Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đối với cơ thể

Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ góp phần làm tăng gánh nặng bệnh tật và tử vong sớm. Nguyên nhân là do con người đang phải tiếp xúc trực tiếp với biến đổi khí hậu thông qua những mô hình thời tiết thay đổi như: nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra với tần suất ngày một nhiều. Hoặc phải chịu những tác động gián tiếp thông qua những thay đổi về lưu lượng nước, chất lượng nước, chất lượng không khí, an toàn thực phẩm và những thay đổi trong hệ sinh thái… do biến đổi khí hậu gây lên.

Một số tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người có thể kể đến là:

Những tác động trực tiếp do các điều kiện nhiệt độ cực đoan: bao gồm các đợt sóng nhiệt và các đợt lạnh khắc nghiệt gây lên. Trong đó, sóng nhiệt là hiện tượng thời tiết nóng bất thường diễn ra trong một khoảng thời gian kéo dài, có thể đi kèm với độ ẩm cao. Khi phơi nhiễm với sóng nhiệt, con người phải đối mặt với nguy cơ căng thẳng do nhiệt khi làm việc dưới nhiệt độ và độ ẩm cao, hoặc say nắng, say nóng, chuột rút, ngất xỉu, kiệt sức do nhiệt. Nặng hơn nữa là tình trạng sốc nhiệt, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Nhiều bệnh nhân nhập viện do nắng nóng trong mùa hè 2019. [Ảnh sưu tầm]

Ngoài các đợt sóng nhiệt, các đợt không khí lạnh khắc nghiệt cũng là điều kiện nhiệt độ cực đoan gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe con người. Các đợt lạnh khắc nghiệt có thể khiến nhiệt độ mùa đông ở nhiều nước trên thế giới xuống tới dưới -300C, thậm chí dưới -400C, hoặc các nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam trong những năm gần đây, nhiệt độ mùa đông có khu vực từng xuống tới -50C kèm theo những đợt lạnh kỷ lục kéo dài. Các đợt lạnh khắc nghiệt có thể gây ra các nguy cơ cấp tính như cước chân tay, giảm thân nhiệt hoặc tăng nguy cơ phát các bệnh mạn tính liên quan đến đường hô hấp và một số bệnh khác. Đặc biệt các đợt lạnh khắc nghiệt có tác động xấu rõ rệt tới sức khỏe của người già, trẻ em, người nghèo và những người vô gia cư…

Những tác động trực tiếp đến sức khỏe còn do các điều kiện thời tiết cực đoan, là những tác động rất đa dạng, thường liên quan tới các thảm họa do bão, lụt, hạn hán, động đất, sóng thần, các vụ cháy lớn... Biến đổi khí hậu góp phần làm tăng tần xuất xuất hiện và cường độ của các thảm họa thiên nhiên, điển hình là trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, các cơn bão có sức tàn phá lớn xuất hiện ngày càng nhiều, gây hậu quả nặng nề cho sức khỏe con người như tử vong, mất tích, chấn thương, các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần nghiêm trọng…

Ngoài những tác động trực tiếp đến sức khoẻ, con người đã, đang và sẽ phải hứng chịu nhiều gánh nặng bệnh tật khác do những thay đổi môi trường dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đó là:

Tình trạng dinh dưỡng bị tác động: những thay đổi của môi trường do biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng… gây nên tình trạng khan hiếm nước, mặn hóa diện tích đất nông nghiệp, sâu bệnh, thất thu mùa màng, mất sinh kế, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh đường hô hấp. Hậu quả đối với sức khỏe là thiếu đói và cuối cùng là tình trạng suy dinh dưỡng protein năng lượng, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.

Biến đổi khí hậu làm tăng bệnh tật liên quan đến an toàn thực phẩm: Biến đổi khí hậu làm thời tiết trở nên ấm áp hơn, mùa đông đỡ lạnh hơn, là điều kiện thuận lợi cho ruồi, gián và các véc tơ truyền bệnh qua thực phẩm khác sinh sôi phát triển mở rộng phạm vi sống và thời gian lưu hành truyền bệnh trong năm. Liên quan chặt chẽ tới sự thay đổi này là sự gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh đường tiêu hóa do vi khuẩn Salmonella.

