Anh chị hiểu thế nào về câu trả lời của ông lão Đó là con sói mà ông cho ăn và nuôi dưỡng

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Như các buổi chiều , ông lão Cherokee ngồi kể chuyện cho lũ trẻ trong xóm . Câu chuyện hôm nay của ông kể về hai con sói : Một con sói xấu tính đúng như bản chất của chúng : hung dữ , hiếu chiến , hiếu thắng , đố kị . Nó tham lam , ngạo mạn và tự kỉ , dối trá nhưng thực sự rất tự ti ... Con sói kia thì trái ngược hẳn . Nó luôn vui vẻ , hoà thuận , biết yêu thương , hi vọng , sống rất khiêm tốn . Nó biết chia sẻ , tốt bụng và biết cảm thông . Đó là con sói rất hào phóng nhưng đáng tin cậy vì luôn chân thật . Hai con sói có quá nhiều mâu thuẫn và xung đột , giữa chúng đã xảy ra những trận chiến thật quyết liệt - Ông lão nói -đó chính là những trận chiến trong lòng ông ,hai con sói như những bản chất đối lập luôn có trong ông và mỗi con người . Ông lão kể đến đây thì ngừng lại và quan sát . Lũ trẻ ngồi thừ ra lắng nghe . Ko đợi được , một đứa hỏi :''Vậy thì con nào sẽ thắng ?'' '' Đó là con sói mà ông cho ăn và nuôi dưỡng ! '' - Ông lão kể chuyện từ tốn đáp .''

Hãy viết một bài văn khoảng 1 trang giấy thi bày tỏ suy nghĩ của em về bài học cuộc sống từ câu chuyện trên .

Chị cho e ý để khai thác bài văn này nhé ^^ - 2 con sói ấy chính là mặt tốt và mặt xấu bên trong của mỗi con người + Con sói vui vẻ , hoà thuận , biết yêu thương , hi vọng , sống rất khiêm tốn đó là mặt tốt của con người + Con sói hung dữ , hiếu chiến , hiếu thắng , đố kị là mặt xấu của con người - Trong cuộc chiến mà ông nhắc đến chính là cuộc chiến bên trong bản thân của mỗi người + Chiến thắng đc bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất

+ Chiến thắng ở đâu mà có? Là nhờ chính chúng ta suy nghĩ tích cực và hành động ko ngừng nghỉ để đạt đc mục tiêu đó ^^

Hai con sói là câu chuyện thần thoại của Ấn Độ mô tả lại cách hai giọng nói đối lập hiện hữu trong mỗi con người.

Một ông cụ Cherokee đang dạy cho cháu trai mình về cuộc đời.

“Trong mỗi chúng ta bao giờ cũng có một cuộc tranh đấu”, ông kể cho cháu trai. “Đó là một cuộc tranh đấu kinh khủng giữa hai con sói. Một con sói rất ác độc. Nó lúc nào cũng giận giữ, ghen tị, buồn phiền, hối tiếc, tham lam, kiêu căng, ích kỷ, tội lỗi, hay óan giận, kém cỏi, dối trá, thích tự đánh lừa bản thân, ngạo mạn và sở hữu cái tôi quá cao.

Trong khi con sói còn lại, ông kể tiếp, là một con sói tốt, nó lúc nào cũng vui vẻ, bình thản, yêu thương, hy vọng, bình tĩnh, nhân hậu, tốt bụng, rộng lượng, đồng cảm, quảng đại, chân thành, đầy lòng trắc ẩn và đáng tin cậy.

Cuộc tranh đấu ấy hiện hữu trong cháu, trong ông và trong tất cả mọi người”.

Người cháu trai nghĩ ngợi 1 lúc rồi hỏi ông rằng, “vậy thì con sói nào sẽ chiến thắng hả ông?”.

Ông cụ Cherokee chỉ đơn giản đáp lại rằng, “con nào mà cháu nuôi dưỡng, chăm sóc, thì nó sẽ thắng thôi”.

–> Bài học: Luôn có hai thái độ “tích cực, tiêu cực” hiện hữu trong mỗi con người. Hãy nuôi dưỡng chú sói tốt nhiều hơn nữa để biến nó thành chú sói chiến thắng.

Nguồn: Bí mật Do Thái khơi gợi tài năng trẻ.

