng giống như hình ảnh một vật, hoặc một đám bèo bập bềnh ...

Ba chìm bảy nổi là câu thành ngữ chỉ cuộc đời con người gian nan lận đận, vất vả, gian truân, lúc lên lúc xuống, khi sướng khi khổ, và những điều này đan xen nhau một cách triền miên, dai dẳng, ý nói con người đó phiêu dạt, vất vả long đong.Cũng giống như hình ảnh một vật, hoặc một đám bèo bập bềnh trôi nổi trên mặt nước, không cố định, chìm lổi lênh đênh.Sử dụng cặp từ ba và bảy, chìm và nổi là vì:- Ba và bảy là hai số đếm, khi tham gia kết hợp với nhau, chúng biểu thị cho số nhiều, không phải là 3 hay 7 cụ thể, mà là một số nhiều, ví dụ nói: ba lần bảy lượt, có ba bảy cách làm, thương anh có ba bảy đường thương, ba dây bảy mối, v.v..- Chìm và nổi là 2 động từ trái nghĩa nhau, chìm xuống dưới và nổi lên trên, ý nói lúc chìm lúc nổi.Câu Ba chìm bảy nổi cũng thường được nói là Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh.Cũng có câu ca dao:Ba chìm bảy nổi lênh đênh, Có khi để ngả để nghênh thiệt thòi.Câu ba chìm bảy nổi cũng được nhắc đến trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, khi nói về hoành cảnh người con gái trong xã hội phong kiến thời xưa:Thân em vừa trắng lại vừa tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non.Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

nêu ý nghĩa câu thành ngữ vừa trắng lại vừa tròn

Câu hỏi: Ba chìm bảy nổi là gì?

Trả lời:

   Sở dĩ có được nghĩa này là do chúng được cấu tạo bằng cách đan xen hai tổ hợp ba bảy và chìm nổi.

   Thành ngữ ba chìm bảy nổi dùng để ví cảnh ngộ của một người khi lên xuống, phiêu giạt, long đong vất vả nhiều phen: “Cái con người hai mươi chín mới nói chuyện vợ con đã ba chìm bảy nổi vì nghèo khổ” [Nguyễn Thế Phương, “Đi bước nữa”].

   Chìm và nổi là hai động từ trái nghĩa nhau “chuyển từ mặt nước xuống dưới sâu” [chìm] và “chuyển từ dưới sâu lên trên mặt nước” [nổi]. Từ chỗ biểu thị tính liên tục của hành động hết chìm lại nổi... tổ hợp dùng để chỉ sự gian truân, vất vả của một người nào đó, vừa qua khỏi điều không may này, lại gặp phải sự éo le trắc trở khác: Cuộc đời chìm nổi.

   Ba và bảy là hai số đếm. Khi tham gia tổ hợp, chúng biểu tượng số lượng không phải một, cũng không phải ba hay bảy cụ thể, mà là nhiều: Có ba bảy cách làm; Thương anh ba bảy đường thương. Khi dùng đan xen vào các tổ hợp khác, ba bảy thường được tách ra theo kiểu như ba lo bảy liệu [lo liệu nhiều], ba lần bảy lượt [nhiều lần], ba dây bảy mối [nhiều lo]...

    Ba chìm bảy nổi còn có thể nói thành bảy nổi ba chìm hoặc là ba chìm bảy nổi chín [sáu] lênh đênh.

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung Tại sao bánh trôi nước khi luộc “ba chìm bảy nổi” dưới đây nhé!

   Từ xa xưa cứ đến dịp Tết Hàn thực [3/3 âm lịch], nhà nhà đều đi xay bột, đồ đỗ để chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay dâng lên cúng ông bà tổ tiên.  

  Mỗi khi luộc bánh, không ít người lẩm nhẩm bài thơ quen thuộc của tác giả Hồ Xuân Hương: 

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn

 Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 

Mà em vẫn giữ tấm lòng son".

   Nhiều người cho rằng, bánh trôi, bánh chay muốn chín thì cần phải "bảy lần nổi, ba lần chìm", nhưng sự thật có đúng vậy? Hình tượng "bảy nổi ba chìm" mà nhà thơ đã miêu tả trong bài thơ trên được cho là trạng thái của những chiếc bánh nổi lập lờ khi vừa chín tới, chứ không đợi đến khi bánh nổi lâu có thể bị nát. 

   Bỏ qua về văn học, khoa học sẽ giải đáp cho bạn về vấn đề "ba chìm bảy nổi" này

   Bánh trôi về cơ bản thì làm từ bột. Khi... vo tròn viên bột, thể tích của bánh nhỏ, khối lượng riêng của bánh lớn. Lúc này, khối lượng riêng của bánh trôi lớn hơn nước, nên nó chìm xuống đáy.

  Ta có công thức tính khối lượng riêng của 1 vật:

D = m/V

  Trong đó: m là khối lượng; V là thể tích; D là khối lượng riêng

   Dưới sự tác động của nhiệt độ, lớp vỏ bắt đầu nóng lên, nở ra, kéo theo sự gia tăng về thể tích. Điều này sẽ khiến khối lượng riêng của bánh giảm đi, trở nên nhỏ hơn nước, và thế là bánh nổi lên trên.

   Khi bánh chín đạt "đỉnh", thể tích này cũng đạt đỉnh và khiến bánh nổi lên mặt nước khoảng 70%.

    Nhưng khi để nguội, nếu bạn thả bánh vào nước, bạn sẽ thấy bánh chìm hơn so với lúc ở trong nồi. Bởi vì lúc này, thể tích co lại một chút và làm tăng khối lượng riêng của bánh lên.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 7 hay nhất

Chủ Đề