Mặt khác, khi nước biển ấm lên do biến đổi khí hậu thì số ca ngộ độc thực phẩm do ăn phải các loại hải sản sò, hàu… chứa độc tố của các loài tảo biển độc gia tăng, đây là những loài tảo có đặc điểm phát triển mạnh khi nước biển ấm lên, sản sinh ra lượng chất độc lớn thấm nhiễm vào các loài động vật biển.  

Bệnh tật liên quan đến nước tăng: Biến đổi khí hậu làm thay đổi lượng mưa có thể dẫn tới khô hạn, thiếu nước sinh hoạt, ăn uống khiến con người phải đối mặt các bệnh liên quan đến dùng nước bị nhiễm bẩn hoặc thiếu nước như sỏi thận, viêm da, đau mắt, tử vong … Hoặc sự gia tăng của bệnh ỉa chảy và các bệnh liên quan đến điều kiện vệ sinh kém do ngập, lụt làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước.

Với các bệnh liên quan đến chất lượng không khí: Các mô hình thời tiết đặc thù của biến đổi khí hậu làm tăng thúc đẩy quá trình hình thành một số chất ô nhiễm không khí khiến hàm lượng các chất đó trong không khí trở nên rất cao ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Một trong các khí đó, có thể kể đến là khí ozon ở tầng đối lưu [tầng sát mặt đất], hay còn gọi là khói mù, là nguyên nhân gây kích ứng hệ hô hấp, làm giảm chức năng phổi, khiến bệnh hen trở lên trầm trọng hơn và tăng nguy cơ đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch, hô hấp…

Các chất hạt mịn hay còn gọi là bụi mịn [PM] là một trong những chất ô nhiễm không  khí thay đổi theo sự biến đổi của khí hậu. Với loại PM có kích thước siêu nhỏ, có khả năng vượt qua tất cả các hàng rào ngăn bụi để đi sâu vào hệ hô hấp, thậm chí vào máu và nó có thể tác động đến cấu trúc DNA gây đột biến gen… PM gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người còn hơn cả ozon, nó làm tăng cả tỷ lệ mắc bệnh và tử vong trong các cộng đồng dân cư.

Ngoài ra dưới tác động của biến đổi khí hậu, các vụ cháy rừng lớn có xu hướng tăng cả về tần suất và mức độ nguy hiểm. Hậu quả là các chất khí độc hại, các chất ô nhiễm dạng hạt từ các vụ cháy thải vào khí quyển quá nhiều, góp phần làm tăng đột biến số ca mắc bệnh đường hô hấp cấp tính và mạn tính như viêm phổi, viêm đường hô hấp trên, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…

- Các bệnh do véc tơ và gặm nhấm truyền và một số bệnh truyền nhiễm khác: Nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu làm mở rộng các vùng có nhiệt độ mùa đông tăng, cùng sự thay đổi về lượng mưa gây ngập lụt, là điều kiện thuận lợi cho các véc tơ như ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve, các loài gặm nhấm sinh sôi, phát triển gia tăng cả về số lượng và phạm vi lưu hành, dẫn tới khuynh hướng gia tăng các bệnh liên quan đến các véc tơ truyền bệnh trên như: bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, dịch hạch…

- Tác hại của bức xạ tia cực tím đối với sức khỏe: Trong khi khí ozon ở tầng đối lưu gây hại cho sức khỏe con người, thì lớp ozon ở tầng bình lưu lại có tác dụng ngăn chặn bức xạ cực tím không cho xuyên qua bầu khí quyển Trái Đất. Sự suy giảm ozon ở tầng bình lưu sẽ tạo điều kiện cho các bức xạ cực tím đến mặt đất nhiều hơn. Biến đổi khí hậu làm thay đổi sự phơi nhiễm của con người với tia bức xạ cực tím do làm thay đổi sự phân bổ của các đám mây góp phần tăng phơi nhiễm của con người với tia bức xạ cực tím ở một số khu vực, gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe như: đục thủy tinh thể, ung thư da, cháy nắng, giảm miễn dịch của cơ thể với một số loại vắc xin…

Biến đổi khí hậu đang ngày càng thể hiện tác động tiêu cực của nó tới sức khỏe con người. Việt Nam là một trong các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, ngoài nguyên nhân khách quan là do sự biến đổi của tự nhiên còn có nguyên nhân chủ quan là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. Các hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, sản xuất năng lượng, đốt các nhiên liệu hóa thạch, chặt phá đốt rừng…  của con người đã phát thải các khí nhà kính như: CO2, CH4, hơi nước, N2O… vào khí quyển vượt quá khả năng hấp thụ của trái đất, hậu quả làm nhiệt độ trái đất tăng lên, dẫn tới hiện tượng biến đổi khí hậu.