Đọc thêm: Bí mật cách cha mẹ Do Thái dạy con làm giầu

Please follow and like us:

Như các buổi chiều, ông lão Cherokee ngồi kể chuyện cho lũ trẻ hàng xóm. Câu chuyện hôm nay của ông kể về hai con sói: “Một con sói xấu tính đúng như bản chất của chúng: hung dữ, hiếu chiến, hiếu thắng, đố kị. Nó tham lam, ngạo mạn và tự kỉ, dối trá nhưng thực sự rất tự ti. Con sói kia thì trái ngược hẳn. Nó luôn luôn vui vẻ, hòa thuận, biết yêu thương, hi vọng, sống rất khiêm tốn. Nó biết chia sẻ, tốt bụng và biết cảm thông. Đó là con sói rất hào phóng, đáng tin cậy vì luôn chân thật. Hai con sói có quá nhiều mâu thuẫn và xung đột, giữa chúng đã xảy ra những trận chiến thật quyết liệt.- Ông lão nói - Đó chính là những trận chiến trong lòng ông, hai con sói như những bản chất đối lập, luôn có trong ông và mỗi con người”. Ông lão kể đến đây thì ngừng lại quan sát. Lũ trẻ ngồi thừ ra lắng nghe. Không đợi được, một đứa hỏi: “Vậy thì con nào sẽ thắng?”. “Đó là con sói mà ông cho ăn và nuôi dưỡng”- Ông lão kể chuyện từ tốn đáp. Câu 1 [0,5 điểm]. Văn bản trên thuộc thể loại gì? Câu 2 [0,5 điểm]. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 4 [0,5 điểm]. Hai con sói đó ẩn dụ cho điều gì? Câu 5 [1,0 điểm]. Anh/chị hiểu thế nào về câu trả lời của ông lão:“Đó là con sói mà ông cho ăn và nuôi dưỡng

Mỗi khi chúng ta đọc một cuốn sách, một câu chuyện đều để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm, nhiều bài học cho cuộc sống. Qua câu chuyện trên chúng ta cảm nhận được một bài học sâu sắc về con người mình. Trong con người chúng ta luôn có những sự đối lập giữa tốt và xấu, giữa thiện và ác. 

Ông lão kể về câu chuyện con sói, một con sói với bản tính được cho là xấu nào là hiếu thắng, hung dữ, đố kị. Đối lập với con sói xấu đó là con sói luôn vui vẻ, hòa thuận, yêu thương,... Và đặc biệt giữa hai con sói đó luôn có những mâu thuẫn và xung đột với nhau. Tại sao chúng lại có những cuộc chiến ác liệt vì chỉ có một con sói được chiến thắng mà thôi. Ông lão kể chuyện con sói nhưng đó lại là câu chuyện của chính bản thân ông, sâu bên trong con người ông cũng như con người của tất cả mọi người.

Người ta thường hay nói " Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời" bản tính của con người là từ khi sinh ra đã có và sẽ được gọt rũa, trau dồi qua thời gian chúng ta lớn lên và trưởng thành. Cũng như ông lão thì trong người chúng ta vẫn luôn tồn tại những tính cách xấu và tính cách tốt, nó đan xen bổ trợ cho nhau.

Cũng như câu hỏi của bọn trẻ là con sói nào thắng thì ông lão lại không có câu trả lời vì chính ông cũng không biết con nào thắng. Chúng ta cũng vậy không thể nào xóa lấp đi những bản tính xấu của mình chỉ để những tính cách tốt lại và ngược lại. 

Chẳng hạn, như Chí Phèo một nhân vật nối tiếng trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, ông cũng khắc họa nhân vật Chí với hai tính cách, hai bản chất khác nhau tồn tại trong con người hắn. Hắn cũng là người có ước mơ, có hoài bão, cũng có lý tưởng đó nhưng do xã hội nữa phong kiến đã đẩy hắn khiến hắn trở thành một con quỷ của làng Vũ Đại chuyên rạch mặt ăn vạ, đi đến đâu người ta cũng sợ hãi. Nhưng rồi nhờ bát cháo hành của Thị Nở đã khiến cho hắn tỉnh, tỉnh hẳn và có những suy nghĩ như một con người hơn. Chúng ta không thể nói là trong con người hắn thì cái xấu hay cái tốt đã thắng mà nó chỉ đan xen nhau tồn tại trong hắn thôi.

Vậy nên, chúng ta cần học tập, rèn luyện trau dồi để giảm đi những điều xấu, những tính cách xâu của chúng ta giảm bớt, trong khi đó thì bộc lộ hết những tính cách tốt hơn nữa và hoàn thiện bản thân mình tốt đẹp hơn.

Video liên quan

Chủ Đề