Ứng phó nhằm giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đối với con người là hành động cấp bách phải có sự tham gia của tất cả các quốc gia trên trái đất. Với phương diện cá nhân, mỗi người cần điều chỉnh hành vi của mình góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu, hạn chế tới mức thấp nhất có thể các hoạt động gây phát thải khí nhà kính làm ô nhiễm môi trường hoặc các hoạt động khai thác, sử dụng đất, chặt phá rừng bừa bãi… để bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và mục tiêu cuối cùng chính là bảo vệ sức khỏe con người.

                                                                                                Thanh Thủy

ad syt ad

Thứ tư, 30/11/2016 - 08:42 PM

Vi khí hậu là tổng hợp các yếu tố môi trường không khí diễn ra trong phạm vi nơi làm việc, bao gồm: Nhiệt độ không khí [oC]; Độ ẩm không khí [%];Tốc độ gió [m/s]; Bức xạ nhiệt [cal/cm2/ph]. Nhiệt độ cơ thể luôn giữ được ở mức 37 ± 0,5 độC là nhờ quá trình điều hoà nhiệt trên trung tâm vỏ não của con người.

1. Tác động của vi khí hậu xấu đến sức khoẻ

 Cơ chế tác động của vi khí hậu xấu

Khả năng thích nghi của mỗi người có khác nhau, nhưng vượt quá khả năng thích nghi đó đều có thể dẫn đến rủi ro sức khoẻ. Khi nhiệt độ môi trường trên 330C [nhiệt độ da] cơ thể đã phải điều hoà thân nhiệt bằng thải mồ hôi để cân bằng nhiệt, cứ 1gr mồ hôi thải ra 0,67 Kcalo, nhiệt độ trên 370C, độ ẩm trên 80%, tốc độ gió thấp làm giảm khả năng bay mồ hôi sẽ gây rối loạn các chỉ tiêu sinh lý của cơ thể đưa đến bệnh lý. Môi trường làm việc nóng lại lao động nặng nhọc thì nguy cơ càng cao. Khi nhiệt độ môi trường thấp dưới 200C người có cảm giác rét, cơ thể đã phải bù nhiệt. Nếu nhiệt độ quá thấp, cơ thể không còn khả năng bù trừ được thân nhiệt nữa sẽ gây ra bệnh lý.

Biểu hiện của sự rối loạn các chỉ tiêu sinh lý:

- Hệ thần kinh trung ương nhậy cảm sớm nhất. Người lao động làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao thường thấy người mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt... Nếu làm việc trong điều kiện nhiệt độ thấp thường thấy người rét mướt, nổi da gà, hắt hơi, sổ mũi...

- Làm việc trong môi trường nóng bức mồ hôi phải thoát ra kéo theo muối, nước và các vi chất sẽ gây mất cân bằng các chất điện giải [ion K,  Na,  Ca,  I và vitamin nhóm  B, C... trong  cơ  thể].  Điều kiện làm việc nặng nhọc có thể mất trên 1 lít nước, thậm chí mất tới 4-5 lít trong một ca làm việc.

- Hệ tuần hoàn cũng bị tác động là do  lượng mồ hôi mất đi, máu quánh lại, độ nhớt kém làm cản trở sự lưu thông máu, tim phải làm việc quá tải [140lần/phút] để đưa máu ra ngoại vi gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Tỷ lệ người bị bệnh tim mạch làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng tới 4%. Làm việc trong điều kiện giá lạnh mạch máu co lại gây cản trở lưu thông máu ra ngoại vi làm cho cơ thể mất cân bằng nhiệt dẫn đến nhiễm lạnh cấp tính [cảm lạnh].

- Thận có thể bị suy do cơ thể mất nước, nước tiểu đặc lại gây cản trở đến sự bài tiết, ta thấy nước tiểu ít, có màu nâu [hồng cầu], ngoài ra còn mất các sinh tố, trụ niệu, anbumin... [bình thường mỗi ngày nước tiểu thải ra từ 1,5 đến 2 lít]

- Chức năng co bóp của dạ dày cũng bị rối loạn, axit clohydric trong dạ dày bị giảm làm mất khả năng diệt khuẩn có thể gây bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng, thức ăn khó tiêu gây táo bón, bị bệnh trĩ...

Điều kiện vi khí hậu xấu không những gây ốm đau, bệnh tật mà còn có thể gây tai nạn lao động, giảm năng suất, chất lượng sản phẩm tới 25%.

Tác động của bức xạ nhiệt

Làm việc dưới ánh nắng mặt trời hoặc với lò nung kim loại, lò nấu kim loại nóng chảy, hàn điện... người lao động sẽ chịu tác động của tia hồng ngoại, tia tử  ngoại.

Tia hồng ngoại có khả năng đâm xuyên qua hộp sọ vào não làm não bộ nóng tới 41o  - 420C, ngoài ra còn gây bỏng da, rộp da, đục nhân mắt, tiếp xúc lâu dài có thể gây mù mắt.

Tia tử ngoại gây bỏng da tới độ 1, độ 2, gây viêm màng tiếp hợp mắt cấp tính, làm giảm thị lực, thu hẹp thị trường thường gặp ở người nấu kim loại, thợ hàn, ngoài ra còn gây suy nhược cơ thể, người mỏi mệt, chóng mặt, đau đầu, kém ăn, kém ngủ.

Bệnh lý thường gặp

* Tiếp xúc với nhiệt độ cao, độ ẩm lớn và tốc độ gió thấp:

- Say nắng, thường gặp ở người làm việc ngoài trời do tia bức xạ mặt trời chiếu vào hành tuỷ, bệnh rất nặng có thể bị đột quỵ.

- Say nóng gặp ở người làm việc trong  nhà xưởng hoặc dưới bóng râm, đôi khi phối hợp cả say nóng và say nắng, các triệu chứng khởi phát say nắng và say nóng thường giống nhau: người mệt  mỏi, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, có thể bị nôn mửa, khát nước, tim đập nhanh..., nếu không kiểm soát đ-ợc để cấp cứu kịp thời nạn nhân có thể bị hôn mê, co giật, thậm chí gây tử vong.

Tiếp xúc với môi trường nóng, độ ẩm cao còn làm giảm khả năng miễn dịch có nguy cơ gây bệnh nhiễm trùng.

*Tiếp xúc với nhiệt độ thấp [giá rét]:

Người lao động làm việc trong dây chuyền đông lạnh, ngâm mình dưới nước lâu hoặc làm việc ngoài trời phải tiếp xúc với đợt không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống nước ta mang theo độ ẩm lớn hoặc mưa dầm sẽ gây rét buốt làm cho cơ thể giảm nhiệt mạnh, nếu không kiểm soát được, người lao động có thể bị nhiễm lạnh cấp, biểu hiện nhẹ:

Người rét run, môi thâm, lập cập, da lạnh nổi da gà, sổ mũi... nếu không xử lý kịp thời bệnh sẽ nặng lên làm rung tâm thất, tinh thần  chậm  chạp,  mạch  yếu  hoặc  không  bắt  được,  tim  loạn  nhịp, huyết áp hạ, độ quánh của máu tăng lên, nạn nhân có thể tử vong do rung tâm thất hoặc ngừng tim.

Nguy cơ gây bệnh mạn tính:

Viêm tắc tĩnh mạch các ngón chi, viêm họng, viêm khớp, viêm phế quản, bệnh cước, bệnh bợt ngón chân, ngón tay, viêm thần kinh ngoại biên. Môi trường làm việc lạnh còn làm giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch của cơ thể... một số bệnh mạn tính có cơ hội phát triển nặng lên như hen phế quản, viêm dạ dày, thấp khớp, dị ứng thời tiết lạnh, và còn có thể gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

2. Những biện pháp dự phòng

* Biện pháp chung

- Cập nhật dự báo thời tiết để có biện pháp phòng ngừa chủ động.

- Tập huấn cho người lao động về tác hại của vi khí hậu xấu, biện pháp phòng ngừa rủi ro, kỹ năng kiểm tra.

- Kiểm tra thường xuyên vào những ngày, giờ cao điểm; nếu phát hiện thấy nguy cơ rủi ro, phải có biện pháp xử lý kịp thời.

Chống nóng

- Thông gió tự nhiên, bằng biện pháp mở hết cửa để không khí mát từ môi trường bên ngoài thổi vào đẩy hơi khí nóng ở trong ra ngoài  tạo  nên  dòng  đối  lưu.  Tốc  độ  vận  chuyển  không  khí  ít  nhất phải là 0,5 m/giây.

- Nhà xưởng thiết kế hai mái để hơi khí nóng bốc lên thoát ra ngoài và không khí mát bên ngoài tràn qua các cửa tạo dòng đối lưu để giảm nhiệt độ.

- Lắp đặt hệ thống máy điều hoà không khí [chỉ thực hiện ở nơi yếu tố có hại thấp và ít; không nên để nhiệt độ dưới 250C, bởi sẽ gây ra sự chênh lệch nhiều về nhiệt khi ra ngoài trời hoặc từ ngoài trời vào nơi làm việc], nhưng vẫn cần thông gió để phòng hội chứng nhà kín [SBS].

- Che chắn nguồn phát sinh nhiệt bằng vật liệu cách nhiệt như trần nhà, mành che, mái hiên và tấm chắn cách nhiệt.

Tấm chắn ngăn bức xạ nhiệt

- Che chắn nguồn bức xạ bằng tấm kim loại nhẵn và sáng để phản chiếu, phòng ngừa các tia bức xạ chiếu vào người, như ở cửa lò cao, lò nung kim loại...

- Lắp đặt hệ thống hút hơi nóng ra ngoài, đưa không khí mát vào nơi làm việc; hoặc thiết lập hệ thống thổi hơi nước mát từ bên ngoài vào, nhưng phải đảm bảo hơi khí đó sạch và phải có hệ thống quạt đẩy khí nóng ra ngoài.

- Thông gió nhân tạo bằng hệ thống quạt, như quạt trần, quạt treo tường, quạt đẩy, quạt hút. Quạt hút phải đặt gần nguồn ô nhiễm, quạt đẩy đặt ở vị trí không gây ô nhiễm sang vùng khác, tốc độ quạt đẩy phải gấp từ 5-15 lần quạt hút [thông gió ở đầu ra lớn hơn thông gió đầu vào].

- Vị trí làm việc có độ ẩm cao phải mở cửa cho thông thoáng hoặc tăng thông gió cưỡng bức. Trường hợp độ ẩm không khí ngoài trời cao thì không nên mở cửa.

Thông gió hút và đẩy

- Thiết  lập  hệ  thống  màn  nước  để  hấp  thụ  nhiệt,  giảm  được 90% bức xạ nhiệt; hoặc lắp đặt hệ thống mưa nhân tạo trên mái nhà xưởng cũng làm giảm nhiệt độ trong nhà làm việc từ 4-50C.

- Làm việc ngoài trời vào những ngày nóng bức nên: tránh giờ cao điểm; buổi sáng đi làm sớm, nghỉ sớm; buổi chiều đi làm muộn nghỉ muộn; ngủ trưa để phục hồi sức khoẻ; nghỉ giải lao giữa giờ ở nơi thoáng mát.

- Sử dụng trang bị phòng hộ bằng chất liệu sáng, thông thoáng dễ dàng bay mồ hôi; không nên sử dụng quần áo sợi tổng hợp, gây bí gió, ảnh hưởng đến sự thông thoáng bay mồ hôi.

- Có đủ nước tắm, nước uống, nước giải nhiệt.

- ăn chất mát, không ăn uống chất kích thích như bia, rượu, gừng, tỏi, ớt... và phải ăn no trước khi đi làm để không bị hạ đường huyết.

Chống lạnh

- Che chắn nguồn lạnh bằng vật liệu cách nhiệt.

- Thiết  lập  hệ  thống  cửa  kính  để  khi  trời  lạnh  đóng  kín  lại, chống gió lùa và tận dụng ánh sáng tự  nhiên.

- Sử dụng trang bị phòng hộ chống rét, như quần áo ấm, mũ ấm, đi giày tất, khẩu trang phòng các bệnh đường hô hấp, cảm lạnh...

- Mùa đông làm việc ngoài trời phải thay đổi giờ, sáng đi làm muộn, nghỉ trưa 30-40 phút, chiều về sớm để tránh thời tiết lạnh.

- ăn nóng, tắm nước nóng, uống nước nóng, ăn thêm tỏi, gừng, ớt, dầu thực vật, mỡ động vật... và phải ăn no trước khi đi làm để không bị hạ đường huyết.

- Dùng dầu cao xoa mặt mũi, tay chân để chống lạnh...

Biện pháp y tế

Tổ chức lực lượng cấp cứu, phương tiện cấp cứu tại chỗ để ứng cứu kịp thời nạn nhân bị say nắng, say nóng hoặc bị cảm lạnh.

Để kiểm soát, đánh giá nguy cơ có thể xảy, công việc kiểm tra cần thực hiện thường xuyên vào những ngày, giờ cao điểm để có biện pháp xử lý kịp thời và cần:

3. Kỹ năng kiểm soát, đánh giá nguy cơ

a] Quan sát hiện trường

- Quan sát không gian, độ thoáng, mặt bằng sản xuất, khoảng cách tiếp xúc từ nguồn nhiệt tới người lao động, thời tiết xấu.

- Quan sát quy trình sản xuất phát sinh nhiệt nóng, nhiệt lạnh để đánh giá nguy cơ rủi ro.

Ví  dụ:  Vận  hành  lò  cao,  đúc  kim  loại,  hàn  điện,  nấu  thực phẩm.... [môi trường nóng]; làm việc trên cao, làm việc dưới nước, làm việc trong dây chuyền đông lạnh, nhà lạnh...

b] Kiểm tra hệ thống thiết bị kiểm soát môi trường.

Bước 1. Thiết bị kỹ thuật [có hay không, biện pháp nào, hiệu lực]:

- Hệ thống thông gió tự nhiên hay thông gió nhân tạo;

- Hệ thống che chắn nguồn nhiệt nóng, nhiệt độ lạnh;

- Hệ thống giảm nhiệt [màu nước, mưa nhân tạo, thổi hơi khí mát, máy điều hoà...];

- Hệ thống chống rét;

- Hệ thống cung cấp nguồn nước sinh hoạt, phương tiện chứa đựng nước uống, cốc chén để uống nước, chế độ ăn uống ở nơi làm việc nóng, nơi làm việc lạnh.

Thông gió quạt hút và cửa trời

Bước 2. Biện pháp cá nhân [hiệu quả trang bị]

Kiểm tra sổ cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân, việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân của người lao động theo tiêu chuẩn quy định.

Bước 3. Biện pháp y tế

Số lượng cấp cứu viên, phương tiện cấp cứu, tổ chức lao động, chế độ ăn uống...

c]Kiểm chứng

- Nhìn thấy người lao động làm việc vã mồ hôi, mặt đỏ, vẻ mặt mệt  nhọc...  thì  nhiệt  độ  ở  đây  đã  cao  tác  động  đến  sức  khoẻ.  Nếu thấy người lao động môi thâm, mặt tái, chân tay run rẩy thì nhiệt độ ở đây thấp ở mức có hại đến sức khoẻ rồi.

- Hỏi những người lao động về những dấu hiệu bệnh lý liên quan  đến  vi  khí  hậu  nóng  như:  có  mệt  mỏi,  nhức  đầu,  chóng  mặt, buồn nôn?... hoặc thấy người rét, cóng chân tay, sổ mũi, ho, nổi da gà...? Chỉ cần họ trả lời là có một hoặc vài triệu chứng trên thì người lao động đã có biểu hiện rủi ro về sức khoẻ cần phải xử lý ngay.

- Bằng cảm nhận của mình thấy nóng bức hoăc lành lạnh là điều kiện vi khí hậu  ở đấy xấu có nguy cơ tác động đến sức khoẻ người tiếp xúc.

- Nghe thấy người lao động kêu ca, phàn nàn về tình trạng sức khoẻ do điều kiện vi khí hậu xấu.

- Kiểm tra hồ sơ quản lý sức khoẻ, ốm đau phải nghỉ việc vào ngày nóng, mùa nóng, ngày lạnh, mùa  lạnh

- Mô tả hoặc chụp ảnh vị trí vi khí hậu xấu để làm bằng chứng cho việc đánh giá nguy cơ.

Tiêu chuẩn tối đa cho phép

Mùa nóng:

- Lao động nhẹ 340C, tốc độ gió 1,5 m/s

- Lao động trung bình 320C, tốc độ gió 1,5 m/s

- Lao động nặng 300C, tốc độ gió 1,5 m/s

Mùa lạnh:

- Lao động nhẹ 200C, tốc độ gió 0,2 m/s

- Lao động trung bình 180C, tốc độ gió 0,4 m/s

- Lao động nặng 160C, tốc độ gió 0,5 m/s

Độ ẩm không khí bằng hoặc trên 80%

[Nguồn tin: Trích dẫn: Tài liệu huấn luyện về ATVSLĐ Cho cán bộ làm công tác an toàn - vệ sinh lao động]

Video liên quan

Chủ Đề